Thứ Ba, 2024-11-05, 8:39 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 17 » Căng thẳng biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam
9:47 PM
Căng thẳng biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam
(TuanVietNam) - TS. Nguyễn Trọng Bình bàn về căng thẳng đa quốc gia liên quan tới biển Đông và lựa chọn cho Việt Nam.

Căng thẳng biển Đông

Trong những ngày gần đây việc tranh chấp tại vùng biển Ðông và những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại trở nên một đề tài nóng. Tàu không vũ trang Impeccable của Mỹ chạm trán với hải quân Trung Quốc và nay Mỹ phải điều động hạm đội đến vùng biển; Tổng thống Philippinnes vừa ban hành luật lãnh hải tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Scarborough và Trung Quốc tổ chức các chuyến du lịch trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm toàn bộ quần đảo từ năm 1974 từ Việt Nam.



Hiện nay, trong ngôn ngữ gặp trên một số báo chí văn thư hay có thói quen gọi khu vực biển có tranh chấp ở Đông Nam Á là “biển Nam Trung Hoa” (South China Sea hay La Mer de Chine du Sud), có lẽ vì Trung Quốc được lấy làm vị trí chuẩn, chứ không mang ý nghĩa công pháp quốc tế là biển này thuộc Trung Quốc.

Vì vậy, Việt Nam đã gọi biển này là biển Đông cũng có ý nghĩa lấy Việt Nam làm vị trí chuẩn và biển này là cửa ngõ chính của Việt Nam nhìn ra biển lớn.

Biển Đông không những là nơi có nhiều nguồn tài nguyên về mỏ năng lượng (như dầu mỏ) mà còn cung cấp nguồn hải sản cho các nước quanh vùng.

Hơn thế nữa, biển Ðông còn là hành lang của các hải thuyền quốc tế qua lại tấp nập từ vùng biển Ấn Độ Dương lên Ðông Bắc châu Á.

Cho đến gần đây, theo luật và theo thông lệ quốc tế, các nước quanh vùng biển này được coi như có chủ quyền lãnh hải như vẽ trong bản đồ (lằn xanh) và khu hải phận quốc tế tàu bè vẫn được tự do qua lại. Tuy nhiên gần đây Trung Quốc công bố bản đồ chủ quyền là vùng lãnh hải hầu như độc quyền chiếm hết đảo và biển của vùng này (xem bản đồ, lằn đỏ) .

Click vào để xem ảnh lớn.


Lập trường các bên

Liên quan đến vùng biển Ðông, lập trường các quốc gia liên quan thuộc 2 nhóm chính như sau :

1. Sự việc hạn đăng ký chủ quyền hải phận quốc gia với Liên Hiệp Quốc có thời hạn là ngày 13/5/2009 nên các quốc gia đã phải lên tiếng về chủ quyền lãnh hải của mình. Việc Philippines nhảy vào tranh chấp mạnh và Tổng thống nước này ban hành luật lãnh hải là một hành động công bố chủ quyền biển của mình.

Mới đây Malaysia cũng đã lên tiếng. Phần lãnh hải họ chủ trương hầu hết ở những nơi gần lãnh hải hiện nay của họ mà Trung Quốc coi là của mình (xem bản đồ biển Trung Quốc vẽ "cái lưỡi bò" chiếm hết các đảo và vùng biển không kể gì đến các nước khác).

Việt Nam và các nước Ðông Nam Á khác hầu như chỉ tranh MỘT PHẦN BIỂN và ÐẢO. Riêng Trung Quốc với lợi thế của nước lớn (với sức mạnh của một siêu cường khu vực về kinh tế và quân sự) đã chủ trương chiếm TẤT CẢ VÙNG BIỂN và ÐẢO của khu vực này.

Trồng rau ở Trường Sa. Ảnh: Thanhnien


Trong các nước, Trung Quốc là nước siêu cường có ưu thế quân sự, kinh tế mạnh nhất, có thể chèn ép bất kỳ nước Ðông Nam Á nào trong cuộc tranh giành tay đôi với Trung Quốc.

2. Mỹ, Nhật và các quốc gia khác chủ trương đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi hải phận quốc tế ở biển Đông. Các quốc gia này không chủ trương đòi chiếm hữu đảo và chủ quyền lãnh hải, chủ quyền khai thác kinh tế, tài nguyên tại khu vực; mà chỉ đòi hỏi quyền tự do đi lại nơi lãnh hải quốc tế. Họ muốn duy trì đường hải hành này để tránh cho tàu bè phải đi vòng ra biển Thái Bình Dương xa hơn, ngoài bờ Ðông của Philippines.

Việc Mỹ mang chiến hạm đến để bảo vệ tàu Impeccable được giải thích là Mỹ muốn duy trì con đường biển quốc tế này. Xung đột với hải quân Trung Quốc xảy ra vì toàn bộ vùng biển này bị Trung Quốc chủ trương chiếm hữu (mặc dù chủ trương của riêng Trung Quốc không được quốc tế thừa nhận).

Theo thông lệ quốc tế về đường biển, vùng biển này cần có khu hải phận quốc tế, có khu vực đặc quyền kinh tế của các nước có bờ biển và mọi người được tự do đi lại. Việc Mỹ chủ trương giữ quyền đi lại tự do trong khu vực lãnh hải quốc tế này là rất quan trọng đối với các nước Ðông Nam Á, vì nó giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc. Do đó các nước Đông Nam Á có bờ biển tại vùng biển này cần ủng hộ chủ trương giới hạn sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc.

Ảnh: VNN


Khi Trung Quốc đã hoàn tất việc độc chiếm toàn bộ vùng biển Đông qua đường ranh giới của tấm bản đồ "lưỡi bò", thọc sâu xuống phía Nam và chiếm lĩnh toàn bộ khu vực biển, lúc đó họ sẽ bắt các nước đi qua, kể cả Việt Nam, phải xin phép Trung Quốc bằng sức ép kinh tế và quân sự.

Sự va chạm giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc đã xảy ra năm 2001 và nay lại xảy ra là một thời cơ cho các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn Trung Quốc có cơ hội nói lên tiếng nói bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc mình.

Lựa chọn cho Việt Nam

Đứng trước tình thế mới hiện nay, để bảo vệ quyền lợi của mình, theo thiển ý của người viết, Việt Nam nên có suy nghĩ để hành động như sau:

Qua những phản ứng của các quốc gia khu vực biển Ðông và quốc tế đối với chủ trương của Trung Quốc cho ta thấy:

1. Việc tranh chấp này chứng tỏ rằng các nước không chấp nhận toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.

2. Vấn đề tranh chấp đang trở thành tranh chấp quốc tế.

3. Vấn đề tranh chấp biển Ðông phải là sự thảo luận và phân chia theo luật pháp quốc tế và được quốc tế bảo vệ .

4 .Tranh chấp vùng biển Ðông càng nhiều quốc gia càng làm cho cuộc tranh chấp trở thành một vấn đề quốc tế , đa phương, không là sự tranh chấp tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc (hoặc nước khác với Trung Quốc), trong khi Trung Quốc giữ ưu thế về nhiều mặt.

Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Sự tranh chấp hiện nay có thể có hai quan điểm đối với Việt Nam:

1. Nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và một số ít các nước khác công nhận sự độc chiếm vùng biển này của Trung Quốc?

2. Nên ủng hộ tập quán quốc tế là các nước trên thế giới có quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển?

Thoạt nhìn, có thể có người nghĩ rằng quan điểm thứ nhất có lợi cho Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam không có nhiều khả năng hay nhu cầu để hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là bên ngoài biển Đông.

Ngược lại, nhiều nước trên thế giới có khả năng hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Với cách nhìn này thì có vẻ quan điểm số 1 như của Trung Quốc sẽ cản trở những nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và như vậy tốt cho quyền lợi của Việt Nam trong sự bảo vệ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, quan điểm thứ nhất này không phải là tối ưu vì những lý do sau:

Ngày nay, không có nước nào nước bên ngoài biển Đông đe doạ sự vẹn toàn lãnh thổ hay nền độc lập của Việt Nam. Ngay cả những nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông cũng không có yêu sách trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đất liền Việt Nam, Côn Đảo, Phú Quý và các đảo ven bờ.

Vì vậy, nếu những nước này có hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế này mà không gây thiệt hại cho kinh tế và tài nguyên, như UNCLOS đòi hỏi, thì điều đó không gây thiệt hại cho Việt Nam.

Vì vậy, việc ủng hộ duy trì tập quán quốc tế không có hại cho Việt Nam.

Và nếu Việt Nam ủng hộ quan điểm là các nước khác không có quyền hoạt động quân sự, khảo sát, đo đạc, do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì trên thực tế điều đó cũng không đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Lý do là ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ không công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sẽ cho rằng phần lớn vùng biển đó là của Trung Quốc, và họ vẫn sẽ có hoạt động quân sự trong phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, sự ủng hộ quan điểm của Trung Quốc sẽ không có nhiều ích lợi cho Việt Nam hiện nay và lâu dài mà chỉ có ích cho Trung Quốc nhiều hơn.

Nguy hiểm hơn cho Việt Nam, nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng đặc quyền kinh tế của họ thành vùng đặc quyền quân sự thì điều này sẽ tăng khả năng cho họ đòi hỏi là vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò cũng là vùng đặc quyền quân sự của họ, và tăng khả năng họ thành công trong đòi hỏi đó.

Như vậy, ủng hộ quan điểm 1 của Trung Quốc sẽ rất có hại cho Việt Nam.

Vì những lý do trên :

- Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế, một giải pháp quốc tế cho vùng biển Ðông .

- Việt Nam cần mau chóng hoàn thành bản đồ lãnh hải vùng biển đông để đăng ký với LHQ trước ngày 13/5/2009, Việt Nam cương quyết khẳng định lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc mình trước công pháp quốc tế và LHQ, bảo vệ cửa ngõ ra khơi của con tàu Việt Nam đang tiến ra biển lớn.

  • TS Nguyễn Trọng Bình
Category: Chính trị | Views: 844 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 401
Khách: 401
Thành Viên: 0