Mới
đây tại Hà Nội, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và quân
chủng Hải Quân đã công khai đưa ra các biện pháp nhằm tuyên truyền về
biển, đảo đến với công dân, khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác cũng như
nhà trường về việc dạy và học địa lý lịch sử nước nhà.
Photo courtesy of VietNamNet
Một đảo lớn của Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay trên đảo. Nguồn: TTO
Điều
này nói lên được những gì trong hoàn cảnh hiện nay? Mặc Lâm tìm hiểu ý kiến của
một số người trước quyết định được xem là khá mới mẻ này, mời quý vị theo dõi.
Từ
sau cuộc chiến tranh biên giới ngăm 1979, Việt Nam đã đặt mình trong tư thế lúc
nào cũng canh cánh mối lo sẽ bị tấn công một lần nữa từ nước láng giềng phương
Bắc. Nỗi lo này thay đổi từng thời kỳ, khi đậm khi nhạt nhưng chưa bao giờ thực
sự tan biến mặc cho những lời lẽ ngoại giao đẹp đẽ trên môi lãnh đạo hai nước mỗi
khi có dịp gặp gỡ nhau. Sống chung hòa bình vẫn là khẩu hiệu. Và khẩu hiệu thì
có thể biến đổi mỗi khi không khí chính trị có chiều hướng ấm lên hay lạnh đi.
Từ
đàn áp biểu tình
Tám
mươi tư triệu dân từ người già đến trẻ kể cả học sinh đều hiểu việc này cả. Thứ
hai là mấy năm gần đây nhà nước đã ký hiệp định về vùng biển đã khiến người dân
không hài lòng.
Một
nhà ngoại giao về hưu ở Hà Nội
Người
ta còn nhớ cách đây không lâu, khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về quần đảo
Trường Sa thì lập tức trong nước dấy lên phong trào của sinh viên và trí thức
biểu tình phản đối. Công an được lệnh mạnh mẽ trấn dẹp bất kể mục đích của những
người biểu tình là chỉ chứng tỏ lòng yêu nước của họ trước những tuyên bố ngang
ngược của một nước láng giềng luôn cậy thế lớn mạnh với các nước nhỏ hơn. Sự
đàn áp này của công an được hiểu ngầm nhiều cách, một trong các lý do đưa ra để
giải thích hành động lạ lùng này là nhà nước không muốn mất lòng Bắc Kinh, có
thể dẫn đến những xung đột không cần thiết, nhất là trong lúc Việt Nam cần ổn định
để phát triển.
Đến
kêu gọi học tập, giữ gìn và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
Đại biểu Thái Thanh Hùng đề nghị Nghị quyết kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng nêu
rõ sự phản đối Trung Quốc đưa Hoàng Sa vào TP Tam Sa Ảnh: HC. Photo
courtesy of VietNamNet.
Sự
việc chừng như lặng đi một thời gian cho đến cách đây vài ngày, Hà Nội công
khai kêu gọi tất cả mọi tầng lớp dân chúng, học tập, giữ gìn và bảo vệ sự toàn
vẹn lãnh thổ trong đó nhấn mạnh đến các hải đảo nơi mà trước đây không lâu khi
báo chí nói đến thì được cho là nhạy cảm. Trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội kêu gọi
nhà trường cần thay đổi môn học địa lý và lịch sử để học sinh hiểu rõ hơn chủ
quyền cũng như lãnh thổ của mình hơn. Một giáo sư hiện đang giảng dạy lịch sử tại
ĐHQG/TPHCM cho biết ý kiến của bà sau khi nghe sự kêu gọi thay đổi này, bà nói:
“Theo tôi điều
này hợp lý vì nếu bây giờ mới đưa vào nhà trường thì tôi nghĩ cũng đã muộn. Tất
nhiên cũng có nguyên nhân của nó vì từ xưa đến nay chúng ta nghiên cứu các vấn
đề chủ quyền đất nước, lịch sử chỉ trên đất liền mà bỏ xót vùng lãnh hải.”
Người
dân khi nghe tin này thì sao? Một nhà ngoại giao đã về hưu hiện đang sống tại
Hà Nội nhận xét:
“Tám mươi tư triệu
dân từ người già đến trẻ kể cả học sinh đều hiểu việc này cả. Thứ hai là mấy
năm gần đây nhà nước đã ký hiệp định về vùng biển đã khiến người dân không hài
lòng.”
Hôm
nọ nó đem lên trang mạng nó dọa nó sẽ đánh trong vòng 31 ngày đấy nhưng nào có
đâu? Không phải thế đâu, Trung Quốc phải biết mình là ai. Bây giờ là nước mới
phát triển với 1 tỷ 3 dân mà đa số vùng sâu vùng xa còn nghèo khổ lắm.
Một
viên chức ngoại giao
Trong
bản đề nghị vừa nói, Ủy ban MTTQVN cũng kêu gọi văn nghệ sĩ hãy sáng tác và
phát huy sức mạnh của văn chương nghệ thuật nhằm đề cao tinh thần yêu nước. Điều
này lại cũng là một việc rất lạ so với trước đây ít lâu, những sáng tác nào có
bóng dáng phương Bắc đều bị kiểm duyệt, tác phẩm Con Rồng Đá của Vũ Ngọc Tiến
và Lê Mai là một ví dụ. Nhà văn kiêm kịch tác gia Nguyễn Khắc Phục, một tác giả
có nhiều tác phẩm về chủ đề đất nước cho biết cảm tưởng của ông:
“Bây giờ cái việc
mà khơi nó ra, nâng nó lên, và lan tỏa ra thành cao trào yêu nước thì đó là một
việc làm rất là đúng đắn.”
Nhà
văn Vũ Thư Hiên cho biết những cảm nghĩ của ông trước và sau những kêu gọi này,
ông nói:
“Có lẽ khi họ bắt
đầu nói tới thì có một cái gì đó mà ngày hôm nay mình chưa biết được. Tôi thấy
cái này cũng như quần chúng biểu tình thì cứ để cho người ta phát huy quyền tự
do mình chỉ nên bảo vệ tòa đại sứ Trung Quốc mà thôi, chứ việc kêu án anh Điếu
cày và cho là trốn thuế thì người ta cười cho.”
Việc
kêu gọi công khai lòng yêu nước của công chúng cũng như sự thay đổi mạnh mẽ
trong các cách hành xử mà trước đây không thể xuất hiện, đã dấy lên ý kiến lo
ngại về khả năng có thể khiến cho người láng giềng nổi giận và đi đến chỗ xâm lấn
đất nước một lần nữa. Việc này được viên chức làm việc trong ngành ngoại giao
cho biết những nhận xét của ông như sau:
Có
lẽ khi họ bắt đầu nói tới thì có một cái gì đó mà ngày hôm nay mình chưa biết
được.
Nhà
văn Vũ Thư Hiên
“Bây giờ có nhiều
người người ta cũng đem ra cái câu đó người ta dọa. Hôm nọ nó đem lên trang mạng
nó dọa nó sẽ đánh trong vòng 31 ngày đấy nhưng nào có đâu? Không phải thế đâu,
Trung Quốc phải biết mình là ai. Bây giờ là nước mới phát triển với 1 tỷ 3 dân
mà đa số vùng sâu vùng xa còn nghèo khổ lắm.”
Cho
dù thế nào thì cuộc vận động chính thức của Ủy ban MTTQVN kết hợp với Quân chủng
Hải quân cũng nói lên được rất nhiều điều. Ít nhất từ đây, người dân có quyền học
tập, sáng tác và chứng tỏ lòng yêu nước của mình thông qua sự thật lịch sử mà
không còn sợ hai tiếng nhạy cảm treo trên đầu như từ trước đến nay nữa.