Việt Long, phóng viên đài RFA
2009-03-13
Tàu
Mỹ Impeccable mới được tàu chiến hộ tống, sau vụ đối đầu với tàu Trung
Quốc trên biển Đông. Vịêc này có ý nghĩa gì, và vụ rắc rối vừa qua nảy
sinh vì nguyên do nào?
Photo courtesy ChungHoon.Navy.Mil
Tàu Chung-Hoon là một trong những khu trục hạm tối tân nhất của Hoa Kỳ, xuất phát từ căn cứ Hawaii đến Biển Đông
Hoa Kỳ đưa khu trục hạm tối tân vào Biển Đông
Từ Ngũ giác Đài, hôm thứ năm,
phóng viên quốc phòng của hãng thông tấn AP tường trình rằng tàu
Impeccable hiện đã được khu trục hạm Chung-Hoon hộ tống, tiếp tục công tác trên
biển Đông. Tàu Chung-Hoon là một trong những khu trục hạm tối tân nhất của
Hoa Kỳ, xuất phát từ căn cứ Hawaii.
Tàu
Impeccable hiện đã được khu trục hạm Chung-Hoon hộ tống, tiếp tục công tác trên
biển Đông. Tàu Chung-Hoon là một trong những khu trục hạm tối tân nhất của
Hoa Kỳ, xuất phát từ căn cứ Hawaii.
Tin AP.
Theo tin AFP, tàu Impeccable
không chỉ là tàu thăm dò hải dương, mà là loại tàu được thiết kế để theo dõi hoạt
động của các tàu ngầm, đúng như Trung Quốc đã tố giác.
Phóng viên của
AFP cũng cho biết một viên chức quốc phòng Mỹ, không muốn nêu tên, nói rằng các
tàu khu trục của Mỹ, trang bị hùng hậu, sắp sửa hộ tống những tàu thăm dò của Mỹ
trong khu vực biển Nam Trung Hoa.
Hoa Kỳ nói là tàu Impeccable
hoạt động hợp pháp trong hải phận quốc tế, đang thăm dò đại dương vào lúc bị
ngăn chặn và sách nhiễu.
Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ điều này, coi đó
là sự vi phạm trầm trọng lãnh hải Trung Quốc, và là điều không thể chấp nhận được.
Sau hai ngày tranh cãi, Bộ
trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà và Ngoại trưởng Trung Quốc
Dương Khiết trì đã đồng ý hợp tác để những sự kịên như vậy không xảy ra trong
tương lai.
Tổng thống Barack Obama và cố
vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, tướng James Jones, khi tiếp kiến Ngoại trưởng
Trung Quốc hôm thứ năm cũng nhắc lại điều này.
Cùng ngày, có tin xác nhận bộ
quốc phòng Mỹ cho tàu chiến hộ tống các tàu thăm dò của họ ở biển Đông từ hôm
trước.
Tàu Impeccable
không chỉ là tàu thăm dò hải dương, mà là loại tàu được thiết kế để theo dõi hoạt
động của các tàu ngầm, đúng như Trung Quốc đã tố giác.
Theo tin AFP
Tàu Impeccable theo dõi hoạt động
của tàu ngầm?
Các viên chức quốc phòng Mỹ
còn cho hay tàu Impeccable đang thi hành nhiệm vụ tìm tòi những mối đe doạ như
của tàu ngầm nước khác, và đang kéo một dụng cụ sonar dò chấn động để tìm và
nghe tiếng hoạt động của tàu ngầm, thuỷ lôi và mìn.
Vô số những căn cứ hải quân của
Trung Quốc ở đảo Hải Nam khiến hải quân Mỹ khá bận rộn trong công tác
này. Căn cứ tàu ngầm tối tân của Trung Quốc ở thành phố Tam Sa cực nam đảo
này lôi kéo sự chú ý nhiều nhất.
Hình ảnh của căn cứ này chụp
hồi năm ngoái, được Hội khoa học gia Hoa Kỳ đăng trên Internet, cho thấy ngõ
vào và một chiếc cầu tàu của căn cứ tàu ngầm, có cả một tàu ngầm nguyên tử loại
Jin đậu ở đó.
Căn cứ này giúp Quân đội Nhân
dân Trung Quốc đường tiếp cận hàng hải cốt yếu qua thuỷ lộ đông đúc nhất trên
thế giới, hành lang giao thông mà mọi tàu bè đến Nhật Bản và Đông Bắc Á
phải sử dụng.
Trung Quốc muốn xác nhận quyền bảo mật, trong khi Hoa Kỳ
càng muốn biết thêm về lực lượng tàu ngầm của một cường quốc đại dương đang lên
ở Thái Bình Dương, cùng với địa thế lòng biển của biển Đông.
Nhũng vụ đối đầu như vừa rồi,
tuy được cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ làm giảm tầm quan trọng trong hai hôm nay, vẫn
có thể gia tăng.
Trung Quốc muốn xác nhận quyền bảo mật, trong khi Hoa Kỳ
càng muốn biết thêm về lực lượng tàu ngầm của một cường quốc đại dương đang lên
ở Thái Bình Dương, cùng với địa thế lòng biển của biển Đông.
Nhà phân
tích chính sách đại dương Mark Valencia nêu quan điểm ấy, cho rằng những sự kiện
nguy hiểm như vừa rồi rất có thể tái diễn, và còn liên quan đến nhìêu quốc gia
khác ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bành trướng ảnh hưởng trên biển
Đông
Trung Quốc vẫn khăng khăng nhận
chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, cùng với hằng trăm hải đảo và đá, bãi lớn nhỏ
của vùng này, bao gồm cả những hải đảo như vậy của năm bảy nước trong
vùng. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới đụng chạm và đối đầu nay
mai. Lực lượng hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc hậu thuẫn cho
hành động dành chủ quyền trên biển.
Trung Quốc đã mua của Nga mười
mấy chiếc tàu ngầm chạy diesel loại Kilô, những chiếc khu trực hạm loại
Sovremeny trang bị những phi đạn siêu âm chống tàu loại Sunburn và
Sizzler. Tàu ngầm kiểu lấy tên các triều đại Thương, Tống, Nguyên của
Trung Quốc đang được chế tạo gấp rút. Một tàu hàng không mẫu hạm sẽ được
hạ thuỷ trong năm nay.
Trung Quốc vẫn khăng khăng nhận
chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, cùng với hằng trăm hải đảo và đá, bãi lớn nhỏ
của vùng này, bao gồm cả những hải đảo như vậy của năm bảy nước trong
vùng. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới đụng chạm và đối đầu nay
mai.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, chủ tịch
đảng Cộng Sản và quân uỷ trung ương, hôm thứ tư kêu gọi quân đội tăng tốc hiện
đại hoá để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Trung Quốc diễn dịch Công ước
luật biển của Liên Hiệp Quốc theo hướng được quyền cấm đoán nhiều loại hoạt động
của các nước khác trong phạm vi các đặc khu kinh tế của họ.
Luận điểm đó
mâu thuẫn với quan điểm của Hoa Kỳ là vùng biển đó thựôc hải phận quốc tế, và
tàu hải quân Mỹ có quyền hoạt động hợp pháp trong đó.
Mối mâu thuẫn này từng đưa tới
cuộc đối đầu trầm trọng giữa hai quân đội hồi năm 2001, khiến một phi cơ chiến
đấu Trung Quốc rớt xuống biển sau khi đụng vào phi cơ trinh sát của Mỹ.
Phi công thiệt mạng, và máy bay Mỹ phải đáp xuống đảo Hải Nam.
Lần này, Bắc Kinh có vẻ càng
bảo vệ lập trường cứng rắn hơn, vịên dẫn cả công ước luật biển lẫn luật pháp quốc
gia của họ, theo lời phát ngôn viên họ Mã của bộ ngoại giao Trung Quốc.
|