Khi
bạn hỏi một ai đó hay bạn bè thân thiết của mình một câu hỏi đại loại
như cuộc sống của bạn dạo này thế nào thì tôi đoan chắc đa phần câu trả
lời nhận được sẽ là cái lắc đầu kèm theo tiếng thở dài. Cứ nhìn mà xem
ai ai trong xã hội Việt Nam cũng hối hả với cuộc sống bộn bề vất vả để
mưu sinh cho bản thân và gia đình. Và có khi nào bạn tự hỏi mình vì sao
ta đã cố gắng tới vậy mà cuộc sống nó vẫn khổ và nhìn rộng hơn ra xã
hội thì đa phần cũng không khá hơn mình là bao. Nếu bạn đã hỏi được
mình câu hỏi này tức là bạn đã có khả năng tìm ra câu trả lời rồi đó.
Câu trả lời xin đọc ở cuối bài viết này.
Tôi
lại hỏi bạn tiếp một câu hỏi, có phải lúc nào bạn cũng sẵn sàng cho mọi
người tất cả số tiền bạn vất vả kiếm được trong tháng vừa qua không,
cho dù đó là những người thân thiết, ruột thịt nhất của bạn? câu hỏi
chắc không khó trả lời, và tôi xin trả lời thay cho bạn là: KHÔNG. Đó
là cái lẽ thường tình ở đời và cũng rất là hợp lý nữa phải không nào.
Chẳng ai chấp nhận cho đi thành quả do đổ mồ hôi công sức thậm chí phải
hy sinh tranh đấu giành giật mới có được. Tôi vất vả kiếm được thì tại
sao lại phải cho anh ngồi đó để hưởng phải không.
Và
hơn một chút nữa, trong trường hợp bạn là một quan chức cấp cao trong
một bộ nào đó của Chính phủ VN. Để leo lên vị trí đó trong cái cơ chế
như hiện này thì ngoài tài năng phải đi thẳng người ra thì đôi khi bạn
còn phải biết bò nữa. Thế thì đi thẳng vất vả và bò đau lưng như thế
liệu bạn có sẵn sàng nhường vị trí này cho người khác nếu thật tâm
trong lòng bạn cảm thấy năng lực, trình độ và các phương diện khác của
mình đều thua kém hơn thế hệ trẻ? Câu trả lời cũng là KHÔNG. Thế thì
tôi hỏi bạn khi nào bạn chịu nhường cho người khác? Tất nhiên cái mà
tôi nhận được sẽ là đôi mắt mang hình viên đạn kèm theo câu mắng không
thể nào khác hơn: “mày có bị điên hay không? tao chỉ chịu nhường khi tao bị thằng khác lật tao, hiểu chưa?”
Vâng,
bạn mắng như vậy thì tôi đã hiểu ra rồi, cũng nhờ bạn mắng mà tôi ngộ
thêm một điều rằng cái ĐCS VN này cũng quyết không bao giờ chịu nhường
ngôi vị hiện nay nếu nó chưa bị một “thằng” nào
khác lật. Lại hỏi một câu ngớ ngẩn tiếp, tại sao lại chưa có thằng nào
lật nhỉ? Hơ hơ, cái “hay” cái “giỏi” của đảng ta chính ở chỗ ấy đấy.
Nếu
ai đó chưa tin ở tài “đảng ta” thì thử nhìn xem nhé, thành trì Xã hội
chủ nghĩa đứng đầu là anh cả đỏ Xô Viết vĩ đại với 70 năm tồn tại đã
sụp đổ cái vèo chỉ trong một đêm kèm theo đó là 16 quốc gia đông âu và
trung âu cũng nói lời giã biệt với cái tà giáo “vô cùng đẹp đẽ” này.
Những “lý tưởng cao cả” và “viễn cảnh tươi đẹp” được biết bao nhiêu
“báo quốc doanh”, “đài nhà nước”, “Ban tuyên giáo trung ương” cùng một
đội ngũ đông đảo văn nô, bồi bút tương tự bộ máy của “đảng ta” chắp
cánh ca ngợi tuyên truyền ngày đêm nhằm vẽ lên cuộc sống phồn vinh gấp
vạn lần bọn tư bản giãy chết. Thế mà giờ đây cái tấm pano quảng cáo đó
nó không còn nữa thì biết tuyên truyền gì cho bọn dân đen trong nước
đây?
Vâng,
“đảng ta” quả thật là vĩ đại, là văn minh khi vẫn “tồn tại” được trước
những biến cố lịch sử to lớn của nhân loại. Những tưởng làn sóng dân
chủ từ Âu sẽ lan sang Á trong một sớm chiều đã bị “đảng ta” chặn đứng
một cách thành công nhờ công cuộc tiến hành đổi mới năm 1986 trước khi
con sóng đó kịp tràn tới Việt Nam. Công cuộc đó trước hết đã cứu đảng
khỏi sự sụp đổ, đồng thời cũng cứu luôn cả cái chủ nghĩa xã hội khỏi
cơn nhấn chìm của khủng hoảng kinh tế do chính đảng này gây nên trong
sự phẫn uất của nhân dân cả nước. Cái “may” này của đảng hay là cái
“rủi” của dân tộc Việt thì xin không bàn tới ở đây, chỉ biết rằng cái
thiên tài ấy của “đảng ta” đã được đánh đổi bởi sự ra đi của vị ủy viên
BCT Trần Xuân Bách khi ông dám lên tiếng đòi hỏi tiến hành công cuộc
cải tổ chính trị theo chiều hướng mà các nước đông âu đã làm. Cái nực
cười ở chỗ là ông Bách này “được” đảng cử đi tìm hiểu sự sụp đổ của
Liên xô và khối đông âu chứ không phải ông tự nguyện xin đi. Và quả
đúng là một cánh én nhỏ không thể làm nên mùa xuân khi tiếng nói trái
chiều đã bị bánh xe lịch sử của “đảng ta” nghiến nát không thương tiếc,
cho dù ông đã từng là người đồng chí, chung một lý tưởng.
Sau
gần 20 năm kể từ khi Liên xô sụp đổ, ĐCS vẫn đang ngây ngất trước khả
năng sống sót kỳ diệu của mình, mặc dù lắm lúc cảm thấy rất khó chịu
trước sự phản ứng của nhân dân đòi hỏi một sự thay đổi về mặt chính
trị. Một số nhà hoạt động dân chủ tích cực trong, ngoài nước và những
người yêu nước chân chính lên tiếng đấu tranh đã phải nếm mùi cay đắng
vì dám cả gan lên tiếng khi chưa “được phép”.
Những
thủ đoạn mà ĐCS áp dụng thì vô cùng phong phú và độc đáo khác thường.
Từ hăm dọa, khủng bố, đặt điều vu khống (văn phòng Luật sư pháp quyền
gần đây…), tới kết án bỏ tù (luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân,
Linh mục Nguyễn Văn Lý, Điếu Cày….), o bế Hòa thượng Thích Quảng Độ,
giảm lỏng tại gia nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, đấu tố nhà văn Trần Khải
Thanh Thủy trước ủy ban nhân dân phường , tống tù, ra tù rồi thì thuê
côn đồ mất dậy để ném chất bẩn vào nhà chị Thủy, đưa bạn trẻ Nguyễn
Tiến Trung vào bộ đội để cách ly xã hội. ĐCS đã dựa vào tâm lý thụ động
cầu an của người dân để thực hiện sách lược chia để trị nhằm loại bỏ
những cái gai trong mắt v..v…. Đây quả thực là những minh họa hết sức
sinh động cho việc đảng kiên quyết giữ vững “nhà nước pháp quyền XHCN”
và chế độ chuyên chính vô sản này.
Nhưng
đảng cũng hiểu rằng, nếu chỉ nhăm nhăm tiến hành đàn áp, khủng bố một
vài nhân vật “cấp tiến” như trên thì cũng chỉ là vô ích tựa như muối bỏ
biển trước 87 triệu dân mà thôi. Thậm chí dù xây dựng cho mình một lực
lượng công an, quân đội hùng hậu, trung thành tuyệt đối bằng cách ban
phát những đặc quyền, đặc lợi cho nhóm này thông qua các hoạt động tham
nhũng, bòn rút của cải nhân dân, hoặc bán đất, bán biển, bán tài nguyên thiên nhiên
cho ngoại bang, thì cũng chỉ là cách nhất thời. “Đảng ta” ý thức rất rõ
rằng, giữ yên lòng dân mới là cái gốc để duy trì cho cái ghế mục hiện
nay không bị đổ. Nhưng giữ bằng cách nào đây? Đó nhất định phải là một
giải pháp lâu dài, hiệu quả để làm sao 87 triệu dân còn lại phải câm
miệng không dám mở mồm đòi hỏi quyền lợi vĩnh viễn.
Đến
đây tôi lại hỏi bạn một câu hỏi nữa rằng, liệu một người ốm sắp chết
thì có đủ sức cất lên lời để đòi ăn một tô phở ngon, mặc tấm áo đẹp
không?
Chính
bằng cách làm cho đa số nhân dân có đời sống ngắc ngoải, sống không ra
sống, chết cũng chẳng xong là mục tiêu mà đảng này theo đuổi. Thử tưởng
tượng mà xem nếu dân chúng giàu có, đời sống nâng cao khiến nhận thức
theo đó mà tăng lên thì hệ quả gì sẽ xảy ra sau đó? Chẳng phải con
người ta sẽ đi từ thỏa mãn nhu cầu vật chất tới thỏa mãn nhu cầu tinh
thần sao? Mà cái thỏa mãn nhu cầu tinh thần này mới thật sự đáng sợ.
Kinh nghiệm nhãn tiền ở các nước tư bản rồi đó. Khi đời sống vật chất
tương đối đầy đủ thì người dân sẽ lại đòi hỏi cái khác nữa cơ, mà cái
họ hướng tới là một sự giải phóng về mặt tinh thần, một sự giải phóng
về mặt tư tưởng. Họ đòi hỏi phải tôn trọng những suy nghĩ cá nhân, họ
đòi hỏi phải tôn trọng ý kiến đa chiều. Họ quyết không phải là những
con lợn được nuôi ăn vỗ béo để mang ra “làm thịt” và tất yếu nó sẽ dẫn
tới đòi hỏi một xã hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đây chính là một
tử huyệt mà nếu chấp nhận thì vị trí độc tài đảng trị bấy lâu nay của
ĐCS tất yếu bị thay đổi bởi một chế độ dân chủ đa đảng. Thế nếu dồn cho
dân vào bước đường cùng thì sao? Tất nhiên là cũng không ổn, vì khi đó
dân chịu hết xiết nổi loạn thì đảng cũng chết.
Cái
hay ở chỗ đảng này quyết tâm theo đuổi mục tiêu ngu dân và hạ thấp đời
sống nhân dân ở mức không chết hẳn cũng phù hợp với năng lực, trình độ
quản lý kinh tế yếu kém của mình. Và kết quả là Việt Nam vẫn nằm trong
top những nước đời sống nhân dân nghèo đói nhất trên thế giới, nhưng
ngược lại quan chức lại nằm trong top giàu có của thế giới vì độc quyền
tham nhũng.
Trong
cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay thì ĐCS hay người dân,
ai sẽ chết trước? Xin khẳng định rằng, một đất nước, một dân tộc thì
không thể chết được, vẫn sống và phải sống. Chỉ có điều sống ra sao thì
mới là điều đáng bàn. Bạn và tôi có chấp nhận sống mòn mãi thế này khi
chúng ta không còn nhận ra mình là ai nữa? điều chúng ta nghĩ và lời
chúng ta nói nhiều khi không thể được tự nhiên bộc lộ một cách công
khai, thẳng thắn và nhất trí, cũng như hành động phản kháng của chúng
ta thì lại càng yếu ớt. Bởi vì đâu? Vì chúng ta vẫn đang làm thân nô lệ
dưới cái ách do ĐCS đang đặt lên cổ, cái ách này đang siết chặt lấy cổ
và chỉ chừa chút khe hở nhỏ đủ để thoi thóp oằn mình rên xiết. Chừng
nào chúng ta còn chấp nhận cái ách này thì ngày đó ĐCS vẫn còn tồn tại,
còn không thì hãy nhớ tới câu nói rằng nước chở thuyền và nước cũng lật thuyền.
Dongsongxanh