Thứ Ba, 2024-11-05, 8:55 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 13 » KỂ CHUYỆN QUÊ TÔI
7:34 PM
KỂ CHUYỆN QUÊ TÔI

Bên cạnh những dự án xây dựng hoành tráng bị trùm mền vì cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thì chính quyền thành phố Đà-nẵng lại đang chạy đua ngày đêm để hoàn thành cây cầu bắt ngang qua cửa biển. Cũng đã quá lâu rồi, 7 năm kể từ ngày đào móng, phí tổn từ 500 tỷ đồng dự tính ban đầu nay đã lên đến 1.000 tỷ đồng. Không phải vì trượt giá mà vì cái nhà thầu Tàu nó gây nên như vậy, làm không xong, nửa chừng bỏ chạy, phơi mấy cái trụ móng năm này tháng nọ, ai thấy cũng xót ruột vì tiền đi vay chịu lãi. Mấy ông chính quyền thành phố chẳng hiểu nợ nần gì mấy ông nhà thầu Tàu mà chẳng thấy hó hé phàn nàn gì, chỉ âm thầm chịu đựng tiếng bấc tiếng chì của người dân thành phố lo tìm thầy để sửa chữa cái lỗi lầm của anh Tàu, vì vậy mà cái giá của cây cầu đội lên 500 tỷ nữa. Vậy là cây cầu Thuận Phước bắt ngang cửa sông Hàn, nối bên này thành phố với bán đảo Sơn Trà chỉ còn 15 ngày nữa là thông xe cho đúng dịp kỷ niệm ngày nón cối dép râu vào thành phố 34 năm trước. Cây cầu không dùng cho xe tải vì thật ra bên đó có gì mà tải: một khu công nghiệp nhỏ bằng cái móng tay, một cảng biển tuy lớn nhưng không có tàu vào cho nên chỉ với một cây cầu nằm cuối phía nam thành phố là đã quá đủ. Cây cầu Thuận Phước nầy chỉ phục vụ cho khách du lịch thôi, khách từ ngoài Bắc vào chỉ chạy một lèo là đến những khu du lịch nằm nối nhau trên bãi biển cho đến tận Hội An, những khu du lịch nằm quanh dãy núi Sơn trà.


JPG - 69.7 kb
(Hình: DLT)

JPG - 54.6 kb
(Hình: DLT)

Núi Sơn trà ngày xưa người Mỹ gọi là Monkey Mountain, vì trên đó có vô số khỉ, nhưng sau 1975 bộ dội đóng trên núi đã săn khỉ băng AK, nấu cao khỉ bằng củi rừng suốt 10 năm dài của khoảng thời gian đói khổ đến nỗi khỉ Sơn Trà gần tuyệt chủng. Đến khi mở cửa làm ăn với tư bản thì những “ông quan đỏ” xem núi Sơn Trà như cái mỏ vàng để chia nhau. Bộ đội được huy động để phá núi làm cho được con đường chạy quanh núi, những bải biển bằng phẳng hiếm hoi dưới chân núi nhanh chóng có chủ, bãi Miếu, bãi Nam, bãi Xoài, bãi Bắc trở thành những khu khách sạn, resort, cao cấp. Người dân bình thường khó biết được ai là chủ nhân của những khu đất đó nhưng giới mánh mung đất đai thì rất rành. Khu resort Biển Đông chiếm trọn khu vực bãi Nam chẳng hạn, ai cũng biết là của gia đình Nguyễn Bá Thanh. Người dân muốn vào tắm trong khu vực này phải thuê chỗ, một cái lều tranh có giá thuê là 300 ngàn đồng/ngày. Cả vùng bãi biển Đà-Nẵng đều bị như vậy. Khu resort Furama ở Non Nước chẳng hạn, bảo vệ của khách sạn đứng canh trên bãi biển trước khu vực khách sạn không cho người dân tắm biển được ngồi trên bãi, dưới nước thì được! Nhiều người tức mình quá hỏi: “Này! ông Thanh bán bãi biển này hồi nào mà mấy anh cấm không cho dân vào tắm?” Mấy nhân viên bảo vệ chỉ biết năn nỉ “Tội tụi tui quá! tụi tui có biết gì đâu, không làm vậy thì chủ nó đuổi việc liền” . Đó là dạo ông Thanh còn làm chủ tịch thành phố. Sau này khi hết làm chủ tịch uỷ ban qua làm chủ tịch Hội đồng, ông Thanh lại cao giọng chỉ đạo thành phố phải lập riêng một khu bãi biển công cộng cho dân tắm để che lấp bớt chuyện các bãi biển bị chiếm làm của tư nhiều quá.


JPG - 38.8 kb
(Hình: DLT)

Trở lại với cây cầu 1.000 ngàn tỷ đồng. Với số tiền đó thành phố Đà-Nẵng có thể xây dựng được nhiều nhà máy, xí nghiệp để giải quyết việc làm cho người nghèo; có thể cho ngư dân vay để đóng mới những con tầu đánh cá có thể đánh bắt xa bờ, chuyện nào cũng cho thấy được những lợi ích kinh tế rõ ràng. Nhưng cây cầu qua cửa biển chẳng cho bất cứ một người dân bình thường nào thấy được cái lợi ích kinh tế mà nó đem lại. Đứng trên cầu sông Hàn tưởng chừng như người ta có thể với tay đụng cầu Thuận Phước, vậy thì cớ gì phải xây thêm một cây cầu tốn kém như vậy? Người dân thành phố Đà-nẵng không được giải thích, mà người ta cũng chẳng cần mất công giải thích chi cho mệt. Quốc hội còn chẳng ăn nhằm gì huống chi là cái hội đồng nhân dân thành phố khác gì mấy con bù nhìn giữ ruộng. Cứ xem cảnh họp Hội đồng nhân dân mới đây trên TV thì rõ: Nguyễn Bá Thanh chủ trì cuộc họp đã lên giọng khề khà hỏi Hội đông nhân dân ngồi bên dưới: “có anh nào biết số tiền dự trữ hiện nay của thành phố là bao nhiêu không? 1500 tỷ đấy, nhưng đừng có nói to, trung ương họ biết được họ cúp viện trợ thì phiền!” Đấy, khề khà như anh chàng trưởng tộc nói trong buổi giỗ ở vùng quê.


JPG - 7.3 kb
Nguyễn Bá Thanh.

Xuất thân là một anh chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Quảng Nam, leo lên được cái địa vị hiện nay với khối tài sản kết xù nhờ vào tham nhũng đất đai, ông ta không che dấu được cái thói hãnh-tiến của mình bằng cung cách xử dụng “ngôn ngữ bình dân” mọi lúc mọi nơi. Nhưng đặc biệt ông ta thích Tàu, có lẽ bởi vì ông ta thuộc loại “học sinh miền Nam” được đưa ra Bắc trong thời chiến tranh rồi được đưa qua Tàu để lánh bom Mỹ. Một chiếc cầu Sông Hàn cũng chính tay ông ta lặn lội qua Tàu khiêng về cái cầu quay theo một công nghệ đã tuyệt chủng (chắc tụi Tàu cũng đã lại quả cho một số tiền kha khá vì đã có công mua giúp cái thứ hàng mà ngay cả bên Tàu cũng không xài), vậy mà lúc ấy ông ta với bộ sậu nâng bi đã huênh hoang khoe là công trình thế kỷ (nhắc lại là chiếc cầu này một trong những công trình có liên quan đến chuyện tham nhũng của ông Thanh, khiến cho một tướng CA cũng tên Thanh mất chức, ra tòa mới đây). Thời ấy nhiều tờ báo trong Nam nói nhiều đến chuyện công nghệ cổ lổ sĩ của cây cầu, sau này có lần ông Thanh nói theo kiểu bào chữa “vậy chứ hiện nay có bao du khách đến Đà-Nẵng chỉ cốt để xem chiếc cầu nó quay lúc nửa đêm về sáng.” Vậy thì hết nước nói!


JPG - 47.1 kb
(Hình: DLT)

JPG - 43.3 kb
(Hình: DLT)

Chạy xe trên đường núi Sơn Trà, một bên là núi xanh, bên kia là biển, lâu đài ẩn hiện trong tán lá rừng, xe cộ ngược xuôi tấp nập đưa khách đi ăn nhậu , du hí, ta vẫn bắt gặp những người dân đi “ăn trộm” củi rừng, ăn trộm vì láng cháng là kiểm lâm hốt liền, công lao leo đèo lội bụi một ngày kiếm vác củi đổi gạo xem như bỏ biển. Rừng vàng nhưng đảng nhà nước đã bán ăn cả rồi, nay muốn đi bòn mót chút đồ thừa cũng khó. Vườn tược cũng chẳng còn, tuy giả từ nhà trệt để lên nhà lầu nhưng nhìn những dãy “nhà lầu của người nghèo” thấy ớn! Những dãy nhà “xây vào cuối thế kỷ 20 bằng công nghệ của đầu thế kỷ” theo cách nói của dân Đà-Nẵng. Nghe đâu người ta cũng đang tính đến chuyện đập bỏ những dãy nhà lầu kiểu này vì 2 lẽ: thứ nhất tuy mới xây được vài năm nhưng đến nay đã rệu rã muốn sập vì tụi nhà thầu rút ruột ghê quá. Thứ 2, trên con đường bộ mặt của thành phố phồn vinh…giả tạo, phô ra mấy chục dãy nhà trông quá bôi bác!


Chủ nghĩa cộng sản được phát triển mạnh nhờ chiêu bài “xóa bỏ giai cấp” để đưa đến thế giới đại đồng, nhưng thực tế hôm nay cho thấy hoàn toàn ngược lại. Không những không “xóa” mà còn “thêm” để cho sự cách biệt giai cấp tàn tệ hơn: giai cấp của tham quan thì giàu nứt vách còn giai cấp của nhân dân thì nghèo mạt rệp. Thật đúng là “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm” !!!


Nguyễn Vọng
Một cư dân ở Đà Nẵng

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 798 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 552
Khách: 552
Thành Viên: 0