Thứ Hai, 2025-01-20, 8:49 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Ba » 24 » Tám Giáo Dân Thái Hà Tiếp Tục Quyết Đòi Công lý
4:24 AM
Tám Giáo Dân Thái Hà Tiếp Tục Quyết Đòi Công lý


§ Nguyễn An Quý

Hình ảnh đoàn người giáo dân tại Hà Nội cùng tháp tùng với những giáo dân đi đến dự phiên xử án đúng vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm 8 tháng 12 năm 2008 là hình ảnh khó quên trong lịch sử xử án, kể cả trên thế giới chứ nói chi đến Việt Nam. Nhìn gương mặt rạng rỡ của những vị khi đứng trước vành móng ngựa toà án Quận Đống Đa ngày 8 tháng 12 năm 2008, tất cả chẳng có ai tỏ vẻ sợ hãi. Họ không sợ hãi bởi vì họ tin rằng sự thật và công lý dứt khoát phải là sự thật và công lý, dù cho bất cứ thế lực gian tà nào đang cố tình bẻ gãy, thì cũng chỉ có tính cách tạm thời thôi.

Bản án mà toà án Quận Đống Đa đã xét xử 8 Giáo dân Thái Hà ngày 8-12-2008 được tóm gọn như sau: Bà Nguyễn Thị Nhi sinh năm 1962 bị phạt 17 tháng tù treo. Bà Ngô Thị Nhung sinh năm 1954 bị phạt 13 tháng tù treo. Ông Lê Quang Kiện sinh năm 1945 bị phạt 13 tháng tù treo. Bà Nguyễn Thị Việt sinh năm 1949 bị phạt 12 tháng tù treo. Bà Lê Thị Hợi sinh năm 1947 bị phạt 15 tháng cải tạo không giam giữ. Ông Phạm Trí Năng sinh năm 1959 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Anh Nguyễn Đắc Hùng sinh năm 1977 bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ và anh Thái Thanh Hải sinh năm 1987 bị phạt cảnh cáo. Tất cả 8 giáo dân đều bị kết án chung với tội danh gọi là : Hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng”.

Nhìn chung những vị bị kết án thì vị già nhất là ông Lê Quang Kiện 64 tuổi và thanh niên trẻ nhất là anh Thái Thanh Hải mới 22 tuổi. Sau khi phiên toà ngày 8-12 kết thúc, tuy rằng 8 giáo dân đều không có ai bị tống giam vào chốn ngục tù, nhưng bản án gọi là “huỷ hoại tài sản và gây rối trật tự công công”vẫn là bản án bất công đối với họ, cho nên 8 giáo dân lại lên đường tiếp tục quyết đòi công lý.

Trên đất nước Việt Nam kể từ ngày cộng sản nắm quyền thống trị, mọi người dân đều sống trong sự kềm kẹp của chế độ công an trị. Người dân luôn cảm thấy như mình đang ở trong một ngôi nhà tù lớn trên đất nước mình sống, cho nên nếu ai đó bị những “án treo”như 8 giáo dân Thái Hà, chắc họ sẽ thầm nghĩ: án treo hay không treo cũng giống nhau thôi, có thá gì đâu, và họ sẽ lầm lủi sống yên thân cho qua ngày đoạn tháng.

Đó là ý nghĩ thường tình của những người đang sống trong chế độ đầy áp bức, họ luôn sợ hãi trước bạo lực. Bởi vậy, khi cấp lớn chỉ thị cho toà án Quận Đống Đa xử phạt 8 giáo dân bằng cái gọi là “án treo”, “cải tạo không giam giữ”, “phạt cảnh cáo” thì cũng tưởng rằng 8 giáo dân bị phạt như thế, sẽ vui vẻ nhận lãnh bản án và cho rằng nhà nước và đảng đã ban ân huệ cho họ khi xử án. Vì thế, báo Hà Nội Mới liền hiên ngang tung tin bịa đặt một cách trơ trẻn khi đăng bản tin kết thúc việc xử án : “các bị cáo đều cúi đầu nhận tội”, họ tưởng ai cũng đều cúi đầu để bạo quyền làm mưa làm gió. Bà Ngô Thị Dung và Bà Nguyễn Thị Việt không chịu nổi lối dối trá một cách trắng trợn này, nên đã làm đơn khiếu kiện báo Hà Nội Mới và những người có thẩm quyền từ Toà án Nhân Dân quận Hoàn kiếm đến báo Hà Nội khi nhận đơn khiếu kiện này thì lại cãi chày cãi cối một cách vô luật lệ.

Luật sư Lê Trần Luật đã từng tuyên bố rõ ràng: 8 giáo dân Thái Hà không mang tội hủy họai tài sản vì Toà Khâm Sứ là của họ, họ cầu nguyện tại Toà Khâm sứ, tại sao lại ghép họ vào tội gây rối trật tự công cộng ?

Sau phiên xử sơ thẩm ngày 8-12-2008, 8 giáo dân đã nhất quyết kháng cáo và cuối cùng nhà nước cộng sản phải chấp nhận mở phiên toà Phúc thẩm vào ngày 27-3-2009 tại Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử lại bản án.

Ngày 13 tháng 3 năm 2009 là ngày 8 giáo dân nhận được lệnh thông báo phiên xử Phúc thẩm, Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải phát ngôn viên Giáo xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế cũng đã ra thông cáo trong ngày với lời xác tín rõ ràng: “Giáo xứ Thái Hà chúng tôi luôn xác tín rằng 8 giáo dân đang bị kết tội không vi phạm luật pháp. Chính vì thế, Giáo xứ tiếp tục làm hết mức có thể để 8 giáo dân này được bảo toàn danh dự và được trả tự do”.

Lm Nguyễn Văn Khải còn khẳng định mạnh mẽ:” Ngay khi phiên toà sơ thẩm kết thúc hôm 8/12/2008, Giáo xứ Thái Hà chúng tôi đã phản đối bản án bất công mà Toà Án Nhân Dân Quận Đống Đa đã áp đặt cho 8 giáo dân và cả 8 nạn nhân vì công lý đã làm đơn kháng án”.

Đứng trước một vấn đề đầy nan giải, chưa ai biết được các “đỉnh cao trí tuệ” sẽ hành xử ra sao khi chỉ thị cho TAND thành phố Hà Nội đảm trách nhiệm vụ xử án 8 giáo oan trong phiên xử Phúc thẩm vào ngày 27/3/2009. Hiện tượng về những toan tính đầy xảo quyệt trong những ngày gần đây cho thấy nhà nước cộng sản đã lúng túng trong vụ đối phó với 8 giáo oan. Chuyện công an địa phương đã ra tay trấn áp cá nhân luật sư Lê Trần Luật và cả những vị cộng tác với luậr sư là một hành động đe dọa nhằm ngăn cản việc luật sư Lê Trần Luật đứng ra bào chữa bênh vực 8 giáo dân Thái Hà.

Ngày 18/3/2009 luật sư Lê Trần Luật trên đường ra Hà Nội, có lẽ để chuẩn bị cho công việc của phiên xử Phúc thẩm 8 giáo dân Thái Hà ngày 27-3-2009. Khi xe của luật sư Lê Trần Luật đến Ninh Thuận thì bị công an chận lại vào khoảng 2 giờ chiều. Luật sư Lê Trần Luật bị công an bắt vào trạm công an gần đó và chỉ thị cho luật sư phải ngồi ở đó đợi lệnh mà không hề nêu lý do. Khi hay tin này, hầu hết người Việt ở hải ngọai đang phập phồng lo sợ, không biết tình hình xấu tốt sẽ đến với luật sư ra sao? Tôi săn tìm tin tức trên các trang mạng thường đưa những tin nóng bỏng này nhanh nhất. Quả nhiên, tôi đã nghe được cuộc phỏng vấn của Cô Trâm Oanh. Được biết, lúc 4 giờ 30 sáng 19-3-2009 giờ Việt Nam, cô Trâm Oanh đã liên lạc được với luật sư Lê Trần Luật và luật sư cho biết, ông đã bị công an giữ lại tại đồn công an khi xe của luật sư mới vào cửa ngỏ tỉnh Ninh Thuận. Luật sư bị công an bắt ngồi ở đó cho đến khi xe công an của thành phố ra chở luật sư về Sài Gòn và khi đến nhà thì trời đã gần sáng.( lúc Trâm Oanh liên lạc được là lúc luật sư vừa mới đến nhà). Khi nói chuyện với cô Trâm Oanh luật sư cho biết công an đang canh gác chung quanh sân nhà của luật sư và họ có cho luật sư biết sáng mai sẽ mời luật sư đi làm việc.

Hành động này rõ ràng là hành động cố ý mưốn triệt hạ công việc mà luật sư Lê Trần Luật đang theo đuổi, công việc đi tìm và bảo vệ chân lý. Viết đến đây, tôi lại liên tưởng đến bài viết của một tác giả có tên Maria N.D. Bài viết có tựa đề: Tôi tự hỏi “liệu anh có chùn bước? Bài viết bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tác giả đối với luât sư Lê Trần Luật đã bất chấp hiểm nguy, quyết bám vào công việc bảo vệ chân lý. Tác giả đã kết thúc bài viết với lời nhắn đơn sơ, thật thà nhưng đã gói trọn tình cảm gắn bó thiết tha với 8 giáo oan Thái Hà qua sự cầu khẩn: “Đừng chùn bước luật sư nhé”.

Tôi tin chắc luật sư Lê Trần Luật không bao giờ chùn bước, nhưng trước mưu chước đầy xảo quyệt và sự cương quyết triệt tiêu nền công lý và sự thật thì làm sao đây? Làm sao luật sư vượt được những đoạn đường dài đầy chông gai dưới những con mắt cú vọ đang ngày đêm quyết bám sát và theo dõi từng bước chân của luật sư Lê Trần Luật. Cả hệ thống bạo quyền đang chơi trò tồi bại để ngăn cản việc làm của luật sư Lê Trần Luật trong việc bảo vệ thân chủ mình trước toà án. Qua hành động này, người dân một lần nữa lại được nhìn rõ bộ mặt thật và lối hành xử tiểu nhân của những người đang đè đầu cỡi cổ họ.

Từ phương trời xa, bằng tâm tình hiệp thông cầu nguyện và lòng ngưỡng mộ, tôi hướng về Thái Hà, nơi 8 giáo oan sắp ra trước vành móng ngựa của phiên xử Phúc thẩm tại toà án Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 27-3-2009.

Vâng, 8 nạn nhân vì công lý và sự thật sẽ hiên ngang bước vào toà xử Phúc thẩm không chút sợ hãi. Công lý có đến với 8 giáo oan này không?

Hãy cùng nhau cất lên tiếng hát và cùng với Thái Hà nguyện cầu:

Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam. Trời u ám, bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho nước Việt Nam qua phút nguy nan…

Nguyễn An Quý

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 680 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 26
Khách: 26
Thành Viên: 0