Thứ Bảy, 2024-04-20, 6:16 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 15 » Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần V).
6:12 AM
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần V).

Ngòi bút nhỏ máu của Svetlana Alexievitch (3) : Lời nguyện cầu cho Tchernobyl
(La Supplication)

Bảo Thạch (RFI)

Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần I)

• 
Kỷ niệm 20 năm CNCS sụp đổ (Phần II):
Hungari, xã hội thay đổi trước chính quyền

• 
Kỷ niệm 20 năm CNCS sụp đổ (Phần III):
Liên Xô không còn can thiệp vào các nước Đông Âu

•  Kỷ niệm 20 năm CNCS sụp đổ (Phần IV):
Những kẻ bị mê hoặc vào cõi chết


 
Nhà văn Svetlana Alexievitch
(Nguồn : www.aftonbladet.se)
Với tác phẩm La Supplication (Lời nguyện cầu), Svetlana Alexievitch không nhằm mục đích nói về Tchernobyl. Điều mà bà mong ghi lại, theo lời nhà văn nữ này, đó là thế giới Tchernobyl, hay nói đúng hơn hình ảnh mang dấu ấn Tchernobyl trong tâm tưởng những kẻ sống sót. Bởi vậy mà tác phẩm mới mang tiểu tựa : Tchernobyl, chứng từ về thế giới sau ngày tận thế.

Lần này 88 nạn nhân của biến cố Tchernobyl, 10 năm sau khi nhà máy điện hạt nhân bùng nổ năm 1986, đã mượn ngòi bút của Svetlana Alexeivitch để kể lại những câu chuyện có thật được dòng ký ức bảo lưu nhưng thời gian không thể hóa giải, bởi vì những điều họ đã chứng kiến, nỗi đọan trường của những người xưng ‘Tôi’ ở đây không thể nói thành lời. Không ai có thể lý giải, đa số trong họ vẫn còn mang chứng tích của một thảm họa mà cho đến nay người ta vẫn tìm mọi cách để phủ lên một bức màn im lặng. Còn họ, họ muốn hiểu vì sao mây không còn là mây mà là một đám bụi phóng xạ bay tỏa sang khắp nơi. Họ muốn biết vì sao đất không còn là đất mà là nghĩa trang, người ta phải cày xới lên để chôn vùi nhà cửa làng mạc mùa màng bị nhiễm độc. Họ không thể lý giải vì sao con người, muông thú, cỏ cây, rừng núi, non nước, tấtcả một sớm một chiều biến thành chất độc vô hình hủy diệt sự sống.

Nhân vật kể chuyện đầu tiên sau đây là thiếu phụ tên Luxia. Chồng cô thuộc đội lính cứu hỏa, mặc áo sơ mi, đã chạy lên nóc nhà máy điện hạt nhân để chữa cháy. Vài ngày sau đó trong lúc người chồng hấp hối, người ta đã nói với cô vợ trẻ - Cô phải nhớ người chồng yêu quý của cô không còn nữa, thay vào đó trước mặt cô chỉ là một vật thể nhiễm phóng xạ:


Chúng em vừa mới cưới nhau. Khi đi trên phố chúng em vẫn nắm tay nhau và cả những lúc đi cửa hàng. Em nói với anh ấy, em rất yêu anh, thế nhưng lúc đó em vẫn chưa hiểu là em đã yêu anh ấy đến nhường nào, em chưa có ý niệm rõ ràng. Chúng em ở trong doanh trại lính cứu hỏa, nơi anh ấy làm việc. Chúng em ở tầng một cùng với ba gia đình trẻ khác, tất cả các hộ dùng chung bếp. Xe cứu hỏa thì ở phía dưới tầng trệt, những chiếc xe sơn màu đỏ. Chồng em là lính cứu hỏa mà lúc nào em cũng biết chồng em ở đâu và làm những cái gì. Vào lúc nửa đêm em nghe thấy một tiếng động lớn, em ngó ra cửa sổ, anh ấy nhìn thấy em và nói :

 - Em đóng cửa sổ vào và đi ngủ đi, có cháy ở nhà máy điện, anh sẽ về ngay.

Em không nghe thấy tiếng nổ và chỉ nhìn thấy lửa bốc cháy, tất cả dường như rực sáng, sáng cả trời lửa cháy bốc cao, tàn khói bay, nóng kinh khủng. Vẫn không thấy chồng em quay trở lại. Tàn khói là do nhựa đường cháy mà, nóc nhà máy điện có phủ một lớp nhựa đường. Về sau chồng em kể lại rằng những người lính cứu hỏa đã giẫm chân lên trên đó như đi trên hắc ín. Các anh ấy dập tắt được đám cháy rồi lấy chân đá những miếng than chì nóng bỏng xuống phía dưới. Các anh ấy đi chữa cháy mà ăn mặc như lúc bình thường, tức là mặc sơ mi không có quần áo bảo hộ. Chẳng có ai nhắc nhở báo trước gì cả. Người ta gọi các anh như đến dập một đám cháy bình thường. Khi anh ấy về, em nhìn thấy chồng em mặt sưng rộp tấy phồng lên, chỉ còn thấy lờ mờ hai con mắt anh ấy.

Nhiều bác sĩ, y tá và nhất là các hộ lý của bệnh viện sau này đã bị ngã bệnh rồi chết, thế nhưng chẳng ai biết đến việc này cả. Các bác sĩ nhắc đi nhắc lại rằng những người lính cứu hỏa đã bị ngộ độc hơi gaz, chẳng có ai nói là họ bị nhiễm phóng xạ cả. Trong lúc đó, xe quân đội kéo đến đầy thành phố. Tất cả các ngả phố bị chặn hàng rào, trong toàn khu vực và trên các tuyến giao thông chính xe lửa không chạy nữa. Đài phát thanh thông báo là người dân trong thành phố sẽ phải đi sơ tán, có thể trong vòng ba đến năm ngày. Hãy mang theo cuồn áo ấm, quần áo thể thao, mọi người sẽ vào rừng sống ở trong các lều trại.

Buổi tối em nôn mửa, em đang có thai sáu tháng và cảm thấy mệt mỏi. Trong đêm em mơ thấy anh ấy gọi em, lúc chồng em còn sống, khi ngủ mê em thấy anh ấy gọi em : Luxia…Luxianka. Thế nhưng kể từ khi chồng em chết, em ngủ mê anh ấy không một lần nào gọi em nữa, không một lần nào cả. Chồng em đã biến đổi, cứ như mỗi ngày em gặp một người khác… Các vết bỏng ngày càng xuất hiện nhiều, ở cả trong mồm trên lưỡi trên má, lúc đầu chỉ là những vết loét lở nho nhỏ sau đó nó lan rộng ra. Các lớp vẩy khô cứng bong ra trông như những mảng phim. Sắc mặt, cả người anh ấy là những màu xanh, màu đỏ, màu xám nâu.

Tất cả những gì của anh ấy đều thuộc về em, em đã yêu quý biết nhường nào. Cái đó không thể kể ra được, không thể viết ra được. Em yêu chồng em nhưng em vẫn chưa biết là em yêu anh ấy đến thế. Chúng em vừa mới cưới, chúng em đi dạo chơi trên phố, anh ấy cầm lấy hai tay quay bổng em lên, thế rồi anh ấy ôm ghi lấy em và hôn em, mọi người đi qua và tất cả đều mỉm cười.

Theo chuẩn đoán, cơn đau dữ dội do bị nhiễm phóng xạ kéo dài trong 14 ngày và người bệnh cũng chết dần chết mòn. Trong mười bốn ngày ấy da cánh tay và cẳng chân rạn nứt đầy những vết phồng rộp. Khi anh ấy lúc lắc đầu, những túm tóc dính bết trên tai. Em định nói đùa : tiện thật chẳng cần đến lược chải đầu nữa. Sau đó ít lâu người ta cạo trọc đầu bệnh nhân. Em tự cắt tóc cho chồng, em muốn làm tất cả những gì cần thiết cho anh ấy. Nếu như thể trạng em khỏe mạnh thì em đã ở cạnh anh ấy 24 giờ mỗi ngày.

 Em nuối tiếc từng phút trôi qua, tiếc rẻ từng phút một. Người ta liên tục tiêm thuốc cho anh ấy ngủ, tòan là các lọai thuốc ma túy. Còn em em sẵn sàng làm bất cứ việc gì để cho anh ấy đừng nghĩ đến cái chết, để chồng em không nghĩ rằng bệnh của anh ấy thật khủng khiếp.

Em lo sợ cho anh ấy.Những mẩu đối thọai loáng thoáng tái hiện trong trí nhớ em. Một người nào đó động viên em : Đừng quên rằng đây không còn là người chồng yêu quý của cô nữa, trước mặt cô là một vật thể phóng xạ có mức độ lây nhiễm cao. Cô không phải là kẻ muốn tự tử, hãy tự lo cho bản thân cô đi. Còn em thì gào thét như con điên, tôi yêu anh ấy…. tôi yêu anh ấy. Khi chồng em ngủ, em thì thầm vào tai anh… em yêu anh lắm ! Khi đi trong hành lang bệnh viện, em lẩm bẩm em yêu anh lắm !

Những lúc em ở bên cạnh, chẳng có gì xảy ra đối với anh ấy cả, thế nhưng khi em vừa vắng mặt thì người ta lại mang anh ấy đi chụp phim, trên người không mảnh quần áo nào, lúc ngủ cũng vậy chỉ đắp chòang một tấm vải mỏng nhẹ mà em vẫn thay hàng ngày. Buổi tối tấm vải đầy vết máu. Khi em nâng anh ấy lên, những mảng da dính lại trên tay em. Em bảo chồng -Anh yêu ơi giúp em với, anh tự chống tay nâng lên đi, dùng cùi tay để em vuốt nệm cho phẳng không có vết gấp và đừong gờ may. Bởi vì chỉ một đường gờ may cũng làm anh ấy bị rách da.

Người ta chụp ảnh. Họ nó rằng để nghiên cứu khoa học. Lẽ ra em nên đuổi họ đi, em phải đánh cho họ một trận. Làm sao họ lại có thể làm như vậy. Tất cả những gì của anh ấy là của em, rẩ yêu quý của em. Giá như em có thể ngăn không cho họ vào phòng, giá như em có thể. Em từ trong phòng ra hành lang, em va vào tường vấp phải chiếc ghế dài mà em không nhìn thấy. Em nói với cô y tá trực, anh ấy đang hấp hối. Cô ấy đáp lại :

- Chị muốn mơ tưởng gì nữa ? Anh ấy bị nhiễm 1600 đơn vị, trong khi chỉ cần nhiễm 400 đơn vị thì đã chết rồi. Chị đang đứng cạnh một cái lò phản ứng hạt nhân đấy.

Trước hôm xảy ra vụ nổ, những người ở cùng khu nhà chụp ảnh chung với chúng em. Các ông chồng rất đẹp trai, tươi vui. Ngày cuối cùng trước khi xảy ra vụ nổ, chúng em rất hạnh phúc.

Những câu nói cuối cùng của anh ấy là : Luxianka… Luxianka. Em không rời chồng em nữa, em đi cùng anh ấy cho đến khi người ta đưa anh ấy vào quan tài. Em nhớ là không phải quan tài mà là một chiếc túi nhựa lớn…một chiếc túi nhựa. Thân hình chồng em lúc đó chỉ còn như là một vết thương lớn.

Hai ngày cuối cùng ở bệnh viện, em nâng tay chồng em lên, xương tay anh ấy lục khục và các mảng da thịt đã long ra. Những mảnh vụn của phổi của gan trào ra từ miệng anh ấy. Anh ấy bị sặc, ngạt vì chính các bộ phận trong cơ thể. Em cuốn vào tay một mảnh vải và thọc vào miệng để moi những thứ ấy ra. Không thể kể được hết những điều ấy. Không thể viết hết ra được, lúc ấy em mới 23 tuổi….

Vừa rồi là trích đọan phần tường thuật của Luxia. Luxia còn cho biết thêm đứa con của bà từ lúc lọt lòng cho đến nay phải dành nửa thời gian để nằm bệnh viện. Có lẽ bởi vì Luxia đã qúa săn sóc người chồng cũ và bà đã bị nhiễm bệnh từ lâu mà không biết.


Tchernobyl...  20 years after! 

Thảm họa Tchernobyl bắt đầu ngày 25 tháng tư năm 1986 khi các nhân viên trung tâm nguyên tử này của Ucraina chuẩn bị cho công việc bảo trì lò phản ứng số bốn. Nhưng Ê-kíp này không được thông tin đầy đủ về những rủi ro trong hành động của họ.

Tai nạn xảy ra vào lúc 1giờ 24 ngày 26/4. Họ nhấn nút ngừng khẩn cấp sau khi thấy điều khả nghi nhưng đã quá muộn. Hai vụ nổ liên tiếp đã phá hủy phần trung tâm lò. Chất Uranium bị cháy gây ra một phản ứng nguyên tử không kiểm sóat được đã nhấc bổng một tấm lót bằng bê tông nặng đến 2 nghìn tấn đặt trên lò phản ứng. Rồi đám cháy xảy ra kéo dài cho đến ngày 5/ 5. Ngay lập tức lính cứu hỏa đã cố gắng dập đám cháy. Nhưng tất cả đã bị nhiễm phóng xạ. Độ phóng xạ tăng vọt, lò phản ứng bị phá hủy đã phun ra tất cả các lọai đồng vị phóng xạ thâm nhập vào lục phủ ngũ tạng con người. Giám đốc trung tâm Ryukhanop gọi điện cho Matxcơva thông báo có tai nạn tại Tchernobyl nhưng ông lại nói lò phản ứng không bị hư hao.

Sáng ngày 26/4 trẻ em trong khu vực đi học như thường lệ. Mọi người chuẩn bị mừng lễ lao động 1/5. Dân cư chỉ biết tai nạn xảy ra thông qua một tuyên bố chính thức của giám đốc Trung tâm Tchernobyl xác nhận là tình hình nhiễm phóng xạ không đáng lo ngại. Lò phản ứng trong lúc đó tiếp tục cháy, các bụi phóng xạ cứ tiếp tục được tung lên bầu trời trong cả 10 ngày cho đến khi người ta lấp được lỗ hổng của lò phản ứng. Trong tập sách Lời nguyện cầu, một chứng nhân quan trọng khác là vị Viện trưởng Viện năng lượng hạt nhân Belarus, nước sát cạnh với Ucraina. Ngay từ ngày 26/4 khi ở Matxcova ông ta đã điện thọai liên tục đòi gặp ông Sliunkop, Bí thư thứ nhất thuộc Ban chấp hành Belarus để báo động. Trong ba ngày, người ta không thèm trả lời ông. Ba ngày sau khi về Minsk, ông tìm đến văn phòng của Sliunkop, ông kể lại :

Ngày 29/4 tôi nhớ chính xác như vậy, 8 giờ sáng tôi đã ngồi đợi bên ngoài văn phòng Sliunkop. Cho dù tôi cố gắng nằn nì nhưng chẳng có ai tiếp tôi cả. Đến lúc5 giờ rưỡi chiều có một nhà thơ nổi tiếng của Belarus từ văn phòng của Sliunkop đi ra, chúng tôi quen biết nhau, anh nói :

- Mình với đồng chí Sliunkop trao đổi về những vấn đề văn hóa Belarus Tôi tức giận nói:

- Nhưng sắp tới sẽ chẳng còn ai để phát triển cái văn hóa đó nữa đâu. Sẽ không còn độc giả đọc thơ vãn của các ông nữa nếu như chúng ta không khẩn cấp sơ tán mọi người ra khỏi khu vực quanh Tchernobyl, nếu như chúng ta không cứu họ

Nhà thơ nói :

- Này ông nói gì đấy, người ta bảo với mình là đã dập tắt được đám cháy rồi cơ mà.

Cuối cùng thì tôi cũng vào gặp đựoc Sliunkop và miêu tả lại cho ông ta những gì tôi đã thấy hôm trước. Cần phải cứu tất cả những người dân, hàng ngàn tấn Xezium, Iốt chì, Zirconium, Catminium, Berilium , Boric và một khối lượng vô kể chất Plutonium Trong các lò phản ứng loại BRMK chạy bằng Uranium graphit như ở Tchernobyl người ta làm giàu chất Plutonium để dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử. Tất cả các chất độc phóng xạ đó đã rơi vãi xuống đất nước tôi. Tổng cộng có đến 450 lọai bụi phóng xạ với khối lượng tượng đương 350 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima. Lúc này cần phải nói dưới góc độ khoa học vật lý và các định luật vật lý thế nhưng các vị lãnh đạo lại chỉ nói đến kẻ địch họ tìm kiếm, họ tìm kiếm truy lùng kẻ địch. Sliunkov hỏi tôi :

- Tại sao cá nhân viên phóng xạ trong viện của ông lại bổ túa đi khắp nơi trong thành phố làm cho mọi người hoảng sợ ? Tôi đã tham khảo viện sĩ Hàn lâm Yline ở Matxcowva, theo các nhóm nghiên cứu của viện thì ở đây tình hình vẫn bình thường. Làm thế nào bây giờ nhi ? Tất cả nhà vật lý nào cũng dám dạy khôn Ban chấp hành Trung ương ư ?

Không, các vị lãnh đạo không phải là những kẻ phạm tội ác họ chỉ là những kẻ mu muội mà thôi, một sự kết hợp giữa rốt nát và tư tưởng bè phái đẳng cấp. Nguyên tắc sống của họ từ lúc còn ở trường học cho đến lúc nằm bên trong guồng máy lãnh đạo đó là vo tròn không bao giờ thò mũi ra ngòai cả. Người ta đang chuẩn bị đề bạt Sliunkovv vào một chức vụ quan trọng hơn ở Matxcơva.

Tất cả là như vậy, tôi cho rằng chắc là Sliunkov đã nhận được một cú điện thọai từ Kremlin của Gorbachev - « tuyệt đối đừng gây chấn động, reo rắc kinh hòang, đã có nhiều chuyện ầm ĩ ở phương tây về việc này rồi.. »- Luật chơi rất đơn giản. Nếu anh không đáp ứng những đòi hỏi của cấp trên thì anh sẽ không được thăng quan tiến chức, anh sẽ không được đi nghỉ trong những khu vực ưu tiên dành cho lãnh đạo, không được ở biệt thự như anh muốn. Nếu như chúng tôi đã sống trong một chế độ khép kín đằng sau bức màn sắt thì mọi người dường như lại ở sát ngay bên cạnh nhà máy điện nguyên tử. Có thể người ta sẽ lập ra ở đó một vùng bí mật giống như ở Kitchtim hay Kemibantinsk. Chúng tôi sống trong một đất nước theo mô hình Stalin, cho đến nay nó vẫn theo tư tưởng Stalin.

 Một vụ thử nghiệm không được chuẩn bị đầy đủ đã dẫn đến tai họa. Tai nạn Tchernobyl ngày nay được quy cho hai nguyên nhân chính là thiết kế sai lò phản ứng và người điều khiển thiếm khuyết không đủ năng lực. Theo từ điển Bách khoa Encyclopedia Universalist thì thiết kế sai tức là không chú trọng đến sự an toàn và các nguy cơ cớ thể xảy ra với lò phản ứng kiểu này. Cuối cùng là thiếu nghiên cứu về yếu tố con người và những phản ứng có thể diễn ra của ngừoi điều khiển máy. Thiết kế sai cũng gồm cả không hiểu biết về mặt an tòan mà chỉ trú trọng đến sản xuất.

Cần nói thêm là vào năm 1986 khi xảy ra tai nạn cũng là thời điểm ở Liên Xô ở Liên Xô cùng với ông Gorbachov người ta hô hào Glasnot tức là làm « trong sáng », tuy nhiên một nữ giáo sư trong tác phẩm Lời nguyện cầu đã thổ lộ như sau :

1986 chúng ta là ai ? Chúng ta đã hành xử thế nào trong cơn đại hồng thủy đựoc tân trang theo kỹ thuật hiện đại. Tôi, chúng ta, cả thành phần ưu tú địa phương, chúng tôi họp thành một nhóm nhỏ, chúng tôi sống trong một thế giới riêng, tách biệt khỏi môi trường ở bên ngòai, rồi chúng tôi hoài nhớ... Hoài nhớ cái gì ? Hoài nhớ tự do. Cái thế giới bên kia khác lạ, có thể đó là một hình thái của tự do. Nhưng đó cũng là một cách đùa, một kiểu chạy trốn trước thực tại. Chúng tôi sống như vậy trong cái cõi đầy hoang tưởng. Rồi xảy ra Tchernobyl, thọat đầu ai cũng nghĩ giống nhau « chuyện này chẳng liên hệ gì đến mình, nhà nước phải lo liệu. Đó là chức năng của họ ». Vả lại Tchernobyl ở các xa đây nhiều, chúng tôi cũng chẳng buồn lấy bản đồ ra xem lại. Chúng tôi chẳng thèm để ý. Chúng tôi đã không còn nhu cầu tìm hiểu sự thật. Cho đến khi nhãn hiệu « Sữa cho người lớn- Sữa cho trẻ con » xuất hiện thì chúng tôi mới có cảm giác một điều gì đó đang chập chờn vờn quanh mình. Đã đành tôi không phải là đảng viên nhưng dù sao đi nữa tôi vẫn là người Xô Viết. Tôi bỗng cảm thấy sợ chẳng biết vì lẽ gì mà lá cây củ cải Radi năm ấy lại to như lá củ cải đường. Nhưng buổi tối xem truyền hình người ta lại nói : đừng nghe theo những lời tuyên truyền. Thế là mọi người lại dẹp sang một bên những hòai nghi của mình. Ngày nay khi ngồi nhớ lại mọi chuyện tôi tự hỏi từ lúc nào thì sợi chỉ đỏ đã bị đứt ngang. Thực ra nó đã bị đứt ngay từ thuở đầu vì không có tự do. Chúng tôi không còn nhu cầu được tự do.

Bi kịch lớn sinh ra tác phẩm lớn. Tác giả, sau khi điều tra ba năm ròng ở các vùng bị nhiễm phóng xạ,  cũng đã mắc phải căn bệnh ung thư. Lời nguyện cầu được xuất bản 11 năm sau biến cố Tchernobyl nhưng vẫn gây ra những tranh cãi gay gắt. Svetlana Alexievitch bị bôi nhọ, bà bị đe dọa đến tính mạng nhưng nhiều nhà khoa học lên tiếng bảo vệ cho bà, cho một tác phẩm duy nhất mà theo họ, cho phép tìm hiểu tai họa hạt nhân đã hóa kiếp thế nào cả một cõi nhân gian.

Sau Tchernobyl, nhiều quốc gia tiến tiến đã lên kế họach giải thể các nhà máy điện hạt nhân. Họ đã nắm bắt được điều mà một nạn nhân thổ lộ trong Lời nguyện cầu. Người này đã nói : « Có một ý nghĩ lạ thường cứ ám ảnh tôi, dằn vặt lấy tôi. Ý nghĩ này không phải của tôi đâu, có lẽ tôi đã đọc đựoc ở đâu đó. Ý nghĩ này là tôi đã chứng kiến điều mà người khác chưa từng thấy. Trước mắt chúng tôi một điều gì đá hết sức khiếp khủng đã mở ra trước những người khác ».

Lời nguyện cầu của Svetlana Alexievitch trong chiều hướng ấy đựoc dâng lên đấng cao cả để cho điều khiếp khủng đó không tái diễn.

Nguồn: RFI

Category: Chính trị | Views: 768 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0