Thứ Ba, 2024-11-05, 8:37 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 22 » "Viếng" Lăng Bác Hồ
1:01 PM
"Viếng" Lăng Bác Hồ

Một buổi sáng, nắng chói chang sau cơn mưa rào, người bạn mời tôi uống nước ngay bên cạnh quảng trường Ba Đình.Từ đây nhìn sang Lăng bác, thấy lố nha lố nhố, người già trẻ nhỏ đi lại có vẻ rất thiếu tổ chức.Tôi quay ra hỏi chị bán hàng: “Người ta vào viếng lăng đấy hả chị ? Sao trông lộn xộn thế nhỉ ?”. Chị bán hàng ngó theo tôi rồi nói: “Thứ hai đầu tuần nào chẳng thế hả em, chắc tại nắng quá nên họ chạy loạn đấy”. Thú thật, mang tiếng người Hà Nội, mà chưa lần nào tôi vào thăm lăng bác hết, chẳng biết ở trong đó có đúng với những gì tôi đã đọc được trên báo hay nghe ca ngợi qua các bài hát không.Thấy tôi tỏ vẻ băn khoăn, anh bạn tôi liền bảo : “ Hay! tiện đây thì mình vào xem luôn, chẳng mấy khi”. Chị bán hàng được thể hồ hởi : “Ừ! em vào mà xem, không phải mất tiền mua vé đâu”. Nghe chị bán hàng nói tôi buồn cười quá nhưng không dám thể hiện.Tôi ghé tai người bạn bảo: “Chị ấy mời cứ như là mời đi xem xiếc ấy nhỉ?”. Anh bạn tôi phá lên cười trước sự dửng dưng của chị bán hàng .

Theo sự chỉ dẫn tận tình của chị ấy, chúng tôi quay lại đường Ngọc Hà gửi xe. Vừa đến cửa đã thấy một loạt hàng quán rải ra khắp nơi, các bà các chị vừa mới vào “xem” xong, bây giờ ra ngồi ăn kem và uống nước giải khát. Mặt ai cũng nhễ nhãi mồ hôi,trẻ con thì ăn cái kem một cách ngấu nghiến, các cụ uống nước như bị bỏ khát từ 7 năm nay. Thiết nghĩ “xem” xong chắc là mệt lắm, nên các cụ nom mới vất vả thế kia.Tôi và anh bạn phải đi qua tổng cộng 3 cái trạm, mỗi trạm đều có đến cả một chục vừa anh vừa chị, tay cầm bộ đàm, lăm lăm le le chỉ chỏ chỗ này chỗ khác. Thấy có cả một đội tuyển đông như thế mà trật tự vẫn cứ bị lộn xộn,tôi hỏi anh bạn: “Họ làm nhiệm vụ gì thế anh?”. Anh bạn tôi trả lời : “Đó gọi là cò mồi có giấy phép đấy, em đến sau nhưng muốn đi vào sớm thì cứ ngoắc họ lại. Họ cho em đi riêng một hàng danh dự vào đến cửa lăng luôn”. Tôi hỏi thêm : “Cò mồi mà cũng được lảng vảng ở đây thì còn ra gì nữa anh nhỉ?” . Anh bạn tôi cười ngặt nghẽo và nói : “Em ơi, chúng nó là con ông cháu cha hết đấy, người thừa việc thiếu, nên được tạo điều kiện ra đây đón khách nào muốn vào sớm.Nhưng em để ý mà xem, chúng nó chỉ đưa tây vào thôi, chứ như anh em mình, chúng nó không có lãi”. Thoáng thấy các chị các anh còn đeo thẻ hẳn hoi, mà công việc như vậy thì trên thẻ chẳng biết sẽ đề chức danh như thế nào nhỉ ?. Anh bạn tôi vừa nói dứt lời thì một chị áo dài thướt tha chạy xồng xộc chen vào giữa hàng giơ tay chặn và nói: “ Chỗ này dừng lại đã”. Hoá ra là chúng tôi phải dừng lại để nhường đường cho một đoàn du lịch của Trung Quốc cắt ngang qua đi “đường danh dự”.

Đi trước chúng tôi, một hàng là học sinh tiểu học, một hàng là học sinh mẫu giáo, tất cả các cháu đều mướt mát mồ hôi. Giữa quảng trường trống trải, cái nắng gắt buổi sáng chiếu thẳng vào mặt các em nhỏ trông đến là tội nghiệp.Tôi quay sang hỏi một bé gái đi ngang hàng: “Các con đi thế này là trường cho đi hay phải đóng tiền ?”. Em bé thật thà trả lời : “ Nhà trường bảo là có cả đi xem xiếc nữa nên cháu mới đóng tiền đi”.Thấy cô bé cầm chiếc mũ ở tay trong khi trời đang nắng, tôi liền bảo: “Sao con không đội mũ vào cho đỡ nắng, đã vào tới lăng đâu ?”.Em bé ngoái lại đằng sau rồi nói : “Nãy cháu đội thì cái chú kia bắt bỏ ra”. Theo tay em chỉ, là một người đàn ông ăn bận chỉnh tề, thắt ca-la-vat, đứng ngả ngốn dưới tán che của cái ô to oành. Tôi quay sang nói nhỏ với anh bạn : “Kêu ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh, yêu mà để các cháu phải chịu khổ sở để vào thăm thế này”.Thế là đoàn người cứ lếch thếch từng bước như vậy cho tới khi vào được cửa lăng, các em bé lập tức reo hò vì điều hoà mát quá.Trong lăng,tất cả đều tối thui, bóng đèn vàng chỉ chiếu sáng đúng gương mặt và đôi tay của bác, xung quanh là 4 chú bộ đội mặc bộ trắng, đứng im lìm, lặng lẽ. Các cụ già thì vừa viếng bác vừa phải nhìn xuống chân, không cẩn thận là lại vấp ngã. Các cháu còn nhỏ tuổi thì vẻ mặt ngơ ngác, có đứa sợ quá khóc ré lên, mấy anh chị tiểu học được thể cười khúc khích…Ra khỏi cửa lăng là cái nóng lại ập đến hầm hập. Theo bảng chỉ dẫn ,chúng tôi được thăm ao cá bác hồ và ngôi nhà sàn nổi tiếng là “đơn sơ”.

Dưới mặt ao thì tầng tầng lớp lớp những con cá màu vàng, màu đen to bằng cái thúng, chắc phải cho ăn nhiều lắm nó mới to được như vậy. Nghe người hướng dẫn viên du lịch của một đoàn nói là cá ăn một ngày 3 bữa, như người, làm tôi chợt rùng mình. Đây đó dân hẵn còn đói khổ chẳng có cái ăn, mà họ nuôi cái gấp mấy lần nuôi dân, người dân không xứng bằng con cá sao? Còn nữa, người ta nhìn vào đời sống của nhân dân để đánh giá đất nước có giàu đẹp hay không, chứ đâu phải nhìn vào trăm con cá nhơ nhở béo tốt trong ao của Hồ chủ tịch mà hô lên “nước Việt Nam giàu quá”. Người hướng dẫn viên vẫn cứ thao thao bất tuyệt trong câu chuyện ao cá mà anh ta đã học thuộc lòng, anh bạn thấy vậy bèn quay sang nói với tôi: “Gia tài của đất nước là nhân dân, chứ không phải là cá, em nhỉ?”. Tôi gật đầu,giọng trở nên buồn buồn : “Đúng,gia tài của đất nước chỉ có thể là nhân dân anh ạ”.

Đối diện ao cá là ngôi nhà sàn bóng loáng,trông chẳng có vẻ gì là đơn sơ cả. Phía dưới kê một bộ bàn ghế gỗ, phía trên chia làm 2 phòng ,một phòng đọc sách và một phòng ngủ. Tất cả những vị khách đi qua đều phải ồ lên một tiếng, tôi cũng ồ theo.Tôi không biết họ ồ lên vì điều gì, nhưng tôi ồ lên vì sự xa xỉ đang hiện diện trong cái ngôi nhà sàn mà họ vẫn rêu rao là đơn sơ vách nứa. Xin thưa, tất cả mọi sự đều bằng gỗ đắt tiền,lung linh như một căn biệt thự sành điệu. Nghĩ cũng thấy tội cho một đời người,cứ đi nhặt nhạnh những cái gì mang danh “đơn sơ” để đắp vào cho bản thân mình thêm liêm khiết. Ấy vậy mà bây giờ lại bị bày ra trước bàn dân thiên hạ, chẳng cần mua vé cũng có thể được xem thực hư ra sao…Nghĩ bụng,mang tiếng quá.

Lối dắt ra Chùa Một Cột thì có vô vàn các cửa hàng lưu niệm, quán giải khát với nhiều chị nhiều em xinh tươi đang đon đã mời khách. Chúng tôi ghé lại một quầy, gọi 2 chai nước ngọt ngồi uống, đúng là khát thật, kinh doanh ở đây lãi quá, vì chẳng có ai là lại không dừng chân uống nước. Bên này bên kia tiếng chào hàng cứ chơi chới đẩy qua đẩy lại, khách nước ngoài được mời chào nhiệt tình và nhẹ nhàng hơn. Mấy bà cụ mặc áo dài tím cứ lấy tà áo phẩy đi phẩy lại cho đỡ nóng, các em học sinh thì quay chật bên tủ kem. Một cụ bà thấy tôi đeo cái máy ảnh khá to thì hỏi : “Cô này cũng là nhân viên chụp ảnh hả?”. Tôi cười và nói : “ Không ạ, cháu là khách du lịch thôi”. Bà cụ nói : “Cái bọn chụp ảnh ở đây chúng nó cậy có mình chúng nó được chụp thôi nên là lấy đắt lắm, nhưng vẫn phải chụp, để về xã còn biết là mình đã đi rồi”. Thấy bà cụ nói chuyện có duyên quá, tôi liền hỏi thêm : “ Thế các cụ tự đi hay là được trợ cấp ạ?” . Bà nói : “Ơ, xã cho chứ, đúng hơn là xã bắt đi, chứ thời tiết thế này,các cô còn mệt nữa là chúng tôi.Thế nên dù đắt cũng phải chụp cái ảnh, để sang năm còn nói là đã đi rồi, thì mới được miễn”.Tôi quay sang nhìn anh bạn, nở một nụ cười rất ngạc nhiên, thì ra các cụ đi thăm lăng bác là do bị ép buộc.

Chúng tôi theo chỉ dẫn để vòng ra đường Ngọc Hà. Dọc lối chúng tôi đi vẫn nhan nhản các cửa hàng dịch vụ tạp hoá của lăng “quần thể” lăng bác, hiếm hoi có một gian bán sách khá đồ sộ. Nhưng sau khi ghé vào thì tôi chẳng tìm được gì ngoài những cuốn tiểu thuyết ế ẩm còn sót lại,bí quyết nấu ăn,bí quyết làm đẹp….vỏn vẹn có 3 cuốn mỏng mỏng giới thiệu về Hồ Chí Minh,xem ở trong thì nội dung hoàn toàn giống nhau. Các gian hàng còn lại thì đồ chơi Trung Quốc bày bán la liệt, chỉ còn thiếu nước người Trung Quốc ngồi bán nữa là có lẽ đã mất cả cái lăng bác vào tay họ chứ đừng nói là Trường Sa hay Hoàng Sa.

Bữa cơm tối của gia đình,tôi đem chuyện hớn hở kể lại : “ Sáng nay con vừa mới vào lăng bác đấy !”. Mới chỉ nghe tới đó bố tôi đã bật cười và bình thản nói: “Con vào làm gì? Cái xác đó bằng cao su đấy mà”. Tự nhiên tôi thấy mình trở nên ngớ ngẩn trước câu nói của bố ,thấy vậy bố tôi tiếp vào: “Tất cả những gì mà chính quyền nói về Lăng bác, thì con chỉ việc hiểu ngược lại là ra ngay, không cần phải xem xét tận nơi đâu”… Ừ nhỉ, từ trước tới giờ chính quyền nói cái gì mà mình chẳng phải tự hiểu ngược lại, tư nhiên lại mất oan một buổi sáng.

Mùa Thu
----------------
nguồn thongtin.brinkster.net
Category: Đạo đức Hồ Chí Minh | Views: 1665 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 3
3 Khong tiet lo danh tinh  
0
Dat nuoc ta da ngheo ma lai phai nuoi mot bo may khong lo o Lang HCM. Nao la Bo tu lenh Lang, Ban Quan Ly Lang, Bao tang HCM... va chiem dung rat nhieu dien tich dat dai. Phai noi la HCM giau nhat Viet Nam, boi vi cho nao tren dat nuoc nay cung co dat cua ong ta. Chet roi ma van chiem nhieu dat va tieu ton nhieu tien bac cua nhan dan, tat ca deu do nhan dan e co dong thue ma ra. Nhieu noi nguoi dan khong co com ma an, chi an ngo san la chinh. Oi cong san VN tan ac qua !

2 Khong ten  
0
Toi da vao Lang HCM mot lan va co le la mot lan duy nhat trong cuoc doi va toi se khong bao gio vao do nua. Boi vi xac HCM la gia, thoat nhin la nhan ra ngay, chang co cai xac uop nao lai nguyen ven va dep de nhu vay. Theo toi no hoan toan lam bang chat lieu caop su hoac thach cao gi do. Bon cong san that la gia doi.

1 no name  
0
dung la mot bai viet mang tinh thieu xay dung va phan bac. Khong hieu 'Mua thu " co y gi khi viet bai nay de dang len web, phai chang "Mua thu" con co cai bong to dung dang sau huong dan duong di.

Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 262
Khách: 262
Thành Viên: 0