Báo
Lao Động hôm thứ Năm 12-3 loan tin cho biết, hàng ngàn công nhân tại
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đang đối diện với nguy cơ bị mất việc làm.
AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Kinh
tế suy giảm, nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc thu nhỏ sản xuất, hàng
ngàn công nhân nhập cư bị mất việc làm phải rời bỏ thành phố trở về quê.
Theo
tờ báo, hiện nay nhiều nhà máy chế biến tôm cá xuất khẩu hoạt động cầm chừng,
công nhân thiếu việc làm ổn định, cho nên hàng ngàn lao động có thể mất việc.
Một
trong những lý do chính dẫn tới tình trạng này là do tình trạng thiếu nguyên liệu
trầm trọng, bên cạnh khó khăn đó, hàng loạt công nhân bị nguy cơ phải thôi việc
vì kế hoạch cắt giảm sản xuất của các nhà máy chế biến thủy, hải sản.
Nghỉ việc luân phiên
Tờ
Lao Động cho hay nhiều công ty thủy sản áp dụng hình thức cho nghỉ việc luân
phiên, một ngày làm, một ngày nghỉ, hôm nào nghỉ, hàng ngàn công nhân phải chạy
quanh, kiếm việc khác để sinh tồn.
Hình
thức nghỉ luân phiên được giới lao động xem là điều may mắn, nếu so với bao
nhiêu anh chị em công nhân khác phải ngưng việc dài hạn.
Hiện nay nhiều nhà máy chế biến tôm cá xuất khẩu hoạt động cầm chừng,
công nhân thiếu việc làm ổn định, cho nên hàng ngàn lao động có thể mất việc.
Báo Lao Động ngày 12-3-2009
Riêng
ở Cà Mau, vào thời cao điểm, có trên 18 ngàn công nhân làm việc tại các nhà máy
chế biến thủy sản, nay con số lao động chưa tới 15 ngàn.
Cũng
có các công ty khác áp dụng hình thức nghỉ luân phiên, nhưng có nơi nghỉ luận
phiên một tuần, có chỗ sắp xếp cho công nhân một tháng làm, một tháng nghỉ.
Đối
với các công nhân ăn lương theo thời vụ, tính trên sản phẩm thì tình cảnh của
những đối tượng này còn bi đát hơn, vì đồng lương cầm trong tay chưa đủ để trả
tiền cho chủ nhà trọ.
Theo
sở nông nghiệp thì trong trọn năm nay, Cà Mau đặt chỉ tiêu đạt sản lượng thủy sản
chế biến lên tới 94 ngàn tấn, trị giá 700 trăm triệu đô la, tuy nhiên trong 2
tháng đầu năm nay, mức xuất khẩu giảm gần một phần ba, so với cùng kỳ năm
ngoái, nên kế hoạch đề ra sẽ khó mà đạt được.
Tuy
nhiên qua liên lạc với một trong những doanh nhân gặp may mắn trong ngành nuôi
trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau, ông Thạnh cho phóng viên Ban Việt
Ngữ chúng tôi biết, nhìn chung thì tình hình chưa đến nổi xuống cấp như báo chí
mô tả:
Cà
Mau vẫn ngon lành, sinh hoạt kinh tế, xã hội chưa bị ảnh hưởng, chính cá nhân
tôi sống trong nghề bán thủy sản thì không thấy khó khăn.
Ô. Thành, Cà Mau
“Cà
Mau vẫn ngon lành, sinh hoạt kinh tế, xã hội chưa bị ảnh hưởng, chính cá nhân
tôi sống trong nghề bán thủy sản thì không thấy khó khăn theo như báo chí đưa
tin. Mặc dù gặp khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, nhưng nếu đến Việt Nam làm
ăn thì sẽ thấy dễ dàng hơn tại các nước khác.”
Báo
Lao Động nói, tại Sóc Trăng, tình trạng sút giảm trong ngành chế biến thủy sản
cũng tương tự như ở Cà Mau vậy.
Cụ
thể là công ty cổ phần Stapimex cũng dự kiến cho 2.500 lao động nghỉ việc
trong năm nay. Chỉ 5 nhà máy chế biến thủy sản lớn nhất của tỉnh này đang có kế
hoạch cắt giảm hơn 3.200 lao động trong năm 2009.
Qua
câu chuyện với đài chúng tôi, chị Liễu, công nhân làm việc trong một nhà máy chế
biến thủy sản tại Sóc Trăng kể lại là phần lớn các công ty thủy sản có gặp khó
khăn, tuy nhiên hiện tượng mất việc chưa thật sự xảy ra:
Do
đơn đặt hàng giảm, nên các hãng xưỡng bớt giờ làm việc của công nhân, trước đây
làm một ngày 10 tiếng, nay còn chừng 6 tiếng.
Chị Liễu, Sóc Trăng
“Do
đơn đặt hàng giảm, nên các hãng xưỡng bớt giờ làm việc của công nhân, trước đây
làm một ngày 10 tiếng, nay còn chừng 6 tiếng, chưa có vụ mất việc đồng loạt lên
tới hàng ngàn người. Làm ít giờ thì lãnh lương ít đi, nhưng cũng sống tạm, khi
nào có việc nhiều thì mọi người sẽ trở lại đều tay”.
Theo
đánh giá của các sở nông nghiệp và lao động tại vùng đồng bằng sông Cửa Long
thì, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, tài chánh toàn cầu, các nhà xuất khẩu
tôm, cá đông lạnh đang gặp khá nhiều khó khăn, khiến giới chủ nhân cũng như
thành phần lao động mất hết nhiệt huyết, niềm tin, cho nên trong thời gian tới,
có lẽ hàng ngàn lao động sẽ đành phải rời nhà máy để tìm kế mưu sinh bằng việc
khác