Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-03-13
Ngày
10 tháng 3 vừa qua Tổng Thống Arroyo của Philippines đã ký ban hành
luật xác định đường cơ sở trên Biển Đông. Theo văn bản này, nhiều hòn
đảo thuộc vùng biển Trường Sa, nơi đang có tranh chấp, đều thuộc chủ
quyền của Philippines.
Photo courtesy Vietnamnet
Sinh hoạt của hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa
Ngày 19
tháng 5 sắp tới là hạn chót để các nước đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng
với Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa gọi tắt là UNCLOS. Nếu không có hành động nào
thì Việt Nam sẽ mất quyền khai thác thềm lục địa mở rộng của mình.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Dương
Danh Huy, sáng lập viên của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông, để biết thêm chi tiết về
vấn đề này.
Theo UNCLOS, mỗi nước ven biển có một vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý, nếu thềm lục địa của nước đó kéo dài ra xa hơn
200 hải lý thì nước đó được quyền khai thác trong một vùng được gọi
là thềm lục địa mở rộng.
Ô.Dương
Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Lãnh hải Việt Nam theo công thức UNCLOS
Mặc Lâm
: Xin cảm ơn ông về thời gian ông dành cho chúng tôi trong buổi phỏng
vấn ngày hôm nay. Thưa ông, là người nghiên cứu về vấn đề Biển Đông, xin ông
cho biết vài nét chính của UNLOS tức là Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển ?
Ông
Dương Danh Huy : Theo UNCLOS, mỗi nước ven biển có một vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý, nếu thềm lục địa của nước đó kéo dài ra xa hơn
200 hải lý thì nước đó được quyền khai thác trong một vùng được gọi
là thềm lục địa mở rộng. Tuy nhiên, UNCLOS cũng quy định là các nước ven biển
phải nộp hồ sơ đăng ký thềm lục địa của mình trước ngày 13 tháng 5 năm 2009,
hay là trong vòng 10 năm từ ngày nước đó phê chuẩn UNCLOS.
Mặc Lâm
: Nếu dùng công thức mà UNCLOS áp dụng vào Việt Nam thì thềm lục địa
nước ta sẽ như thế nào ?
Nếu dùng công thức của UNCLOS mà áp dụng cho
Việt Nam thì thềm lục địa mở rộng của Việt Nam có thể rất rộng. Nó có thể đi ra
rất xa bên ngoài 200 hải lý. Thành ra Việt Nam có rất nhiều quyền lợi trong
vùng thềm lục địa mở rộng của mình.
Ô.Dương
Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ông
Dương Danh Huy : Nếu dùng công thức của UNCLOS mà áp dụng cho
Việt Nam thì thềm lục địa mở rộng của Việt Nam có thể rất rộng. Nó có thể đi ra
rất xa bên ngoài 200 hải lý. Thành ra Việt Nam có rất nhiều quyền lợi trong
vùng thềm lục địa mở rộng của mình. Và nước Việt Nam phê chuẩn UNCLOS ngày 25
tháng 7 năm 1994, cho nên theo luật của UNCLOS thì Việt Nam phải đăng ký đòi hỏi
của mình về thềm lục địa mở rộng trước ngày 13 tháng 5 năm 2009. Nếu Việt Nam lở
thời hạn này thì Việt Nam sẽ không có quyền khai thác dầu khí trong vùng thềm lục
địa mở rộng của mình.
Mặc Lâm
: Trong tình hình hiện nay cho thấy là các nước trong khu vực Biển
Đông đều muốn mở rộng thềm lục địa của mình và do đó không loại trừ trường hợp
đường lãnh hải sẽ nằm chồng lên nhau. Trong trường hợp này UNCLOS sẽ giải quyết
ra sao, thưa ông?
Nếu hai nước có vùng thềm lục địa mở rộng chồng
lấn lên nhau thì LHQ có một cơ quan gọi là Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục
Địa, thì mỗi nước phải đăng ký thềm lục địa của mình với cơ quan này. Nhưng cơ
quan này lại không có thẩm quyền để phân định ranh giới giữa hai nước này. Nếu
mà có chồng lấn thì cơ quan này sẽ không xét hồ sơ của cả hai nước.
Ô.Dương
Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ông
Dương Danh Huy : Nếu hai nước có vùng thềm lục địa mở rộng chồng
lấn lên nhau thì Liên Hiệp Quốc có một cơ quan gọi là Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục
Địa, thì mỗi nước phải đăng ký thềm lục địa của mình với cơ quan này. Nhưng cơ
quan này lại không có thẩm quyền để phân định ranh giới giữa hai nước này. Nếu
mà có chồng lấn thì cơ quan này sẽ không xét hồ sơ của cả hai nước. Cơ quan đó
sẽ yêu cầu, hoặc là hai nước có thể nộp hồ sơ chung với nhau rồi sau đó
hai nước tự chia vùng ra với nhau.
Đường cơ sở 1982 của VN không phù
hợp với UNCLOS
Mặc Lâm
: Đường cơ sở mở rộng thềm lục địa mà Việt Nam đã thành lập năm
1982 luôn bị nhiều nước trong khu vực chống đối, đặc biệt là Trung Quốc. Theo
ông thì lý do nào dẫn đến sự chống đối này?
Đường cơ sở năm 1982 của Việt Nam có một
số điểm không phù hợp với UNCLOS, và không chỉ Trung Quốc phản đối mà nhiều
nước đã phản đối, kể cả Mỹ hay là một số nước trong khu vực hay là một số nước Âu
Châu cũng phản đối đường cơ sở 1982 của Việt Nam
Ô.Dương
Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ông
Dương Danh Huy : Đường cơ sở năm 1982 của Việt Nam có một
số điểm không phù hợp với UNCLOS, và không chỉ Trung Quốc phản đối mà nhiều
nước đã phản đối, kể cả Mỹ hay là một số nước trong khu vực hay là một số nước Âu
Châu cũng phản đối đường cơ sở 1982 của Việt Nam. Thật ra đường cơ sở này cũng
không ảnh hưởng nhiều tới việc đăng ký thềm lục địa lắm tại vì nó chỉ dùng ở
hai điểm: điểm thứ nhất là để nó xác định là nước Việt Nam có thềm lục địa bên
ngoài phạm vi 200 hải lý, và điểm thứ nhì là nếu mình đòi hỏi thềm lục địa ra
xa quá, xa hơn 350 hải lý, thì người ta mới dùng đường cơ sở đó để người ta
tính phạm vi của đường 350 hải lý thôi. Việt Nam cũng vẫn có thể đăng ký
thềm lục địa mở rộng của mình nếu Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa người ta thấy
là đường cơ sở của Việt Nam vẽ xa bờ quá làm cho nó đẩy đường 350 hải lý ra xa
bờ quá, thì người ta có thể yêu cầu Việt Nam tính đường 350 hải lý đó bằng một
cách khác cho nó công bằng hơn.
Mặc Lâm
: Để đăng ký lại đường cơ sở thì Việt Nam cần phải
hoàn chỉnh các quy định về địa lý, địa chất của đáy biển cho việc đăng ký.
Trong trường hợp hồ sơ mà Việt Nam không đạt tiêu chuẩn của UNCLOS thì điều gì
sẽ xảy ra?
Ông
Dương Danh Huy : Nếu hồ sơ của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn
thì Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa có thể sẽ bác bỏ hồ sơ của mình, nói là
mình phải bổ sung lại, hay là người ta sẽ khuyến nghị một ranh giới nào đó
khác vớí ranh giới mà Việt Nam đòi hỏi.
Mặc Lâm
: Trong trường hợp đó thì Việt Nam có bị thiệt thòi so với
các nước đã nộp hồ sơ đúng hạn và đầy đủ hay không ?
Có nhiều người cũng hỏi có thật sự có luật quốc tế không
nếu mà một nước không chịu chấp nhận những quy định chung, thì đâu có nước nào
làm gì được nước đó. Nhất là đối với một nước như Trung Quốc tức là một nước
thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ
Ô.Dương
Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Ông
Dương Danh Huy : Cũng không nhất thiết là vậy, tại vì Việt
Nam mình cũng có thể nói là mình đòi hỏi vùng đó thì Uỷ Ban Ranh Giới Thềm
Lục Địa sẽ không xét hồ sơ của nước kia, tại vì Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa
không có thẩm quyền để chia các đường biển giữa các nước khác nhau.
Mặc Lâm
: Như vậy thì ai sẽ là người chế tài hay hòa giải mỗi khi có tranh
chấp đường thềm lục địa mở rộng, thưa ông?
Ông
Dương Danh Huy : Đây là một câu hỏi rất khó vì nó có liên
quan tới luật quốc tế. Có nhiều người cũng hỏi có thật sự có luật quốc tế không
nếu mà một nước không chịu chấp nhận những quy định chung, thì đâu có nước nào
làm gì được nước đó. Nhất là đối với một nước như Trung Quốc tức là một nước
thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, thì cũng không một nước nào làm
gì được Trung Quốc.
Nhưng mà thế giới ngày nay cũng là thế giới văn minh thành
ra phần lớn những nước cũng có một số áp lực nào đó đối với những nước
không tôn trọng luật pháp quốc tế. Mà riêng về vấn đề ranh giới thềm lục địa
này, Liên Hiệp Quốc đã quy định là Uỷ Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa không có thẩm
quyền phân định ranh giới giữa các nước, tại vì việc phân định ranh giới giữa
các nước rất là phức tạp, nếu có tranh chấp mà đưa cho Liên Hiệp Quốc, thí
dụ đưa cho Toà An Công Lý Quốc Tế tức là cơ quan pháp lý của LHQ xử thì những
phiên toà đó cũng khá phức tạp, thành ra một cơ quan như Uỷ Ban Ranh Giới Thềm
Lục Địa thì không có khả năng cũng như không có thẩm quyền để làm việc đó.
|