Main » 2009»Tháng Tư»22 » Định hướng xã hội chủ nghĩa phát sinh nhiều rủi ro (phần 2)
9:07 PM
Định hướng xã hội chủ nghĩa phát sinh nhiều rủi ro (phần 2)
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-04-21
Trân Văn tiếp tục trình bày các hậu quả tai hại khác, khi Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường theo kiểu của mình.
AFP PHOTO
Cơ
chế vận hành của các Tổng công ty Quốc doanh như PetroVietnam phản ảnh
những bất cập của "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" mà Việt
Nam đang theo đuổi.
Quốc doanh hưởng
lợi
Việc đính kèm “định hướng xã hội
chủ nghĩa” vào qúa trình
phát triển kinh tếở Việt
Nam, cho phép mốt số doanh nghiệp nhà nước thủ
giữ sự độc quyền,
đã nhiều lần làm chính phủ Việt Nam đau đầu,
vì phải giải quyết cả
những xung đột lợi ích trong doanh giới, lẫn
những mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp
nhà nước với xã hội.
Luật sư Lê Công Định, chuyên tư vấn cho doanh giới
nước ngòai về đầu tư
tại Việt Nam, cho rằng:
“Trong một số
ngành được
đánh giá là quan trọng đối với
nền
kinh tế
quốc
gia. Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ
đạo.
Điều
đó đi ngược với xu thế
thị
trường.
Người
tiêu dùng luôn phải trả giá cho điều
đó.
Về lâu dài, tôi
nghĩ nhà nước buộc phải nghĩ lại,
bởi
điều
đó không chỉảnh hưởng đến
người
tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến
cả
lợi
ích của
nhà nước
nữa.
Trong một số
trường
hợp,
độc
quyền
khiến
người
tiêu dùng bất mãn, phản ứng trở
lại
thì điều
đó tạo
ra các vấn đề xã hội. Việc
duy trì cơ chế độc quyền
không ổn
ngay cả
trong thời điểm này chứ
đừng
nói tới
tương
lai.
Trong một số
ngành được
đánh giá là quan trọng đối với
nền
kinh tế
quốc
gia. Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ
đạo.
Điều
đó đi ngược với xu thế
thị
trường.
Người
tiêu dùng luôn phải trả giá cho điều
đó.
LS Lê Công Định
Nếu nhà nước
không nhìn ra vấn đề này để
sửa
ngay mà chỉ nhìn lợi ích trước
mắt,
tôi cho đó là thiếu sáng suốt
khi vận
hành một
nền
kinh tế
đang phát triển.”
Dư luận
bất
bình
Trên thực tế, gần như
lĩnh vực nào có doanh
nghiệp nhà nước nắm giữ
độc quyền cũng bất ổn và gây bất
bình trong xã hội. Rõ nhất là điện.
Dù được giao các
khỏan vốn khổng lồ
để “bảo đảm an ninh năng lượng”
nhưng Tập đòan Điện lực luôn thiếu
điện để bán. Tình trạng cúp điện liên tục và đột ngột
đã khiến cả sản xuất
lẫn sinh họat xã hội ở
Việt Nam rối loạn, nhiều
giới bất bình.
Đầu tháng 9 năm
ngóai, tờ Tuổi Trẻ dành hẳn
ba kỳ để giới thiệu ý kiến
của một số luật
sư và thẩm phán Tòa án nhân dân TP.HCM,
hướng dẫn người tiêu dùng cách chứng minh thiệt
hại, để có thể thắng
trong các vụ kiện đòi ngành điện bồi thường.
Lúc đó, một thẩm phán giải thích: “Không phải là xúi dân đi kiện
nhưng
đã đến
lúc các khách hàng của ngành điện
phải
đứng
lên tự
bảo
vệ
quyền
lợi
hợp
pháp của
mình”.
Tuy có một vài
doanh nghiệp nhà nước và giới đầu tư
nước ngòai được phép đầu tư vào khâu sản
xuất điện, song Tập đòan Điện lực vẫn
nắm chặt khâu truyền tải và cung ứng
điện, khiến lời mời
gọi đầu tư phát triển
nguồn điện thiếu sức
hấp dẫn và gây ra những rắc rối
mới.
Chẳng hạn cuộc đấu
khẩu về trách nhiệm, xảy ra vào tháng trước,
giữa Tập đòan Điện lực và Tập
đòan Dầu khí, do năm nay,
Việt Nam có thể thiếu khỏang
1 tỉ kWh điện.
Bộ Công Thương từng đề
nghị tách khâu phát điện - truyền tải điện
ra khỏi Tập đòan Điện lực nhưng
bị tập đòan này phản đối, vì điều
đó “không phù hợp với chủ trương
của Trung Ương Ðảng về
việc thành lập tập đoàn kinh tế”!
Thị trường
theo kiểu VN?
Xây dựng một nền kinh tế
thị trường đúng nghĩa không dễ dàng, vì Việt Nam vẫn chủ
trương phải xây dựng nền
kinh tế thị trường theo kiểu
riêng.
Đầu thập niên 2000, khi ký Hiệp định Thương
mại song phương với Hoa Kỳ, Việt
Nam từng đòi Hoa Kỳ phải xem Việt Nam là một quốc gia có nền
kinh tế thị trường chưa
hoàn chỉnh, để không phải thực hiện
ngay những điều, khoản trong hiệp
định vừa kể.
Tuy nhiên, khi bị
xem là một quốc gia có nền kinh tế thị trường
chưa hoàn chỉnh, các sản phẩm xuất
khẩu sẽ luôn phải đối diện
với thuế chống bán phá giá, vì các yếu tố
cấu thành giá của sản phẩm
không được xem là chi phí
thật.
Những lợi thế về
giá nhân công, cũng như
điều kiện tự nhiên giúp giảm
giá thành, sẽ không được công nhận, nên sẽ mất hẳn
các lợi thế cạnh tranh và ảnh
hưởng đến khả năng thu hút vốn
đầu tư nước ngòai.
Khi được đề nghị nhận
xét về các tác động từ bên ngòai do đính kèm “định hướng
xã hội chủ nghĩa” với kinh tế thị trường,
luật sư Nguyễn Vân Nam, một
người dành khá nhiều thời gian nghiên cứu
các quy phạm pháp luật về cạnh
tranh, nói:
Việt Nam theo một
nguyên tắc khác với thị trường
tự
do là “thị trường tư do theo định
hướng
xã hội
chủ
nghĩa”. “Định hướng xã hội
chủ
nghĩa” này là cơ sở và nhằm
biện
minh cho việc can thiệp của Nhà nước
vào kinh tế.
LS Nguyễn Vân Nam
“Việt Nam theo một
nguyên tắc khác với thị trường
tự
do là “thị trường tư do theo định
hướng
xã hội
chủ
nghĩa”. “Định hướng xã hội
chủ
nghĩa” này là cơ sở và nhằm
biện
minh cho việc can thiệp của Nhà nước
vào kinh tế.
Điều này tạo
ra một
vòng luẩn
quẩn:
chính phủ các nước phát triển
và là thị trường xuất khẩu
quan trọng
của
Vịệt
Nam có lý do để lúc nào cũng phải cẩn
thận
xem xét về việc các doanh nghiệp
của
Việt
Nam có nhận được những trợ
cấp
bất
hợp
pháp của
chính phủ hay không.”
Một thống kê được công bố
vào đầu tháng này, cho biết: Từ 1994 đến
nay, Việt Nam phải đối diện
với 31 vụ kiện bán phá giá và cạnh
tranh bất chính của nhiều quốc
gia. Nếu chỉ tính riêng ba tháng đầu năm nay, Việt Nam đối diện
với hai vụ kiện. Một
là Canada (kiện giày
không thấm nước). Hai là Hoa Kỳ (kiện túi nhựa đựng hàng bán lẻ).
Chưa hết, cuối tháng tháng 7 năm ngóai, trang web
fibre2fashion, đưa tin:
Nhiều công ty Ðài Loan có
cơ sở sản xuất
tại Việt Nam và Trung Quốc, đang rời hai nơi này để
chuyển vốn đầu tư
sang Bangladesh, vì cả Việt Nam lẫn Trung Quốc,
đang bị Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đánh thuế chống phá giá trên nhiều
sản phẩm, khiến họ
thiệt hại nặng.
Có thể nông dân
nuôi cá ba sa, tôm xuất
khẩu, công nhân làm việc trong lĩnh vựcmay mặc,
giày da,… không phân biệt
được kinh tế thị trường
và kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa khác nhau thế
nào, song họ có thể kể rất
cặn kẽ về việc
họ khốn cùng ra sao, khi sản phẩm do họ
làm ra không xuất khẩu được, bởi
thuế chống bán phá giá.