Thứ Ba, 2024-11-05, 8:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 22 » “700 tờ báo và 1 Tổng Biên Tập”
9:10 PM
“700 tờ báo và 1 Tổng Biên Tập”
Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok
2009-04-22

Dần dà, những gì liên quan đến Trung Quốc, hay nói đúng hơn, là liên quan đến người Trung Quốc và chủ quyền Việt Nam, ngày càng trở nên “nhạy cảm” hơn trong mắt chính quyền.

AFP photo

Phải chăng món ăn tinh thần cũng phải qua khâu kiểm tra "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm"

Cái giá của sự thật bao giờ cũng lớn

Có vẻ như, những “lề phải” mà Bộ Thông Tin Truyền Thông đưa ra trước đây sẽ không bao giờ bao gồm các vấn đề có liên quan đến Trung Quốc.

Nói cách khác, mọi vấn đề như thế này thì đều nằm ở “lề trái.” Mà đã là “lề trái” thì nhất định sẽ phải chấm dứt.

Chuyện thứ nhất là vụ tờ báo Du Lịch bị đình bản trong 3 tháng. Và chuyện thứ nhì là vụ báo Tuổi Trẻ ngưng đăng loạt bài nói về tình trạng công nhân Trung Quốc tràn ngập các công trường bauxite tại Việt Nam.

Chỉ trong vài ngày, có đến 2 chuyện lề trái, trong đó báo chí Việt Nam gặp phải phản ứng mạnh của chính quyền.

Chuyện thứ nhất là vụ tờ báo Du Lịch bị đình bản trong 3 tháng. Và chuyện thứ nhì là vụ báo Tuổi Trẻ ngưng đăng loạt bài nói về tình trạng công nhân Trung Quốc tràn ngập các công trường bauxite tại Việt Nam.

Chuyện xảy ra trước xin được nói trước.

Ngày 14 tháng Tư, Bộ Thông Tin – Truyền Thông ra quyết định tạm đình bản tờ báo Du Lịch trong 3 tháng. Lý do được đưa ra là để “củng cố, kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo của tờ báo.”

Báo Thanh Niên viết rằng theo quyết định vừa nói, Báo Du Lịch thuộc Tổng Cục Du Lịch Bộ Văn Hoá –Thể Thao-Du Lịch, hiện chưa có bộ máy hoàn chỉnh; lãnh đạo báo không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm; cho đăng những thông tin trên số báo Tết Kỷ Sửu 2009 mà Bộ TT-TT cho là vi phạm nghiêm trọng Luật báo chí.

Vậy thông tin nhạy cảm trên số báo xuân Kỷ Sửu 2009 mà tờ Du Lịch cho đăng tải là gì?

Số báo Xuân này có bài viết ca ngợi những sinh viên, thanh niên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007. Ấn phẩm này cũng có cả bài viết nói về Ải Nam Quan, trong đó có trích đoạn từ kịch-thơ “Hận Nam Quan” của thi sĩ Hoàng Cầm.

Số báo Xuân này có bài viết ca ngợi những sinh viên, thanh niên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007. Ấn phẩm này cũng có cả bài viết nói về Ải Nam Quan, trong đó có trích đoạn từ kịch-thơ “Hận Nam Quan” của thi sĩ Hoàng Cầm.

Bài viết “Tản Mạn Cho Đảo Xa,” ký tên Trung Bảo, in trong giai phẩm Xuân Du Lịch có thể là yếu tố chính đưa đến việc tờ báo bị đình bản. “Tản Mạn Cho Đảo Xa” có đoạn nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Xin trích một đoạn sau đây:

“…Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.”

Tác giả cũng viết rằng, “Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại…”

Cho đến ngày 15 tháng Tư, tức là một ngày sau khi quyết định đình bản được công bố, thì trên một blog có tên Ginola có một bài viết mà giới blogger Việt Nam tin rằng tác giả chính là người đã viết bài “Tản Mạn Cho Đảo Xa” đăng trên báo Xuân Du Lịch.

Blogger Ginola dường như bị dằn vặt giữa cái “đúng” và cái “sai” trong hành động của mình; một hành động đưa đến việc đóng cửa tờ báo trong 3 tháng khiến “nhiều người đang phải chịu hậu quả do việc làm của mình.”

Tác giả cũng viết rằng, “Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân  thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại…”

Ginola viết:

“Giờ đây, suốt ngày hôm nay, tôi cứ tự hỏi mình mà chẳng đưa ra nổi câu trả lời, rằng: "Nếu ta làm đúng sao lại khiến nhiều người bị ảnh hưởng như vậy? Vậy là ta đã sai hay đúng?". Tôi ngây thơ chăng khi đưa ra câu hỏi này? Vẫn biết rằng, giá phải trả cho sự thật bao giờ cũng lớn nhưng giờ đây có nhiều người đang phải chịu hậu quả do việc làm của mình. Thật ân hận.”

Làm báo xin hãy “giám” đặt sự thật lên trên

Một số blog khác cũng đăng tải nhiều ý kiến liên quan đến hậu quả của bài viết “Tản Mạn Cho Đảo Xa” của Trung Bảo. Có ý kiến đồng ý, nói rằng Trung Bảo đã dũng cảm chấp nhận điều nguy hiểm. Nhưng cũng có ý kiến không đồng tình, nói rằng cuộc sống những người lao động khác bị ảnh hưởng do quyết định đình bản tờ báo.

Giới nhà báo nói chung, có người thở dài, rằng cứ mỗi lần một tờ báo nào bị kỷ luật, thì y như rằng giới phóng viên lại chia rẻ, tranh cãi.

Trong một lần trả lời phỏng vấn với Đài chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Thái, trợ lý phó tổng biên tập của báo Du Lịch, đã nói rằng tờ báo “chấp hành quyết định của Bộ Thông Tin – Truyền Thông nhưng không đồng ý với nội dung của quyết định đó.”

Ông Nguyễn Quốc Thái, trợ lý phó tổng biên tập của báo Du Lịch, đã nói rằng tờ báo “chấp hành quyết định của Bộ Thông Tin – Truyền Thông nhưng không đồng ý với nội dung của quyết định đó.”

Ông Nguyễn Quốc Thái cũng nói thẳng đến bài viết “Tản Mạn Cho Đảo Xa.”

“Bởi vì trong quyết định đó, Bộ TTTT nói để kiện toàn tổ chức, phần này chúng tôi không nói đến. Nói về những bài trong số báo Xuân, trong đó nêu ra bài ‘Tản mạn đảo xa’ của phóng viên Trung Bảo.
Đó là một bài viết thể hiện những bức xúc lo lắng và buồn phiền của một công dân một quốc gia bị nước khác xâm lấn phần đất quê cha đất tổ của mình. Một biểu lộ về lòng yêu nước như vậy, tôi nghĩ không nên bị kết án.”

Ba ngày sau khi quyết định đình bản tờ Du Lịch được công bố, thì một chuyện khác lại xảy ra cho tờ Tuổi Trẻ, là tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Blogger Osin đưa chuyện này lên mạng, như sau:

“Hoành tráng nguyên một trang 5, Tuổi Trẻ số ra ngày 16-4 mô tả lao động Trung Quốc “tràn ngập công trường” Việt Nam, sáng nay, tờ báo lớn nhất nước ấy đã phải “cáo lỗi cùng bạn đọc.”

Lỗi gì, và cáo lỗi ra sao? Xin tiếp tục theo dõi lời kể của Osin.

Ai làm tổng biên tập ở Việt Nam thì cũng phải đục bỏ bài khi có lệnh. Nhưng, ai đã là nhà báo thì cũng phải đặt sự trung thực lên trên.

“Hôm qua, Tuổi Trẻ đã rao với bạn đọc là, trong số tiếp theo, sẽ có phóng sự về tình trạng công nhân Trung Quốc tràn ngập công trường bauxite Tân Rai và Khí Điện Đạm Cà Mau. Sáng nay, bản báo lại xách mấy em osin Philippines ra thế mạng.

Ai làm tổng biên tập ở Việt Nam thì cũng phải đục bỏ bài khi có lệnh. Nhưng, ai đã là nhà báo thì cũng phải đặt sự trung thực lên trên. Anh giải thích “vì chưa hoàn tất bài viết”, thưa anh, là đánh lừa bạn đọc … Các đồng nghiệp biết rất rõ bài về công nhân Trung Quốc ở Tân Rai đã nằm trên bàn của anh từ hai tuần nay rồi chứ không phải là “chưa hoàn tất.”…”

Một số blog, nhân vụ báo Tuổi Trẻ “cáo lỗi,” đã đặt lại vấn đề “lỗi, phải” của nhà báo Trung Bảo, tác giả “Tản Mạn Cho Đảo Xa.”

Các blog này hỏi: nếu tờ Tuổi Trẻ bị đình bản, thì có bao nhiêu gia đình sẽ liên lụy?

Bên cạnh đó, họ cũng đặt câu hỏi: nếu tất cả các báo đều đi đúng lề phải, không một tờ báo nào bị đình bản, thì liệu sẽ có bao nhiêu người chịu tác hại?

Không thể nói rằng Việt Nam không có tự do báo chí khi mà cả nước có đến hơn 700 tờ báo. Nhưng, cùng lúc ấy, có thể đặt câu hỏi liệu Việt Nam có tự do báo chí hay không, khi tất cả 700 tờ báo ấy chỉ có … một Tổng Biên Tập.

Ông Tổng biên tập

Cả hai trường hợp, của tờ Du Lịch và của tờ Tuổi Trẻ, đều phạm phải một “lỗi.” Đó là khai thác các thông tin “nhạy cảm.” Điều khó phân xử ở đây, là như thế nào thì gọi là nhạy cảm? nhạy cảm với ai? Lúc nào thì nhạy cảm? Và ai sẽ được phép nói điều nhạy cảm nếu thật sự có một điều gọi là … nhạy cảm?

Cách đây vài tháng, trong vụ các viên chức công ty PCI của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam, một thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam đã công khai phát biểu, rằng “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin.”

Có phải, vụ hối lộ cũng là một thứ thông tin nhạy cảm? Nếu đúng là thế, liệu người Nhật có thấy đó là nhạy cảm hay không?

Một nhà báo tự do trong nước, là ông Trần Tiến Dũng, lúc ấy nhận định, rằng cách nói của ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam “tiết lộ nhiều điều thú vị về thực trạng báo chí Việt Nam.”

“Câu phát biểu của thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam về vụ Xa Lộ Đông – Tây phản ánh tập quán quen thuộc của người chỉ nhìn truyền thông như là người phát ngôn cho các cơ quan. Chưa bao giờ họ nhìn đầy đủ về chức năng đúng nghĩa của báo chí.”

Nói về thực trạng của báo chí Việt Nam, một diễn đàn trên Internet đưa ra nhận xét thú vị: không thể nói rằng Việt Nam không có tự do báo chí khi mà cả nước có đến hơn 700 tờ báo. Nhưng, cùng lúc ấy, có thể đặt câu hỏi liệu Việt Nam có tự do báo chí hay không, khi tất cả 700 tờ báo ấy chỉ có … một Tổng Biên Tập.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 844 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 544
Khách: 544
Thành Viên: 0