Thứ Tư, 2024-12-04, 2:32 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 18 » Kế hoạch khai thác bô xít ở Việt Nam đào ra một hố sâu lo lắng
12:20 PM
Kế hoạch khai thác bô xít ở Việt Nam đào ra một hố sâu lo lắng

Duy Hoàng, Asia Times 17/3/09, Phan Lưu Quỳnh lược dịch

Một trong những khu vực xanh tươi nhất ở Việt Nam đang phải đương đầu với sự thiệt hại nghiêm trọng về sinh thái nếu nhà nước Việt Nam quyết định thi hành kế hoạch trị giá hàng tỷ đô la để khai thác và chế biến quặng bô xít. Nhận thức được nguy cơ này đã khuấy động lên một sự phản đối kịch liệt rất hiếm khi xảy ra trong một xã hội hoàn toàn do chính phủ kiểm soát tại Việt Nam, với dân chúng, các khoa học gia, báo chí truyền thông quốc doanh, các blogger và thậm chí cả nhiều sĩ quan quân đội cũng đưa ra nhiều tiếng nói phản kháng.

 
 Công trường khai thác bô xít
Hình: Radio Chân Trời Mới
Mặc dù rõ ràng là sự phản đối trên không được phối hợp với nhau, nhưng những ý kiến bất đồng chung của họ là một phần của phong trào bảo vệ môi sinh đang đâm chồi ở Việt Nam, được ghi nhận là có ý thử thách quyền hành của nhà nước vốn từ trước tới nay vẫn được coi là bất khả xâm phạm, trong việc thi hành các kế hoạch phát triển kinh tế có quy mô lớn.  

Trong những tháng gần đây, một số các nhà khoa học trong nước đã viết nhiều bài nghiên cứu rất kỹ lưỡng, có vài bài được đăng trên các tờ báo do nhà nước kiểm soát, phơi bày ra nhiều yếu kém trong các kế hoạch khai thác quặng mỏ của chính phủ. Một trang web chuyên đăng tải tin tức trong nước được nhà nước thừa nhận, tuanvietnam.net, đã đi đầu trong việc tìm hiểu về đề tài này, trong khi các blogger đã đưa ra nhiều bài phân tích thậm chí còn nghiêm khắc hơn.

Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng đã tuyên bố vấn đề khai thác quặng bô xít là "một chủ trương lớn của đảng và nhà nước", đồng thời chấp thuận cho phép nhiều dự án khai thác quặng mỏ ở vùng cao nguyên trung phần Việt Nam. Kế hoạch chỉ đạo của nhà nước kêu gọi đầu tư khoảng 15 tỷ đô la cho đến năm 2025 để khai thác nguồn tài nguyên bô xít giàu có, ước lượng đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới.  

Trong suốt thập niên qua, sự đi lên của Việt Nam như một nước xuất cảng nông phẩm đã trở nên lớn mạnh một phần là nhờ ở việc gia tăng trồng trọt cà phê và các loại cây hái ra tiền khác trên vùng cao nguyên màu mỡ ở Tây Nguyên. Ðây là một khu vực có cảnh đẹp tuyệt vời với tiềm năng dồi dào về du lịch sinh thái. Vì thế mà có nhiều người Việt Nam đang thắc mắc về sự hợp lý của lý do kinh tế được đưa ra và sự hiểu biết về môi sinh trong việc biến đổi một khu vực kinh tế đang phong phú thành một khu hầm mỏ lộ thiên. 

 
Những dãy nhà ở của công nhân Trung Quốc
Hình: Radio Chân Trời Mới
Bô xít được luyện thành quặng bô xít tinh chế alumina qua một tiến trình rất độc hại, là nguyên liệu thô để chế biến ra nhôm. Chất thải ra, mà các nhà bảo vệ môi sinh gọi là "bùn đỏ", nếu không được xử lý chu đáo, có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước cung cấp và làm tiệt giống cây cỏ. Theo các chuyên gia quốc tế thì cứ mỗi tấn alumina sản xuất, thì có 3 tấn bùn đỏ được thải ra.

Úc Ðại Lợi, là một quốc gia đứng hàng đầu thế giới về sản xuất nhôm, đã giải quyết vấn nạn này bằng cách bỏ chúng ở những vùng sa mạc hoang vu xa xôi hẻo lánh, nơi có ít mưa, do đó giảm bớt đi nguy cơ làm nhiễm bẩn nguồn nước. Trong khi đó, Việt Nam là nước có khí hậu ẩm ướt với một dân số đông đúc, không có cái xa xỉ của những dải đất dài rộng lớn không xử dụng tới như nước Úc.  

Hơn nữa Viêt Nam chưa được thừa nhận là nước có trình độ chuyên môn về mặt xử lý các chất thải công nghiệp nguy hiểm. Phong trào bảo vệ môi sinh vừa xuất hiện tại Việt Nam lo ngại rằng các chất cặn bã độc hại thải ra từ quá trình chế biến quặng bô xít có thể chảy vào các giòng sông trôi qua các khu vực đông dân cư, trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam.   

 
 Hai công nhân Trung Quốc trên đường từ khu vực mỏ bô xít đến chỗ hàng quán phục vụ
 
Hình: Radio Chân Trời Mới
 
 Những cửa hàng phục vụ chuyên gia và công nhân Trung Quốc
Hình: Radio Chân Trời Mới
Ðể có hiệu quả về thương mãi, quá trình chế biến quặng bô xít thường đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện lực rẻ tiền. Vì Việt Nam đang phải đối diện với sự thiếu hụt điện ngày càng chồng chất, khả năng kinh tế của việc khai thác bô xít và lợi nhuận xuất cảng thấp đang còn trong vòng nghi vấn và có lẽ sẽ cần nhà nước tài trợ chỉ để bù đắp các cho các chi phí.

Nhà nước đã thông báo kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt dài 250 cây số dành riêng cho việc chuyên chở thành phẩm của quặng bô xít tinh chế alumina đến bờ Thái Bình Dương. Một hải cảng hiện chưa được xây dựng, sẽ được đưa vào để phục vụ chuyên biệt cho dự án bô xít này.   

Những dự án này cũng nhấn mạnh đến nhiều mối quan tâm về môi sinh, rằng các kế hoạch xuất cảng alumina của nhà nước là một chương trình èo ọt được đẻ ra chỉ đơn giản nhằm mục đích lên kế hoạch tuyên truyền cho công cuộc công nghiệp hoá của họ. Các nhà phê bình khác thì thắc mắc không biết các cán bộ viên chức thân cận với Thủ tướng Dũng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có phần chia chác cá nhân nào trong lãnh vực kinh doanh rất tốn kém này hay không.  

Yếu tố Trung Quốc

Cũng có một tầm mức chiến lược nhạy cảm đối với vụ làm ăn này.  Sự quan tâm và hợp tác của Trung Quốc về kỹ nghệ khai thác bô xít ở Việt Nam đã được thể hiện qua một thông cáo chung đưa ra hồi tháng Sáu năm ngoái sau một cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh và Chủ tịch Hồ Cẩm Ðào. Theo sau các hợp đồng giữa Tập đoàn Nhôm Trung Quốc và  Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, thì vấn đề đã trở nên rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ là thị trường chủ yếu cho ngành xuất cảng alumina của Việt Nam.  

Là một phần của sự sắp xếp trên, hàng ngàn công nhân Trung Quốc sẽ được bố trí thường trực tại Việt Nam để phụ giúp việc sản xuất, theo giới thẩm quyền Việt Nam cho biết. Trong một chuyến đi tìm hiểu mới đây đến tỉnh Lâm Ðồng do Ðảng Việt Tân thực hiện, thì con số công nhân Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng gia tăng ở vùng Tây Nguyên. Hình ảnh do Ðảng Việt Tân thu thập được cho thấy hàng dẫy nhà ở mới xây dành riêng cho  công nhân Trung Quốc và nhiều cửa tiệm ăn uống bên đường có bảng hiệu bằng tiếng Trung Hoa.

Các blogger Việt Nam, nhiều người đã chỉ trích việc Trung Quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cùng với nhiều nhận thức cho rằng Bắc Kinh đã ép buộc Hà Nội phải chấp nhận thi hành một hiệp định biên giới bất bình đẳng trong năm nay, đã đặt ra nghi vấn tại sao lại cần phải có công nhân Trung Quốc trong một quốc gia có lượng lao động thặng dư và nạn thất nghiệp đang gia tăng như Việt Nam.

Các blogger cũng bày tỏ mối quan tâm về việc nhân viên tình báo cũng như quân sự Trung Quốc có thể bí mật trà trộn vào cùng với công nhân của họ. Tướng Võ Nguyên Giáp, một nhà lãnh đạo quân sự cộng sản có tên tuổi và sau này đôi khi có lên tiếng phê phán chính phủ, đã tương tự lên tiếng báo động về khả năng tiềm ẩn của mối đe dọa chiến lược của các công nhân Trung Quốc nếu không được quản lý chặt chẽ theo luật định, trong một lá thư ngỏ gởi đến Bộ chính trị hồi tháng Giêng.  

Ông Giáp, nay đã 97 tuổi, nhắc nhở đến vùng Tây Nguyên như một cửa ngõ chiến lược vào Việt Nam, là nơi mà các cuộc chiến trước đây được quyết định thắng thua qua việc giành được quyền kiểm soát vùng đất cao trong khu vực. Một tháng sau lời cảnh báo của ông Giáp, chỉ có một tờ báo duy nhất ở Việt Nam sẵn sàng đăng tải, lại có thêm một viên tướng đã về hưu thứ hai, đưa ra một lá thư tương tự nhằm kêu gọi giới lãnh đạo đảng hãy xem xét lại việc cho phép người Trung Quốc được có mặt thường xuyên ngay giữa lòng đất nước.   

Hầu hết các sắc dân thiểu số Việt Nam đều sinh sống ở Tây Nguyên, và họ là những người sẽ phải mang một gánh nặng về môi sinh do chương trình khai thác quặng bô xít của nhà nước gây ra. Họ có nguy cơ sẽ bị mất mát đất đai mà chỉ được bồi thường chút ít hoặc không được bồi thường, và bị đặt vào tình trạng hiểm nghèo do việc thiếu quản lý các chất thải công nghiệp.    

Cũng không hiểu là các công ăn việc làm được tạo ra từ việc khai thác quặng bô xít, ngay cả khi nếu các công việc đó được trao cho người dân địa phương thay vì cho công nhân Trung Quốc, có sẽ đủ không để thay thế cho những ngưòi bị mất việc vì bắt buộc phải phá bỏ các đồn điền trà, cà phê và hạt điều đang tồn tại để lấy mặt bằng khai thác bô xít. Ðó là điều từ những kế hoạch được đề ra một cách vội vã của chính phủ khiến cho phong trào bảo vệ môi sinh trong quần chúng phải lên tiếng cùng với nhiều lời kêu gọi cho sự phát triển có khả năng chịu đựng và ít bị ảnh hưởng đến môi sinh hơn, đang được mọi người nghe thấy.  

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/KC17Ae01.html
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 701 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 8
Khách: 8
Thành Viên: 0