Ngày 11 tháng 3 năm 2009
H,
Trong một bản tin được đài RFA loan đi ngày 10-3-2009 thông tín viên Hiền Vy cho biết: “Vào
ngày thứ Bảy 7-3-2009 tại giáo xứ Thái Hà, thành phố Hà Nội, đã diễn ra
2 buổi lễ thắp nến cầu nguyện cho Luật sư Lê Trần Luật và các cộng sự
viên của ông. Buổi lễ trưa do Linh mục bề trên Nguyễn Khởi Phụng làm
chủ tế, buổi lễ chiều do Linh mục Nguyễn Văn Khải chủ tế... Trên một
ngàn giáo dân đã cùng cất lời cầu nguyện cho những người đã vì công lý
mà bị đàn áp bất công”.
Sau buổi lễ, Linh mục Nguyễn văn Khải đã nói với Hiền Vy rằng: “Chúng
tôi có bổn phận phải cầu nguyện cho ông vì ông đã giúp đỡ các giáo dân
trong giáo xứ chúng tôi, cho nên khi thấy ông bị nhà cầm quyền tạm giữ,
rồi bị lục soát, tịch thu tài sản trong văn phòng, rồi xách nhiễu các
cộng tác viên thì chúng tôi không thể im lặng đứng nhìn được... Luật sư
đang trên đường đi ra đây giúp giáo dân chúng tôi tìm công lý, thế mà
chính quyền lại cố tình ngăn chặn không muốn luật sư giúp đỡ chúng tôi.
Như vậy là chính quyền vi phạm luật pháp, chối bỏ công lý và sợ sự
thật..., đấy là một thói hành xử rất man rợ và đấy là bằng chứng cho
thấy một chính quyền không vì dân vì nước mà thực sự là một chính quyền
đang tìm cách đàn áp, bắt bớ, trù dập, ức hiếp dân chúng”.
Có rất nhiều người trẻ đã tham dự các buổi thắp nến cầu nguyện. Một trong những người này là cô Thu nói: “...Ðể
cho nhà nước thấy là không những chỉ là người trẻ chúng em, mà còn giáo
dân Thái Hà, còn tất cả người công giáo sẽ ở bên cạnh luật sư mọi lúc,
mọi nơi, để nhà nước biết là luật sư không lẻ loi, để họ không làm gì
được luật sư... Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự thật, tin tưởng vào
sự quan phòng của Chuá, bởi vậy em muốn nói với các bạn trẻ rằng không
nên sợ một vấn đề gì cả. Con đường chúng ta đang đi là con đường của
công lý, mà công lý thì bao giờ cũng là sự chiến thắng”.
Một người trẻ khác là Cô Trang cũng nói: “Em
muốn cầu nguyện cho luật sư Lê Trần Luật và các cộng sự của ông những
gì đã xảy ra trong Sàigòn. Việc cầu nguyện nói với chính quyền là giáo
xứ Thái Hà và giáo dân sẽ luôn ở bên cạnh Luật sư Luật, cầu nguyện cho
anh được bình an và sẽ luôn phản đối mọi sự áp bức và gây khó dễ của
chính quyền đối với anh Luật và các cộng sự của anh”.
Còn
nhớ, ngay sau khi đàn áp, ngăn chặn không cho Luật sư Lê Trần Luật lên
phi cơ ra Hà Nội biện hộ cho các giáo dân Thái Hà ông đã bị công an bắt
giam bằng “lịnh miệng”. Rồi, sau đó, Cộng sản Việt Nam cũng sách nhiễu
người phụ tá của ông là nữ Luật sư Tạ Phong Tần, cũng bằng “lịnh
miệng”. Tin được thông tín viên Hà Giang của đài RFA loan đi ngày
05-03-2009 cho biết:
“Vào 12 giờ 30 trưa hôm qua, Luật sư Tạ
Phong Tần đã bị cảnh sát khu vực Ðặng Phương Quang (P7, quận Gò Vấp)
cùng 10 người mặc thường phục khác bắt và khiêng lên xe đưa về đồn công
an một cách bất hợp pháp. Dư luận cho rằng đây là tiếp diễn của sự việc
Luật sư Lê Trần Luật gặp rắc rối với công an vì đã đứng ra bào chữa cho
các giáo dân Thái Hà”.
Ðược biết thêm là trong bối cảnh phát
ngôn viên Lê Dũng của Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam lên tiếng phản
đối bản phúc trình về nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Ky, và khẳng
định rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả to tát trong việc bảo
đảm các quyền tự do của người dân, thì tiếng nói của một người dân Việt
Nam về trường hợp Cộng sản Việt Nam vi phạm nhơn quyền cũng đã được cất
lên, như một cách trả lời cho luận điệu lếu láo “bảo đảm các quyền tự
do của người dân” của Lê Dũng:
“Quyền tự do? đó là một cái
quyền đương nhiên của con người, khi sinh ra là đã có rồi, nhưng mà ở
Việt Nam thì tôi thấy rằng cái đó không được đảm bảo, người ta có thể
ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, chẳng hạn như cái vụ họ vừa bắt tôi,
cái đó là ngang nhiên chà đạp. Căn cứ theo pháp luật thì họ đã làm sai,
vì họ không được phép dùng vũ lực để cưỡng chế bắt tôi lên xe đưa về cơ
quan công an trong khi họ không có lệnh bắt người.” [Lời Luật sư Tạ Phong Tần]
Luật
sư Tạ Phong Tần nói thêm là trong lúc bà đang đi chung xe máy với Luật
sư Nguyễn Quốc Ðạt về gần đến Văn phòng Luật sư Pháp Quyền sau bữa cơm
trưa, thì đã bị cảnh sát khu vực P7, quận Gò Vấp cùng 10 người mặc
thường phục khác cưỡng bách, khiêng và ném lên xe đưa về đồn công an,
Bà nói:
“Cái ông mà túm tôi quẳng lên xe, ổng bẻ tay tôi, kéo
lên cái phòng ở trên lầu một, đẩy tôi vô trong cái phòng trống ở trên
đó, trong phòng thì không có ai cả. Hơn một giờ chiều thì lúc đó có hai
người công an thành phố mà tôi biết, hai người đã từng cản trở không
cho tôi đến tòa án Quận Ba để dự phiên tòa của Ðiếu Cầy, và tôi phản
đối cái vụ làm việc này tại vì nếu muốn mời tôi thì phải mời một cách
hợp tình, hợp lý.”
Trước vấn nạn này, Giáo sư Nguyễn Chính Kết, một nhà đấu tranh dân chủ trong nước, hiện đang ở Hoa Kỳ, cho biết:
“...Cái
giới mà họ [CSVN] sợ nhất là giới luật sư, tại vì giới luật sư hiểu
luật, cho nên một khi mà đứng lên bênh vực cho các nhà đấu tranh dân
chủ hoặc những dân oan, thì nhà nước VN không làm sao mà có thể bẻ được
những ngưòi này, tại họ căn cứ trên pháp luật VN để mà chứng tỏ rằng
ngay cả cái pháp luật mà họ làm ra, thì họ cũng chà đạp luôn.”
Diễn
biến nội vụ khiến dư luận nhớ lại những trường hợp tiêu biểu cho nền
“văn hóa bịt miệng” của Cộng sản Việt Nam, ít nhứt cũng ở 3 trường hợp
dành cho bị can, nhơn chứng, và luật sư sau đây:
1.
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị Công an Nguyễn Minh Tân của Cộng sản Việt Nam
bịt miệng giữa tòa trong phiên xử ngày 30-3-2007 đến nay vẫn còn bị dư
luận khắp thế giới cười chê nền Ðộc tài Pháp trị của Cộng sản Việt Nam,
với tấm ảnh lịch sử được trưng bày khắp thế giới.
2. Công an còn
bịt miệng nhơn chứng khi nhơn chứng được tòa mời ra tòa làm chứng, bằng
cách chận bắt nhơn chứng không cho vào phòng xử, khiến Luật sư Lê Công
Ðịnh phải thẳng thắn đề cặp tới điều “phi công lý” xảy ra giữa tòa này;
đó là “Một nhân chứng của vụ xử 2 luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công
Nhân là Phạm Văn Trội bị công an ngăn cản không cho vào phòng xử”;
trong khi một số nhân chứng khác đang sống ở hải ngoại, bị nêu tên
trong bản cáo trạng trình trước tòa, điển hình là ông Nguyễn Ðình
Thắng, cũng không được CSVN cho về nước để ra tòa theo yêu cầu của các
Luật sư biện hộ.
Ðiều
này khiến người theo dõi tình hình bên lề thấy thêm chuyện đáng lưu ý
nữa là “Các nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài chỉ có một số rất
ít được vào tòa, nhưng không ai được vào phòng xử, mà chỉ được xem diễn
tiến qua màn hình. Phần các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam như Luật
sư Lê Quốc Quân, các ông Lê Thanh Tùng, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Phương
Anh, Nguyễn Bá Ðăng, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Xuân Nghĩa... và một số
dân oan tìm cách đến dự phiên tòa được Cộng sản Việt Nam nói là công
khai, nhưng lại bị công an ngăn cản, bị đàn áp đánh đập, bị đẩy lên xe
đưa đi đâu đó không ai biết. Ngay cả em ruột của nạn nhơn Lê Thị Công
Nhân là Minh Tâm cũng bị ngăn chận, xô đẩy, không cho vào tòa”. [trích
Thư cho con tập 10, trang 48-49]
3. Công an bịt miệng Luật sư Lê Trần Luật và nữ Luật sư Tạ Phong Tần như vừa được trình bày bên trên.
Chưa
hết, bước sang lãnh vực khác, Cộng sản Việt Nam không chỉ bịt miệng
Luật sư, bịt miệng nhơn chứng, bịt miệng bị can trong các vụ kiện,
chúng còn muốn bịt miệng tất cả mọi người để che lấp tội lỗi của chúng
trong việc đem cả đất nước dâng cho Trung Quốc qua các văn kiện ngoại
giao, qua các Hiệp định Biên giới và Lãnh hải, qua chuyện im lặng nhìn
Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chánh
cấp huyện Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, để trực tiếp quản lý ba quần đảo
trên biển Ðông, là Tây Sa (Xisha tức Paracel - Hoàng Sa), Trung Sa
(Zhongsha Macclesfield Bank), và Nam Sa (Nansha tức Trường Sa -
Sprathy), trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam,
vào ngày 2-12-2007; [trích Thư cho con tập 10, trang 63], và dứt diễm
đem cả nước cho Tàu khai thác tài nguyên thiên nhiên, áp đặt người cai
trị, bóc lột lao động qua vụ án Bauxite đang khiến dư luận phẫn nộ cùng
cực.
Thật vậy, nhìn vào chuyện khai thác quặng Bauxite, bên cạnh
những nhận định không chối vào đâu được trên lãnh vực khoa học của Tiến
sĩ Mai Thanh Truyết, sau thư phản đối của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, một
viên tướng khác tên Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Chính ủy Quân khu 4 ở miền
Bắc trước 1975, cựu Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, giai đoạn
1974 -1989, cũng vừa gửi một thư ngỏ cho các Ủy viên Bộ Chính Trị, Thủ
tướng và các Phó Thủ tướng của nhà cầm quyền CSVN, để phản đối việc cho
Trung Quốc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, bởi ông không chịu nổi lời
Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Thủ tướng CSVN, tiếp tục tái
khẳng định giữa tháng một rằng: “Vấn đề khai thác Bauxite tại Tây
Nguyên là chủ trương lớn của Ðảng và nhà nước”, vì khi cho phép Trung
Quốc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, những hình ảnh xanh tươi sẽ vĩnh
viễn biến mất, không chỉ môi sinh, môi trường bị hủy diệt, Tây Nguyên
còn có thể bị biến thành một căn cứ của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt
Nam và hậu quả lâu dài là dân Thượng sẽ bị diệt chủng và Việt Nam bị
rơi vào vòng Bắc thuộc lần thứ 5!
Một hồ nước bị nhiểm chất phế thải từ hảng Bauxite thải ra
Bước
sang lãnh vực quân sự, không kể chi xa, chỉ kể từ năm cuối Cộng sản Bắc
Việt tiến hành cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam dưới sự hỗ trợ tích cực
của Trung Quốc, năm 1975, thì trong 35 năm qua, Việt Nam đã có 3 cuộc
chiến chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Ðó là:
1. Trận hải chiến Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974; 2. Cuộc chiến biên giới phía Bắc vào tháng 2 năm 1979, và kéo dài suốt 10 năm sau đó; 3. Trận hải chiến Trường Sa năm 1988.
Trong
cả 3 trận chiến, tinh thần chiến đấu của dân tộc Việt cao bao nhiêu thì
sự nhu nhược của Ðảng và Nhà nước Cộng sản trước bá quyền Trung quốc tệ
hại bấy nhiêu.
1. Trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, trong lúc
quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã gây tổn thất nặng nề cho hải đội hùng hậu
của Trung Quốc, đã anh hũng chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa, cho dầu đang
mang thương tích trầm trọng cũng tử chiến giành lại đảo, để dùng xác
tàu và xác chiến sĩ Việt Nam làm chứng tích chủ quyền quốc gia trước
thế giới và các thế hệ mai sau, thì Ðảng và Nhà nước Cộng sản đứng về
phía Trung Quốc, nhìn Trung Quốc chiếm lấy Hoàng Sa, nhìn phần đất trên
biển Ðông của Tổ Quốc lọt vào tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, không
một lời phản đối, không một đòi hỏi chủ quyền. Ðã vậy, năm 1975, với
cái lý sự cùn của thứ “quốc nô” Trung Quốc, tờ Sài Gòn Giải Phóng cho
đăng lời tán dương Trung Quốc đã chiếm và “giữ dùm” quần đảo Hoàng Sa
cho Việt Nam. Và đến năm 1979 thì các tài liệu về quan hệ Việt - Hoa
không còn nhắc đến trận chiến Hoàng Sa nữa.
2. Trong cuộc chiến
biên giới phía Bắc vào tháng 2 năm 1979, và kéo dài suốt 10 năm sau đó,
lòng yêu nước của tuổi trẻ lên đường chống ngoại xâm hăng hái bao nhiêu
thì sự nhu nhược sau đó của Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam càng lúc càng tệ hại bấy nhiêu, chúng dấu nhẹm bản chất thâm
độc và ý đồ xâm lược của “quan thầy” Trung Quốc qua từng năm khuất
phục, từng năm tiến tới bang giao theo nghĩa “láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” mà thực chất là “láng giềng gia nô, bạn
bè gia nô, đồng chí gia nô, đối tác gia nô” để hai bên âu yếm đồng ca
điệp khúc 16 chữ vàng; đó là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, cho dầu đó là thứ “láng giềng
khốn nạn, cướp đất toàn diện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai”...
Ðể 30 năm sau, trong khi Trung Quốc huyênh hoang trưng bày công khai
trên nhiều trang điện tử những tấm ảnh binh lính Trung Quốc bước qua
xác của những “chiến sĩ Việt Nam”, những cảnh bắt giữ và tra khảo binh
sĩ Việt Nam, và cho xây dựng đủ loại đài tưởng niệm binh lính Trung
Quốc ngay tại các vùng biên giới, thì Hà Nội lại cố xoá dần hình ảnh
các chiến binh Việt Nam ra khỏi sử sách. Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam chẳng những không cho người dân tưởng niệm các
anh hùng đã vị quốc vong thân lại còn cấm báo, đài không được nhắc đến
những hy sinh này. Tất cả phải ngậm miệng [hay bị bịt miệng] đứng yên
trên cái lề đường đỏ của Bộ trưởng hung hăng độc đoán Lê Doãn Hợp. Ðã
vậy Ðảng và Nhà nước lại còn cho dịch và xuất bản cuốn Ma Chiến Hữu của
Mạc Ngôn, kẻ được gọi là nhà văn Trung Quốc, ca ngợi cuộc chiến dưới
cái nhìn của người lính Trung Quốc chống lại Việt Nam, ca ngợi cuộc xâm
lăng của Trung Quốc, ca ngợi sự tàn bạo của người lính Trung Quốc và sỉ
mạ người lính Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ Tổ
Quốc Việt Nam.
3.
Trong trận chiến Trường Sa 1988, lá cờ trắng đầu hàng coi như được Ðảng
và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam treo trên nóc Bắc Bộ Phủ
Hà Nội, treo giữa Quảng trường Ba Ðình, khi Bộ Tư lệnh Hải quân của cái
gọi là “Quân đôi Nhân dân” liên tục báo cáo Bộ Chính trị cộng Ðảng Việt
Nam về các ý đồ của hải quân Trung Quốc, nhưng không bao giờ được nghe
trả lời hay bất cứ chỉ thị nào cho các câu hỏi sống chết: “Trung Quốc
là bạn hay thù? Chúng đánh ta, ta có đánh trả không?” để các chiến sĩ
“Hải quân nhân dân” bị thủy táng ghi dấu phần hải đảo xa xôi của Tổ
Quốc Việt Nam, để cho tên tướng tàn bạo Hứa Thế Hữu lập công dâng lên
Mao Trạch Ðông. Từ đó, các trang quân sử chính thức của Cộng sản Việt
Nam chỉ dám gọi “hải quân nước ngoài” trong toàn bộ tài liệu để chỉ lực
lượng Hải quân Trung Quốc trong trận chiến này.
Bước sang lãnh
vực tham nhũng: Nhìn sâu vào vấn đề, người theo dõi thời cuộc hẳn thấy
viên thuốc đắng bọc đường được Nhựt Bổn nhét vào miệng Cộng sản Việt
Nam sau vụ tham nhũng PCI khuấy động từ tội phạm Huỳnh Ngọc Sỹ đến Bộ
Chánh trị CSVN. Ðó là quyết định đã được hai bên nhìn nhận:
“Ðể
đối phó với cá nhân tham nhũng liên quan tới ODA, đến tháng 6 năm 2009,
Việt Nam phải xây dựng những quy định phối hợp giữa các cơ quan có liên
quan trong việc thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến những nghi
vấn tham nhũng. Cho đến tháng 6 năm 2010, Việt Nam phải xây dựng được
bộ luật riêng để bảo vệ nhân chứng, bao gồm người Việt và người nước
ngoài. Phía Việt Nam đã cam kết tiến hành ngay việc điều tra và chia sẻ
thông tin kịp thời với Nhật, khi tiếp nhận được thông tin có độ tin cậy
cao, liên quan tới tham nhũng ODA của Nhật. Nhật cũng yêu cầu chiến
lược quốc gia chống tham nhũng đến năm 2020 mà thủ tướng CSVN sắp ký
phải được triển khai thông qua sự tham vấn chặt chẽ của nhà tài trợ.
Cho đến tháng 6 năm 2009, Việt Nam phải ban hành quy định về việc tiếp
nhận và xử lý thông tin, tố cáo liên quan đến tham nhũng. Bộ Tư Pháp
phải soạn thảo nghị định về sự tham gia của các tổ chức quần chúng, xã
hội, nghề nghiệp, trong quá trình xây dựng luật và hoạch định chính
sách. Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư phải xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trong
đấu thầu, buộc các cơ quan và pháp nhân tham gia đấu thầu phải ký và
tuân thủ”.
Ðiều
cần lưu ý là Nhật cho biết họ sẵn sàng tuyên bố chấm dứt ODA bất kỳ lúc
nào nếu Cộng sản Việt Nam không thực hiện đúng các cam kết. Như vậy là
Ðảng và Nhà nước đã chấp nhận trả những cái giá rất lớn để có được
tuyên bố nối lại viện trợ của Nhật.
Không biết những cam kết
chính trị Nhật đòi hỏi là gì và chuyến đi Nhựt sắp tới của Nông Ðức
Mạnh theo đòi hỏi của Nhựt sẽ còn có thêm những gì ngoạn mục nữa, nhưng
qua cung cách coi như Nhựt bỏ quên Huỳnh Ngọc Sỹ trong tù với cái tội
bị coi như “lảng xẹt”; và bỏ quên không truy thêm Bí Thư Thành Ủy Sài
Gòn Lê Thanh Hải có liên quan thế nào đến vụ PCI, dư luận cảm thấy Nhựt
rất tự tin, nhắc lại nhiều lần với phía Cộng sản Việt Nam là “Tất cả
những nhà tài trợ khác, dù đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trong năm
2009 nhưng đều đang chờ quyết định của Nhật để hành động tương tự”.
Ðiều
dư luận không quên là trước đó chánh phủ của Nguyễn Tấn Dũng, dưới sự
lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã phải đáp ứng những yêu cầu gần
như mệnh lệnh của Nhật:
1. Bắt Huỳnh Ngọc Sỹ phải diễn ra trong lúc Thái tử Nhật đến Việt Nam, không được trễ hơn dù chỉ một ngày. 2.
Nhật sẽ được quyền sở hữu từ 75% đến 100% các doanh nghiệp trong các
lãnh vực chủ lực mà từ trước đến giờ chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới
được tham gia vì lý do an ninh quốc gia (như: viễn thông, dầu khí, điện
lực,...) 3. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong các
lãnh vực này thì phía Nhật sẽ được ưu tiên là đối tác và cổ đông chiến
lược. Chánh phủ đã chỉ thị sửa đổi hàng loạt nghị định, thậm chí sửa
luật “trình” Quốc hội nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các cam kết
cho Nhựt. 4. Dự thảo luật viễn thông cho phép tất cả các thành phần
kinh tế không phân biệt sở hữu được quyền tham gia vào việc kinh doanh
hạ tầng viễn thông (trước giờ phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc nhà
nước chiếm cổ phần chi phối). 5. Ðề xuất chia tách tập đoàn EVN
thành những đơn vị nhỏ hơn, mới nghe cứ tưởng là để tốt hơn cho đất
nước nhưng động lực chính là để đáp ứng cam kết với Nhựt.
Như
vậy là qua vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, trong khi Trung Quốc chưa kịp đô hộ Việt
Nam lần thứ 5, trò chơi tham nhũng và bịt miệng nửa kín nữa hở đã đưa
tới kết quả là Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
bán đứng quyền lợi quốc gia “cả sĩ lẩn lẻ” cho Nhựt, sau khi đã dâng cả
nước cho Tàu, qua vụ án Bauxite đang càng lúc càng khiến dư luận xôn
xao hơn; xôn xao đến độ mọi người có thể thấp thoáng thấy ngày sụp đổ
triều đại Nông Ðức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng không xa hơn số quặng Bauxite
được đưa xuống cảng rời bến Việt Nam.
Hẹn con thư sau Giáo Già
|