“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này,”
theo ông Lê Dũng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao CHXHCNVN. Ông Dũng
phát biểu như trên hôm thứ Hai tuần này ngày 9 tháng Ba trong một cuộc
họp báo khi ông được các nhà báo hỏi nhân chuyện Thủ tướng Mã Lai Á ông
Badawi đã viếng thăm vùng đảo san hô Swallow hôm 5 tháng Ba. Swallow
Reef thuộc về chùm đảo Hoàng Sa, và cũng trong dịp viếng thăm này, Thủ
tướng Badawi đã tuyên bố chủ quyền của Mã Lai Á trên quần đảo Trường Sa
và vùng lãnh hải quanh đó.
Ông Lê Dũng khẳng định: "Trước sau như một, Việt Nam chủ
trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ
sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công
ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt
được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc."
| Quần đảo Trường Sa. Nguồn: ageofsail.wordpress.com/2009/01/02/spratly-islands/
|
Mới hôm qua thứ Năm ngày 12 tháng Ba, khi được các nhà báo hỏi về quan
điểm của Việt Nam sau khi Tổng thống Phi Luật Tân bà Gloria
Macapagal-Arroyo đã ký thành luật ngày 10 tháng Ba xác nhận chủ quyền
của Phi Luật Tân trên quần đảo Trường Sa, và đồng thời để xác định
đường biên giới lãnh hải gốc nhằm xác định thềm lục địa trải dài của
họ. Ông Lê Dũng trả lời rập khuôn cũng câu trả lời như mấy ngày trước
đó, rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.”
Và cũng cùng ngày, khi Trung Quốc tuyên bố cho phép công ty du lịch
quốc tế Châu Giang, Hải Nam được mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc
quần đảo Trường Sa. Ông Lê Dũng nói rằng quyết định cho đi du lịch
Trường Sa của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và
"không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".
Được biết, Việt Nam trước đây đã có ý định tổ chức tour du lịch cho một
vài đảo hiện do Việt Nam chiếm giữ thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng cuối
cùng phải hủy bỏ vì Trung Quốc phản đối.
© DCVOnline
|