Lm Vĩnh Sang dcct
Báo Saigon Tiếp Thị số 22 ra ngày thứ Sáu 6/3/2009, nơi trang 36 có
đăng bài “ Chuẩn bị khời công nhà máy luyện Oxid nhôm” của tác giả Bảo
Ngọc. Bài báo được nhấn mạnh (in chữ to) bởi một đoạn như sau:
Công
ty cổ phần Alumin Nhân Cơ ( thuộc tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
TKV) đã hoàn tất việc san ủi mặt bằng chuẩn bị khởi công nhà máy luyện
oxid nhôm tại xã Nhân Cơ (huyện Dak Rlap), Với diện tích 200 hecta,
các hạng mục phụ trợ khác như đường vào nhà máy, khu nhà điều hành, …
cũng đã hoàn thành.
Với thông tin này, bài báo cho thấy
người ta chính thức khẳng định quyết tâm thực hiện dự án khai thác
quặng boxit vùng tây nguyên, bất chấp dư luận và bất chấp phản biện xã
hội, cho dù các phản biện đó có căn cứ khoa học và văn hóa. Khai thác
quặng boxit tại tây nguyên, người ta cố tình thực hiện một cuộc tàn phá
hủy diệt môi trường sống của muôn loài, trong đó có loài người, có một
chủng tộc con người mang tên Việt Nam.
Không thể biện minh bằng
lợi nhuận kinh tế, bởi các nhà kinh tế và khoa học đã chỉ ra rằng không
có lợi nhuận cho quốc gia về phương diện kinh tế, ngược lại còn làm
thiệt hại kinh tế do lượng điện, lượng nước tiêu thụ quá lớn nhưng giá
thành của thành phẩm trên thế giới quá rẻ.
Theo dõi các phản
biện được công khai phát biểu, chúng ta không hiểu nổi tại sao người ta
lại quyết định như thế nếu người ta còn lương tri.
Không thể
tin được qui trình được vạch ra trên giấy mà có thể áp dụng trong thực
tế. Người ta biện minh bằng qui trình rằng, làm vệ sinh mặt bằng (khai
thác gỗ), bóc lớp đất mặt để qua một bên, khai thác lớp quặng bên
dưới, sau đó lấp lại lớp đất mặt, bón thêm phân để phục hồi đất và tái
trồng cây phủ xanh mặt bằng. Tin được không ? Con nít cũng không tin
được. Họ làm như họ đào một khoảng đất vài mét và làm hoàn chỉnh ngay
trong ngày, mà ngay cả làm trong một phạm vi nhỏ bé như vậy, họ có bao
giờ làm đàng hoàng đâu, cứ xem ba cái lô cốt trong thành phố này, hết
ngày này qua ngày khác, rào lại để hạn chế đường giao thông, vắng tanh
không một người thợ làm việc, cứ vậy năm này qua tháng khác (báo Tuổi
trẻ số ra ngày thứ hai 9/3/2009 thông tin nơi trang 3: có 194 lô cốt
trên 72 tuyến đường). Mà nếu có cái nào làm xong, thi hãy chạy một
vòng để xem cách họ tái tạo mặt bằng, nham nhở như gương mặt nham nhở
của những kẻ vô lương tri. Tội nghiệp! báo ra ngày hôm nay (báo Phụ
Nữ thứ ba 10/3/2009 ) đăng tin về một người con gái, tuổi em còn rất
trẻ (22 tuổi), em đã trượt ngã xe vì mặt đường tái tạo không hoàn
chỉnh, chiếc xe sau chồm tới cán chết em tại chỗ, đau xót làm sao!
Biết tin này, nhưng kẻ có trách nhiệm có thấy một chút gì ân hận không?
Tôi nghĩ là không, vì nếu có thì đã bao nhiêu cái chết thương tâm trước
đó do cách làm cẩu thả phải làm cho họ thay đổi cách làm việc đi chứ,
dâu cứ mãi như vậy.
Họ rẻ rúng mạng con người quá, họ chỉ biết
lợi nhuận dành cho họ, họ bất chấp hậu quả tai hại như thế nào để lại
cho người khác gánh chịu. Tôi không tin và tôi chắc rằng rất nhiều
người không tin vào lời cam kết theo qui tŕnh để tái tạo mặt bằng của
những người chủ trương khai thác quặng oxid nhôm.
Khi khai
thác, họ có tính đến việc những cơn mưa ở đầu nguồn sẽ đổ xuống không?
Họ có biết những cơn mưa lũ đầu nguồn sẽ gây ra những tai hại gì khi
đống đất dở dang đang được bóc? Hay họ sẽ “vắt đất thay trời làm mưa,
nghiêng ruộng đổ nước ra biển”? Có thể lắm, xưa nay họ vẫn chủ trương
như vậy mà, nếu vậy kinh nghiêm “chống băo, chống lũ, chống lụt, chống
…” chống cả trời đất bao nhiêu năm nay sẽ dạy họ thêm bài học nào nữa?
Bao nhiêu người dân vô tội, của cải ruộng vườn , cơ nghiệp, .. sẽ chịu
thiệt hại để trả giá cho bài học kiêu ngạo?
Làm sao để bóc
tách được oxid nhôm ra khỏi quặng thô? Sẽ phải dùng bao nhiêu nước,
bao nhiêu điện cho công việc này? Ngay đầu nguồn, nước bị tận dụng vào
khai thác quặng, mạch nước ngầm cũng như không ngầm sẽ ra sao ? Số phận
của bao nhiêu gia đình miền xuôi cuối nguồn nước sẽ ra sao? Ngay bây
giờ đă thiếu nước sạch sinh hoạt, khai thác quặng ở đầu nguồn thì thiếu
cái gì? Mấy ngày nay trời chưa khô điện đã thiếu, “mấy ông lớn” đổ lỗi
cho nhau, chỉ người dân nghèo chịu … chết, các ông vẫn nằm phòng máy
điều hòa không khí, vẫn ngồi xe máy lạnh và vẫn đổ bia đổ rượu để trầm
ḿnh trong các cuộc truy hoan “vì công vụ”!
Để bóc tách quặng
có dùng hóa chất không? Các nhà chuyên môn bảo rằng có, mà là hóa chất
cực độc, vậy thì những giòng hóa chất thải ra len lỏi đến tận đâu, có
thấm vào thịt đất không? Có tràn vào các giòng sông giòng suối không?
Ai bảo đảm rằng ngăn chặn được giòng chảy này? Ai bảo đàm rằng không
thấm vào thịt đất? Ai bảo đảm được xin trả lời cho công luận. Công
trình hầm Thủ Thiêm, hàng chục chuyên gia, bao nhiêu máy móc tối tân,
những bài tính được xây dựng bằng những phương pháp hiện đại, chọn lựa
vật liệu rất kỹ lưỡng, thử nghiệm thiết kế cấp phối trước khi thi công,
xay đá cục lạnh trộn vào để chống tăng nhiệt, tính toán phụ gia, hàng
trăm cán bộ giám sát, thi công thử nghiệm mô hình thu nhỏ, ... Thế mà
4 đốt hầm vượt sông Saigon sang Thủ Thiên bị … nứt thê thảm
Hóa
chất tràn lan. Vụ án chất độc màu da cam còn có Mỹ để kiện, chất độc
từ việc khai thác quặng này kiện ai ? Cứ xem vụ án Vedan thì biết người
dân sẽ kiện được ai? Nửa năm trôi qua của vấn đề, hàng chục năm đi qua
trong thiệt hại, các chủ nhân ông vẫn sống nhởn nhơ, vẫn tiếp tục sản
xuất, vẫn tắm bia tắm rượu. Cả một guồng máy công quyền hùng mạnh bách
chiến bách thắng đứng cãi nhau, báo chí càng la to, sức ì càng lớn, rồi
đây khi “cứt trâu hóa bùn”, nhặt vài anh “to miệng” ra tòa là xong mọi
chuyện ! Đất nước này, người dân này oằn mình chịu khổ đau.
Một
bộ phận rất lớn người anh em miền núi làm nên dân tộc Việt Nam, cuộc
sống của những bộ tộc này gắn liền với núi rừng, rừng là nhà để sống,
âm thanh của rừng là tiếng nhạc cồng chiêng. Ba mươi năm trước, cuộc di
dân ồ ạt lên tây nguyên, biết bao nhiêu hecta rừng đă bị đốn sạch, rừng
cạn kiệt, thú rừng cạn kiệt, người anh em miền núi thoi thóp sống, lẻ
tẻ một vài thú rừng còn sót lại điên cuồng phá phách để chết, bài học
đó vẫn còn sờ sờ trước mắt, nhưng người ta nhắm mắt lại để tận diệt
rừng, hóa ra rừng như là “kẻ thù” của họ vậy ! Tội nghiệp rừng, rừng
vẫn từng che chở nuôi sống họ, bây giờ họ tự sống được rồi, rừng không
còn cần nữa.
Chúng ta đọc được trong học thuyết xă hội của Giáo
Hội Công giáo các hướng dẫn sau đây có liên quan đến nỗi đau mà chúng
ta đang gánh chịu (sách Tóm lược học thuyết xă hội của Giáo Hội Công
giáo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Bác ái Xă hội, Nhà xuất bản
Tôn giáo, xuất bản quí 4 năm 2007, sách có bán tại các nhà sách Công
giáo).
(470) Các chương trình phát
triển kinh tế cần phải cẩn thận lưu ý tới “nhu cầu tôn trọng sự tòan
vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên”, vì các tài nguyên thiên nhiên
thì có hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được. …
(471)
Mối quan hệ của những dân bản địa với đất đai của họ và tài nguyên là
một điều rất đáng chú ý, vì đó là cách biểu hiệu cốt yếu nhất bản sắc
của họ. Vì những nguồn lợi lớn lao về công – nông nghiệp hay vì tiến
trình đồng hóa và đô thị hóa quá cao, nên nhiều người trong số các dân
tộc này đã đành để mất hay liều mất đất đai mà họ đang sống trên đó,
những mảnh đất đă từng gắn chặt với ý nghĩa cuộc đời họ. Quyền lợi của
các dân bản địa cần phải được bảo vệ một cách thích đáng. Các dân tộc
này cho ta một điển hình về đời sống hài hòa với môi trường mà họ đã
rất quen thuộc và đã bảo tồn bấy lâu nay. Kinh nghiệm đặc biệt của họ,
vốn là nguồn di sản tinh thần không thể thay thế được cho toàn thể nhân
loại, đang có nguy cơ bị đánh mất cùng với môi trường đã khai sinh ra
họ.
Không phải Giáo Hội không có lập trường của mình
về các vấn đề xã hội, đặc biệt là môi trường trong tương quan với con
người. Bây giờ phải làm sao?
Lm. Vĩnh Sang, dcct
Mùa Chay 2009
Nguồn: DCCT
...
Hình : Khai thác bô-xít tại Úc
kết quả thế này
Hình : Khai thác bô-xít tại Ấn
Làm ơn đừng nói rằng công nghệ khai mỏ của họ không "tân tiến" bằng ta!
|