Thứ Ba, 2024-11-05, 8:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 13 » Luật Đất Đai Và Vấn Đề Đền Bù Đất
7:38 PM
Luật Đất Đai Và Vấn Đề Đền Bù Đất


2009-03-12

Chuyện người dân có đất bị trưng dụng bất mãn với chính sách thu mua đất cũng như với số tiền đền bù tiếp tục là một vấn đề ở Việt Nam.

Photo: RFA

Đền bù qua những vụ trưng dụng đất đai còn nhiều uẩn khúc luôn bất lợi cho dân.

Nhiều dư luận lâu nay phê phán rằng Luật đất đai của Việt Nam còn bất cập, dẫn đến hệ quả là người dân phải  nhượng đất cho chính quyền ngoài ý muốn, hoặc phải nhượng đất với giá không thỏa đáng.

Nhã Trân phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Hậu, thành viên Luật Sư Đoàn TP HCM để lấy ý kiến của một luật gia về những điều liên quan đến Luật đất đai, cụ thể là về chính sách thu mua đất.

Đất đai là sở hữu của dân nhưng do nhà nước quản lý

Nhã Trân:  Thưa luật sư Luật đất đai và Hiến pháp Việt Nam quy định đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước thống nhất quản lý.  Theo ông thì hiến định này có nghịch lý không, khi đất là sở hữu của người dân nhưng người dân lại không có quyền quản lý, không có quyền sở hữu mảnh đất đó?

Cái thẩm quyền được giao đất thì một tổ chức  được giao để sử dụng 99 năm,; các dự án đầu tư thì được sử dụng 70 năm; gia đình, cá nhân thì tùy theo từng loại đất mà sẽ được nhà nước giao cho sử dụng từ 5 đến 10, 20, 30  năm.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

L/s Nguyễn Văn Hậu:  Theo tôi thấy thì đó là một cách nói mà thôi.  Pháp luật Việt Nam cho những người sử dụng đất được sử dụng lâu dài.  Và cái thẩm quyền được giao đất thì một tổ chức  được giao để sử dụng 99 năm,; các dự án đầu tư thì được sử dụng 70 năm; gia đình, cá nhân thì tùy theo từng loại đất mà sẽ được nhà nước giao cho sử dụng từ 5 đến 10, 20, 30  năm.   

Nhã Trân:  Đất là một loại tài sản.  Thế thì nếu tách rời quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai của người dân phải chăng là phủ nhận quyền tư hữu của họ?

L/s Nguyễn Văn Hậu:  Tôi nghĩ là nếu hiểu vậy là hiểu một cách không đầy đủ.  Có thể cái từ ngữ này, cái đất đai này ở đây nó thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước Việt Nam.  Cho nên ở Việt Nam có một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở.  Đó là cái sổ màu hồng, và hiện nay tất cả người dân nào cũng có cái sổ này.

Ở đây nó có hai vấn đề.  Chỉ có một mảnh đất thôi.  Cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ cấp giấy về quyền sử dụng đất.  Nhưng mà nếu họ có tài sản hoặc là có cái nhà trên đó thì người ta gọi là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, và quyền sử dụng đất ở.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Họ được quyền mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, tặng, cho, bảo lãnh, góp vốn bằng cái giá trị quyền sử dụng mảnh đất đó.

Ở đây nó có hai vấn đề.  Chỉ có một mảnh đất thôi.  Cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ cấp giấy về quyền sử dụng đất.  Nhưng mà nếu họ có tài sản hoặc là có cái nhà trên đó thì người ta gọi là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, và quyền sử dụng đất ở.  

Người dân sẽ có nhiều quyền hơn trong bộ luật mới?

Nhã Trân:  Dù sao nói như thế thì vẫn là tách rời quyền sử dụng đất và quyền sở hữu đất của người dân.  Theo chúng tôi biết thì trong những khoá họp Quốc Hội gần đây đã có nhiều đề nghị cải cách về Luật đất đai, trong đó dường như có kiến nghị xét lại liên hệ giữa hai quyền này?

L/s Nguyễn Văn Hậu:  Vâng theo tôi thấy thì như thế này.  Luật đất đai của Việt Nam đã qua 5 lần sửa đổi.  Và trong 5 lần sửa đổi ấy thì xã hội đã phát triển theo 5 lần khác nhau.  Từ cái bao cấp sang cái thị trường, rồi bây giờ là theo cái môi trường mà chúng ta mở rộng quan hệ với các nước. 

Cái dự thảo hiện nay đã có rồi.  Đến năm 2010 thì người ta sẽ xây dựng cái bộ luật đất đai, trong đó người ta sẽ giao quyền nhiều hơn cho người sử dụng đất, gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài. 

Đây là trong quá trình soạn thảo. Cái tinh thần là làm sao mà người sử dụng đất, đặc biệt là những nhà đầu tư, đặc biệt là những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi mà họ bỏ tiền ra mua đất, tài sản trên đất hoặc là họ mua cái nhà, thì họ được yên tâm đó là tài sản của họ. 

Đến năm 2010 thì người ta sẽ xây dựng cái bộ luật đất đai, trong đó người ta sẽ giao quyền nhiều hơn cho người sử dụng đất, gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài. 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Nhã Trân:  Như ông vừa nói thì bộ luật đất đai sẽ củng cố quyền sở hữu của người dân, những người chủ đất.  Ông có nghĩ đây là một cải cách hợp lý, có thể chỉnh sửa được bất cập trong điều luật về quyền tư hữu đất mà công luận cho là nguyên nhân của các vụ tranh chấp đất giữa công dân và chính quyền lâu nay?

L/s Nguyễn Văn Hậu: Tôi nghĩ rằng dù luật quy định thế nào thì quy định nhưng cái thứ nhất là người đó phải có cái quyền, thực sự là phải có cái quyền sở hữu của họ. 

Theo luật định thì người ta quy định là nhà nước giao đất cho người đó sử dụng lâu dài.  Một người bỏ tiền ra mua một căn nhà chưa thấy có trường hợp nào mà nhà nước tước cái quyền đó của họ. 

Họ có tất cả là 10 cái quyền.  Cái đất đó họ có thể vay vốn, chuyển nhượng, vay vốn hoặc sử dụng, miễn là họ thực hiện cái nghĩa vụ về thuế, nghĩa vụ về tài chính cho nhà nước, thì nhà nước sẽ công nhận cái quyền sử dụng của họ một cách vĩnh viễn. 

Tôi nghĩ thế này, nhà nước Việt Nam có một cái định chế như thế này: tôi giao đất cho anh sử dụng, tức là quyền sở hữu là của anh.  Thế nhưng mà khi cần phục vụ mục đích quốc phòng, vì mục đích công cộng, thì nhà nước có quyền thu hồi cái đất đó.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Đền bù theo Luật Đất Đai là phải bằng hoặc hơn

Nhã Trân: Thưa trong khi chờ đợi bộ luật đất đai mới ông có ý kiến gì về vấn đề tranh chấp đất và vấn đề đền bù đất cho những người có đất bị trưng thu với giá tiền mà họ cho là không tương xứng với giá trị của mảnh đất đó?

L/s Nguyễn Văn Hậu:  Tôi nghĩ thế này, nhà nước Việt Nam có một cái định chế như thế này: tôi giao đất cho anh sử dụng, tức là quyền sở hữu là của anh.  Thế nhưng mà khi cần phục vụ mục đích quốc phòng, vì mục đích công cộng, thì nhà nước có quyền thu hồi cái đất đó.

Vấn đề là khi nhà nước thu hồi cái đất đó thì cái đền bù phải bằng hoặc là hơn cái bị nhà nước thu hồi.  Trong Luật đất đai có cái điều luật đó, tức là bằng hoặc tốt hơn.  Thì đây là một cái định chế mà tôi nghĩ rằng trong Luật đất đai cũng có quy định rất rõ điều này.

Vấn đề là khi nhà nước thu hồi cái đất đó thì cái đền bù phải bằng hoặc là hơn cái bị nhà nước thu hồi.  Trong Luật đất đai có cái điều luật đó, tức là bằng hoặc tốt hơn.  Thì đây là một cái định chế mà tôi nghĩ rằng trong Luật đất đai cũng có quy định rất rõ điều này.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu 

Tức là, bây giờ tôi có một mảnh đất.  Nhà nước vì nhu cầu phát triển một đô thị văn minh và hiện đại hơn thì nhà nước sẽ thu hồi cái đất đó. 

Thế thì, vấn đề là nhà nước phải đền bù cho người sử dụng cái đất đó nó phải bằng hoặc là hơn cái đơn vị nhà đất mà họ đang ở.

Ví dụ cái đất của tôi mua là 100,000 đô la, nhưng cái đất đó tôi sinh lợi ra vì tôi làm ăn buôn bán trên đó. 

Thế thì bây giờ muốn thu hồi miếng đất của tôi thì vấn đề là chính sách của nhà nước phải làm sao, vì tôi đang làm ăn tốt ở đó, cái địa thế đó tôi làm ăn tốt.  Thì bây giờ phải trả cho tôi một miếng đất khác nó phải bằng hoặc tốt hơn cái đất đó. 

Tôi nghĩ rằng vấn đề nếu mình giải quyết như vậy thì giữa người có quyền sử dụng đất và người công quyền sẽ hài hòa hơn. Cái chỗ này thì trong thời gian đang thực hiện Luật đất đai thì chưa tốt lắm.  Ở một số nơi hiện đang làm chưa tốt lắm.

Nhã Trân: Cám ơn Ls Nguyễn Văn Hậu về cuộc phỏng vấn này.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 1182 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 1
1 Tran Minh tri  
0
Tôi có 23.000m2 đất ở Thới Lai Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre, đất của cha tôi. Năm 1981 lên tập đoàn, Nhà nước đã lấy đất của cha tôi để làm tập đoàn, bây giờ tập đoàn tan rã, mà nhà nước không có trả lại cho cha tôi, Nay tôi xin hỏi có cách nào đòi lại đất không?

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 544
Khách: 544
Thành Viên: 0