Một
buổi điều trần về tình hình nhân quyền của Việt Nam vừa diễn ra tại toà
nhà Quốc hội Úc ở thủ đô Canberra hôm thứ năm, 19/3/2009.
RFA PHOTO
Nhiều ký giả, blogger, nhà tranh đấu... tiếp tục gặp khó khăn với chính quyền. RFA PHOTO
Buổi điều trần do Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban thường vụ phối hợp Ngoại giao, Quốc
phòng, và Thương mại của Quốc hội Úc tổ chức vào lúc 10 giờ sáng
ngày 19/3 (theo giờ địa phương).
Nhân
quyền tại Việt Nam
Thành phần
tham dự phía Quốc hội Úc có dân biểu
Kerry Rea, Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền và
cũng là Chủ toạ buổi điều trần, dân biểu
Phillip Ruddock, Phó Chủ tịch Tiểu ban, cùng ba dân biểu
và ba thượng nghị sĩ khác trong Quốc hội Liên bang Úc.
Tổ chức được mời tham gia điều trần là Đảng Việt Tân có trụ sở chính tại Hoa
Kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, một thành viên trong phái đoàn Đảng Việt Tân tham gia buổi điều trần, cho biết
nguyên do dẫn đến buổi điều trần này:
“Ngày
3/9/2008, Tổng trưởng Ngoại giao Úc,
Steven Smith, đã yêu cầu Ủy ban nghiên cứu về nhân quyền ở Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt yêu cầu Ủy ban phối hợp Ngoại giao, Quốc phòng, và
Thương mại của Quốc hội Liên bang Úc có những buổi điều trần để nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Kể từ tháng 9 năm
ngoái đến nay họ đã tổ chức tổng cộng hai buổi điều trần. Đầu tiên là vào
tháng 2 vừa qua ở Sydney, kỳ này là ngày 19/3 mà chúng tôi được mời để điều trần. Sau đó, ngày 20/3 sẽ có thêm một buổi tại Melbourne. Tổng cộng họ tổ chức 3 buổi, quy tụ trên dưới 10 tổ chức được mời điều trần.”
Mục đích
của Tiểu ban nhân quyền Quốc hội Úc khi tổ chức buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam vào ngày 19/3 nhằm
tìm hiểu, thảo luận các vấn đề liên quan đến vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời tiếp nhận các đề nghị để làm sao Úc có thể tham
gia trực tiếp vào một số những biện pháp hoặc thành lập một số cơ cấu, phương thức giúp giảm thiểu tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.
Trên tinh thần đó, nội dung
được trình bày trước Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Úc xoay quanh
các điểm chính như sau:
“Chúng
tôi cập nhật cùng Tiểu ban Nhân quyền về một số tin tức mới nhất liên quan đến 4 lĩnh vực. Thứ nhất, về vấn đề bắt bớ, giam giữ tuỳ tiện của nhà nước Việt Nam đối với những người nói lên
chính kiến của mình mà gần đây nhất là chiến dịch càn quét hồi tháng
9/2008 trong đó có một số nhà dân chủ như Phạm Thanh
Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa…
Sau
đó chúng tôi cũng trình bày về lĩnh vực tự do ngôn luận và tự do internet
tại Việt Nam, cụ thể nhưtrường hợp của anh Điếu Cày. Vấn đề thứ ba được nhắc đến là tự do tôn giáo. Chúng tôi đề cập đến sự đàn áp đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đối với những giáo hội Tin Lành Menonite, Công giáo v.v..Vấn đề kế tíêp được trình bày
là Công đoàn, quyền của người công nhân tại Việt Nam, và những sự bất công.”
Đề nghị cải thiện
Trước khi
kết thúc, đại diện bên tham dự buổi điều trần cũng nêu lên một số kiến nghị yêu cầu Quốc hội Úc có hành động cụ thể hơn nữa giúp cải thiện quyền con người tại Việt Nam, như:
“Thứ nhất, về đối thoại nhân quyền Úc-Việt hàng năm. Chúng tôi đề nghị phải có những chương trình cụ thể và có mức đo rõ ràng để đảm bảo những gì hai quốc gia thảo luận đi đến một kết quả nào đó.
Vai
trò của Tiểu ban Nhân
quyền là theo dõi các vấn đề cụ thể về nhân quyền, hầu xem tiểu ban có thể đóng góp được gì qua các
mối quan hệ với chính phủ Úc, cũng như qua các cuộc đối thoại nhân quyền với cộng đồng người Việt khắp nơi và với giới chức lãnh đạo Việt Nam.
Dân biểu
Bernie Rippol
Thứ hai chúng tôi đề nghị nên có một số cơ cấu theo dõi nhân quyền tại khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương như hình thành một Ủy ban Nhân
quyền khối ASEAN chẳng hạn.”
Tiểu ban
Nhân quyền trực thuộc Ủy ban thường vụ phối hợp Ngoại giao, Quốc
phòng, và Thương mại trong Quốc hội Liên bang Úc, có
vai trò tác động và đóng góp vào các chính sách của chính phủ Úc
trong nhiều lĩnh vực,
trong đó có nhân quyền.
Dân biểu
liên bang Bernie Rippol, thành viên Ủy ban
thường vụ phối hợp Ngoại giao, Quốc
phòng, và Thương mại, người đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề nhân quyền của Việt Nam, cho biết thêm:
“Ủy ban thường vụ phối hợp Ngoại giao, Quốc phòng, và Thương mại của Quốc hội Úc có một số tiểu ban trực thuộc và một trong số này là Tiểu ban Nhân
quyền. Tiểu ban này từ lâu đã quan tâm đến tình hình
nhân quyền tại nhiều nước khác nhau trong đó có Việt Nam. Buổi điều trần này là hoạt động trong một chuỗi tiến trình liên tục và một tiêu chí lâu dài của Tiểu ban.
Vai
trò của Tiểu ban Nhân
quyền là theo dõi các vấn đề cụ thể về nhân quyền tại các quốc gia trong
đó có Việt Nam, hầu xem tiểu ban có thể đóng góp được gì, qua các
mối quan hệ với chính phủ Úc, qua các
cá nhân từng thành viên
trong quốc hội, cũng như qua các cuộc đối thoại nhân quyền với cộng đồng người Việt khắp nơi và với giới chức lãnh đạo Việt Nam.”
Đảng Việt Tân, phía được mời tham gia buổi điều trần tại Quốc hội Úc ngày 19/3 về nhân
quyền Việt Nam bị Hà Nội cáo buộc là tổ chức khủng bố trong khi người đi
đầu trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu là cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush, thời đương nhiệm, đã từng tiếp xúc với đại diện của đảng này tại Nhà
Trắng để tham khảo, trao đổi về thực trạng nhân quyền của Việt Nam.