Nguyễn An Quý
Thái
Hà và Toà Khâm Sứ là nơi xuất phát việc cầu nguyện đòi Công lý và Sự
thật. Đúng như lời Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố: Cầu nguyện không
phải chỉ để đòi lại mảnh đất, mà là để đòi Công lý và Sự thật.
Thực
sự, những chuyện bất công đang càng ngày càng lan tràn khắp mọi miền
đất nước Việt Nam. Người dân sống trong cảnh áp bức từ hình thức âm
thầm, đến cảnh trắng trợn cướp đất, cướp nhà công khai, có khi bằng vũ
lực. Bởi vậy mới có nạn Dân oan khiếu kiện và bộc phát khắp nơi trong
những năm gần đây, khi người dân đã hết đường sống và không còn sợ hãi
nữa nên đã đứng lên đòi công lý.
Tám giáo dân Thái Hà quyết tâm
đòi công lý vì họ bị kết án một cách bất công, họ lại bị báo Hà Nội Mới
vu khống khi đăng bản tin về việc toà án xét xử sơ thẩm 8 giáo dân với
lời bịa đặt: “các bị cáo đều cúi đầu nhận tội”. Họ khẳng định là họ
không bao giờ cúi đầu nhận tội nên họ đã kháng cáo, họ đã khiếu kiện
báo Hà Nội Mới và yêu cầu báo đính chính bản tin lại một cách rõ ràng.
Ngày
xử phúc thẩm đã gần kề. Nhìn qua diễn biến các sự việc có liên quan
đến vụ xử phúc thẩm 8 giáo oan sắp đến mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã
và đang hành động trong thời gian gần đây, thì thấy ngay:”nhà nước đang
chủ trương đè bẹp công lý”.
Trước hết là chuyện quanh co mà toà
án thành phố Hà Nội bày ra để trao đổi với 6 giáo dân vào ngày
23-3-2009 tại văn phòng toà án Hà Nội. Buổi trao đổi với nội dung chỉ
vỏn vẹn là toà án muốn hỏi ý kiến các “bị cáo” về việc nhờ luật sư bào
chữa. Khi trao đổi với toà án các giáo dân đã khẳng định, họ nhất quyết
nhờ luật sư Lê Trần Luật đảm trách công việc biện hộ cho họ trước toà
trong phiên xử phúc thẩm.Việc trao đổi này xét ra thì cũng chỉ là
chuyện bày trò để câu giờ và làm cho có vẻ quang minh chính đại một
chút, nhưng không ngoài mục đích làm nản lòng các chiến sĩ đấu tranh
đòi công lý. Chuyện buồn cười, toà án thì ghi nhận các giáo oan nhất
quyết mời luật sư Lê Trần Luật bào chữa, nhưng phía công an và sở tư
pháp Sài Gòn, Ninh Thuận lại khống chế và ngăn chận việc đi lại của
luật sư Luật, thế thì toà án hỏi ý kiến các giáo dân để làm gì nhỉ?
Ngày
22-3-2009, anh Nguyễn Đắc Hùng đã cụ thể lên tiếng bằng văn bản gởi
Toà án Nhân dân thành phố Hà nội với một văn thư ghi rõ ràng: Đơn phản
đối phiên toà v/v xét xử phúc thẩm không đảm bảo quyền bào chữa của bị
cáo.
Đơn phản đối của anh Nguyễn Đắc Hùng đã nêu 2 điểm cụ thể :
1. Toà án đã cấp giấy chứng nhận người bào chữa số 01/HS-GCNNBC ngày
9/01/2009 cho luật sư Lê Trần Luật bào chữa cho anh Hùng và các giáo
dân khác.- 2. Luật sư Lê Trần Luật đã 5 lần đến Toà Án Nhân Dân thành
phố Hà Nội xin tiếp xúc hồ sơ để chuẩn bị luận cứ bào chữa trong phiên
xử phúc thẩm nhưng vẫn không được cán bộ TAND Hà Nội đáp ứng yêu cầu.
Điều này chứng tỏ toà án Hà Nội đã cố tình tạo sự khó khăn cho công
việc bào chữa của luật sư Lê Trần Luật hay đúng hơn là cố tình ngăn cản
việc làm của luật sư biện hộ. Đó là chuyện tại Hà Nội, xa hơn nữa là
chuyện mở rộng chiến dịch trấn áp người từ Sài Gòn mà dám đương đầu với
câu chuyện Thái Hà. Tám giáo dân được gọi là “bị cáo” sẽ được đưa ra
xét xử phiên phúc thẩm ngày 27-3-2009, đâu phải là chuyện riêng của 8
giáo oan này. Người viết còn nhớ lời của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Sang
khi đến cầu nguyện với giáo dân tại Toà Khâm Sứ, ngài nói rất trịnh
trọng như để chia sẻ với những giáo dân có mặt: “nếu việc cầu nguyện mà
bị đi tù, thì chắc sẽ có rất nhiều người cùng bị đi tù và tôi cũng bị
luôn”. Linh mục Nguyễn Văn Khải trong thông cáo ngày 13-3-2009 gởi toàn
thể giáo dân và những người yêu công lý đã tuyên bố mạnh mẽ: “Giáo xứ
làm hết mức có thể để 8 giáo dân được bảo toàn danh dự và được trả tự
do”
Trở lại việc trấn áp người dám đứng ra bào chữa cho 8 giáo
oan Thái Hà, đó là luật sư Lê Trần Luật. Kế hoạch đè bẹp và dẹp bỏ công
lý được hoạch định rõ ràng, nên cấp trên đã chỉ thị cho công an từ Sài
Gòn đến Ninh Thuận, đảm nhận công việc trấn áp luật sự Lê Trần Luật một
cách có hệ thống.
Bắt đầu là việc ngăn chận luật sư Luật tại phi
trường Tân sơn Nhất ngày 3-3-2009 khi luật sư lên máy bay ra Hà Nội,
rồi việc bắt thư ký của văn phòng luật sư là bà Tạ Phong Tần ngày
4-3-2009, trưa hôm đó bà Tần vừa từ một quán cơm đi ra thì bị một toán
công an lôi bà lên xe và chở về trụ sở công an Gò Vấp. Ngoài ra, tất cả
những trang bị làm việc tại văn phòng luật sư như máy in, máy vi tính,
tài liệu lưu trữ có liên quan đến công việc của văn phòng đều bị tịch
thu hết. Ngày 18-3 khi luật sư Lê Trần Luật đi xe hơi ra Hà Nội thì bị
công an Ninh Thuận chận lại và sau đó xe công an từ Sài Gòn ra Ninh
Thuận chở luật sư Luật về lại nhà của ông ở Gò vấp. Biện pháp mạnh hơn
là gần ngày xử phúc thẩm, ngày 24-3-2009 từ sáng sớm đoàn Thanh Tra sở
Tư Pháp tỉnh Ninh Thuận đã đến Văn phòng luật sư pháp quyền (VPLSPQ)
của ls Lê Trần Luật để tống đạt 2 biên bản xử phạt vi phạm hành chánh:
1. Chi nhánh số 3 tại Long An chấm dứt hoạt động mà không báo cáo cho
Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận – 2.. Chi nhánh 2 tại quận 9 giao cho người
đảm nhận không phải luật sư, để biết hư thực ra sao về 2 biên bản xử
phạt này, xin mời vào: www.dcctvn.net/news.php?id=2502.
Ngày 25-3-2009 công an Gò Vấp lại nhanh chóng đến VPLSPQ của ls Lê Trần
Luật để thực hiện chuyện xử phạt mà Thanh tra sở Tư pháp Ninh Thuận đã
tống đạt cho ls Luật ngày 24-3. Lệnh phạt vi phạm hành chánh là bắt
luật sư Luật nộp phạt 4 triệu đồng, chuyện còn hấp dẫn hơn là công an
đã “ tước giấy đăng ký hoạt động của VPLSPQ” và tuyên bố vô thời hạn.
Chiều
ngày 25-3-2009, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn đã gởi đến tám giáo dân
Thái Hà một bức thư báo tin là luật sư sẽ không đến bào chữa cho các
giáo oan trong phiên xử phúc thẩm vào ngày 27-3-2009 được. Chắc không
ai ngạc nhiên khi nhận thư báo tin về vụ việc này, vì mọi người đã thấy
trước phương cách dẹp bỏ công lý của nhà nước cộng sản Việt Nam rồi.
Từ
bên kia bờ đại dương, tôi đọc bức thư của luật sư Lê Trần Luật gởi 8
giáo oan với lòng kính trọng bằng tâm tình biết ơn. Biết ơn một vị luật
sư đang sống trong sự kềm kẹp của một thế lực bạo tàn mà dám đương đầu
đi tìm và bảo vệ công lý. Thư báo tin có đoạn luật sư viết rất cảm
động: “Từ những phút giây e dè mà tôi đã gọi điện cho Cha Nguyễn Ngọc
Nam Phong để đề nghị được bào chữa cho các vị, cho đến hôm nay là một
cuộc hành trình đầy gian khó. Máu đã đổ, nước mắt đã rơi, những nụ cười
rạng rỡ, những bó hoa, những vòng tay ôm thắm thiết…đã làm cho tôi nhớ
quay quắt khi nghĩ đến Thái Hà…”.
Vâng, cuộc hành trình đi tìm
công lý từ luật sư Lê Trần Luật cho đến những giáo dân Thái Hà và từ
những người yêu công lý cho đến cả dân tộc Việt Nam là một cuộc hành
trình dài đầy gian khổ, khi đất nước còn đảng cộng sản nắm quyền thống
trị
Qua tâm tình của luật sư Luật trong thư gởi giáo dân Thái
Hà, tôi lại được biết nhiều hơn về sự can trường của những giáo dân bé
mọn nơi xứ Thái Hà với lòng kính phục. Luật sư Lê Trần Luật viết tiếp
trong thư: (…Tôi có mặt cùng bà Nguyễn Thị Việt với cơ quan điều tra,
thì đó là những cuộc đấu lý dằn co giữa bà Việt với cơ quan điều tra
về hành vi cầu nguyện và đập bỏ bức tường có phạm tội hay không, bà
Việt nói: các anh thấy đó là phạm tội, nhưng tôi thấy đó là tốt đẹp”.
Tôi bất ngờ vì bà Việt đã phản biện như sau”nếu tôi đem gạch đá vào
công an quận Đống Đa xây bức tường, anh yêu cầu tôi đập bỏ nhưng tôi
không đập bỏ, sau đó anh tự ý đập bỏ thì anh có phạm tội hay không?”.
Công an trả lời: Ô hay, bà này nói chuyện kỳ nhỉ. )
Câu chuyện
ví von của bà Việt khi đề cập đến việc mà cơ quan điều tra của nhà nước
cộng sản cố tình ghép tội “huỷ hoại tài sản” cho 8 giáo dân, đã làm cho
ông công an điều tra ngọng luôn, nên anh ta chỉ thốt lên câu ngớ ngẩn:
“Ô hay, bà này nói chuyện kỳ nhỉ”.
Luật sư Lê Trần Luật kết thúc
bức thư với lời nhắn tâm tình: Hai ngày nữa, dù phiên toà có mặt tôi
hay không thì các vị cũng nên tin rằng công lý và sự thật sẽ chiến
thắng vì chúng ta đã phó thác sinh mạng mình trong đôi tay của Chúa.
Dù 8 giáo oan Thái Hà phải trả bằng giá nào, nhưng cuối cùng công lý và sự thật phải chiến thắng.
Từ vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đêm lễ Truyền tin 25-3-2009. Nguyễn An Quý Nguồn: DCCT
|