Thứ Ba, 2024-03-19, 2:05 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 24 » Tìm một giải pháp cho Việt Nam
9:23 AM
Tìm một giải pháp cho Việt Nam

Lâm Chấn Thọ


Bài toán ở Việt Nam sẽ có thể được giải quyết bằng một trong hai phương thức sau đây:

1.- Thứ nhất: Tình trạng độc tài tại Việt Nam sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng dân chủ quốc nội đủ mạnh, lợi dụng một biến động nào đó (ví dụ một vụ đàn áp tôn giáo hoặc một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. . .), nổi dậy lật đổ chính quyền cộng sản, giải tán quốc hội và thiết lập một chính phủ lâm thời, mà nhiệm vụ tiên quyết là tổ chức bầu cử quốc hội lập hiến.

 

Vấn đề nan giải lúc ấy là chỗ đứng của cộng sản Việt Nam. Ðảng cộng sản Việt Nam có còn được tiếp tục hoạt động hợp pháp hay không?. Nếu được thì với những điều kiện nào, ví dụ về tiền bạc (mà đảng đã tiêu lòn ra hải ngoại), vũ khí. . .

 

Phương thức này khó tránh khỏi những xáo trộn xã hội. Ðồng thời những thế lực quốc tế sẽ lợi dụng cơ hội ấy để nhảy vào trục lợi.

 

2.- Thứ hai: Nhóm cộng sản tiến bộ thức tỉnh nắm lấy quyền lợi trong đảng, bằng lòng cho các khuynh hướng chính trị khác trong xã hội được tham gia.

Lúc đó có hai giải pháp để giải quyết:

 

a.) Giải pháp thứ nhất:

 

Bỏ điều 4 hiến pháp hiện hành của CSVN, cho phép các thành phần không cộng sản được tham gia bầu cử.

 

- Nhưng khi tham gia bầu cử, các thành phần này vô tình mặc nhiên công nhận hiến pháp cộng sản. Những người quốc gia có chấp nhận giải pháp ấy không?

- Một vấn đề cần soi sáng là luật bầu cử do ai soạn?

 

Luật bầu cử do quốc hội của CSVN hiện nay soạn.

 

Ðiều này không thể chấp nhận được, vì những kinh nghiệm đau thương mà những thành phần không cộng sản đã gánh chịu do những trò gian trá xảo quyệt của cộng sản, không cho phép họ phiêu lưu một lần nữa.

 

- Vậy cơ quan nào có đủ tín nhiệm của các thành phần trong xã hội đảm nhận việc này?

 

Ðó là bế tắc khó vượt qua của giải pháp thứ nhất.

 

b.) Giải pháp thứ nhì:

 

Ðể giải quyết bế tắc của giải pháp thứ nhất nêu trên, chúng tôi nhận thấy chúng ta có một cách hay nhất là trở về với hiệp định Paris, bằng cách thành lập một chính phủ lưu vong của miền Nam Việt Nam, hậu thân của Việt nam Cộng Hòa. Chính phủ ấy sẽ thảo luận với chính quyền cộng sản hiện nay và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đi đến việc soạn thảo luật bầu cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc

 

- Tại sao phải thành lập chính phủ lưu vong?

 

Xin thưa vì VNCH là một trong những thành phần đã ký hiệp định Ba Lê. Không có VNCH thì khó mà áp dụng hiệp định ấy được. Vì không có một tổ chức nào ở hải ngoại hoặc quốc nội có đủ tầm vóc để được các thành phần không cộng sản tín nhiệm. Chính phủ lưu vong là chất keo kết nạp tất cả các tổ chức không cộng sản lại. Chúng ta nên nhớ miền Nam Việt Nam bị cưỡng chiếm chứ nền đệ nhị cộng hòa không bị giải thể (Xin xem bài Exposé de Mr Vũ Quốc Thúc, Président du Comité des Juristes Vietnamiens pour la remise en vigueur des Accords de Paris de 1973)

Ta vẫn còn quốc hội mặc dầu các thành viên, một số bị tù đày, một số di tản, một số đã qua đời, nhưng quốc hội miền Nam Việt Nam chưa bị giải tán. Thế thì nếu không có gì trở ngại, quốc hội của chúng ta vẫn có thể họp lại để thành lập chính phủ lưu vong với sự tham dự của các tổ chức chính trị ở hải ngoại cũng như quốc nội.

 

- Sự đầu hàng của tướng Dương Văn Minh có ảnh hưởng gì đến giải pháp thứ hai này không?

 

Sự trao quyền của Tổng Thống Trần văn Hương cho tướng Dương Văn Minh là vi hiến vì trong hiến pháp đệ nhị cộng hòa không có điều khoản nào cho phép Tổng Thống Trần Văn Hương làm như thế. Trái lại, điều 56.4 của hiến pháp đã chỉ định người thay thế Tổng Thống Trần Văn Hương, đó là Chủ Tịch Thượng Viện

 

- Nhưng sự trao quyền của Tổng Thống Trần Văn Hương cho tướng Dương Văn Minh đã được quốc hội lưỡng viện chấp thuận rồi kia mà?

 

Quốc hội lưỡng viện lúc ấy không thể nào sửa đổi hiến pháp. Hơn nữa chúng ta nên nhớ Tổng Thống Trần Văn Hương bị Dương Văn Minh và Ðại sứ Pháp Mérillon dối gạt là nếu tướng Dương Văn Minh thay thế Tổng Thống Trần Văn Hương thì cộng sản sẽ thương thuyết, tránh cho Saigon một cuộc tắm máu. Quốc hội lưỡng viện đã quyết định dựa trên tin tức sai lạc ấy. Mặt khác, trong lúc hỗn quan hỗn quân ấy, quốc hội không được triệu tập theo thể thức hiến định, không cần túc số. . .

Sự phê chuẩn của quốc hội qua một cuộc họp bất hợp hiến, không thể nào làm cho cuộc trao quyền vi hiến trở thành hợp hiến được.

 

- Giải pháp này có phát động hoặc kéo dài cuộc chiến tranh Việt Nam không?

 

Xin thưa là không, vì đó là cách duy nhất để thật sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Không thể nào kêu gọi người không cộng sản hòa hợp hòa giải với CS khi mà họ cảm thấy bị lừa gạt và hiếp đáp vì hòa ước Paris bị vi phạm vả lãnh thổ của họ bị xâm chiếm bằng bạo lực. Không thể nào yêu cầu nạn nhân tha cho hung thủ của một vụ xâm nhập gia cư bất hợp pháp khi hung thủ đó vẫn còn ở trong nhà và đang uy hiếp chủ nhà. Hung thủ cần phải rời khỏi nhà nạn nhân, đó là điều kiện tiên quyết cho mọi giải pháp hàn gắn cần phải coù.

 

- Thời gian 25 năm có ảnh hưởng gì đến giải pháp này không?

 

25 năm tuy dài nhưng rất cần thiết để cho mọi sự lắng động xuống. Thời gian này đã làm dịu xuống các tình cảm quá khích như hận thù, phẫn nộ của bên thua cũng như kiêu căng, tự mãn của bên thắng. Bây giờ là lúc chúng ta phải dùng sự suy luận để giải quyết vấn đề VN.

25 năm tuy dài nhưng dư luận quốc tế không lúc nào thuận tiện hơn lúc này. Có nhiều biện pháp và thủ thuật để quốc tế không quên vấn đề VNCH, nhưng không tiện bàn nơi đây.

 

Ðã có nước bị chiếm đóng trong một thời gian rất dài - hơn 60 năm – đã “phục hồi” ví dụ Lettonie, Lithuanie, l’Estonie

 

Xin nhắc lại trong công pháp quốc tế không có vấn đề thời tiêu (prescription).

 

- Giải pháp này có ích lợi gì?

 

Một cái lợi không nhỏ là giải pháp này giúp chúng ta đặt vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án quốc tế. Việc này chính quyền CS hiện nay không làm được vì lý do sau đây:

 

Xin nhắc lại là ngày 4/9/58 Trung quốc tuyên bố nới rộng hải phận ra 12 hải lý chung quanh các đảo mà Trung quốc cho là của mình như Hoàng Sa và Trường Sa. Ðể trả lời, Thủ tướng cộng sản Phạm Văn Ðồng (1) đã tuyên bố ngày 14/9/1958 như sau:

 

“Nous tenons à vous informer solennellement que le gouvernement de la Republique Democratique du VN reconnait et approuve la déclaration faite le 4/9/1958 par le Gouvernement de la Republique Populaire de Chine sur sa decision prise au sujet de la mer territoriale de la Chine. Le Gouvernement de la Republique Democratique du Viet Nam respecte cette decision et donnera des instructions à ses organismes d’état responsables pour qu’ils respectent scrupuleusement en cas de contact en mer avec la Republique Populaire de Chine, la stipulation sur la largeur de la mer territoriale chinoise de 12 milles marins”

 

(Tạm dịch: Chúng tôi xin thông báo là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa công nhận và đồng ý tán thành lời tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về việc nới rộng hải phận của mình. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xin tuân theo lời tuyên bố ấy và sẽ ra lệnh cho các cơ quan chính quyền trách nhiệm tôn trọng tuyệt đối giới hạn 12 hải lý chung quanh hải phận của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trong những cuộc gặp gỡ trên biển)

 

Tệ hơn nữa, trong chiến tranh Việt Nam, Bắc Việt đã tuyên bố ngày 9/5/1965 chỉ trích Mỹ oanh tạc “một phần hải phận Trung Quốc chung quanh các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa)” (Une partie des eaux territoriales chinoises contigues aux iles Xisha de la Republique Populaire de Chine)

 

Và liên tục nhật báo Nhân Dân năm 1969 và năm 1970 luôn luôn đề cập đến không phận Trung Quốc trên đảo Hoàng Sa.

 

Vì những lý do nêu trên, chính phủ CS hiện thời không đủ căn bản luật pháp để đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, và nhất là không đủ phương tiện để phát động một cuộc hải chiến để dành lại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Trớ trêu thay, đó là bế tắc mà chỉ có VNCH ta mới có thể gỡ rối vì VNCH luôn luôn chống đối chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo ấy. Ngày nào mà chính phủ VN không phải là một chính phủ hậu thân của VNCH thì ngày đó khó có thể tranh đấu trên căn bản luật pháp chủ quyền VN trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Tác giả Frederic Lassere (2) đã viết: “Il est ironique de constater que, pour defendre ses revendications sur les Paracels et les Spratleys et prouver la continuité de l’occupation Vietnamienne, la RDV (Republique Democratique du VN) ait du prendre à son compte l’occupation de ces archipels par les garnisons Sud Vietnamiennes et les actes de revendication et d’annexion emis par Saigon, un gouvernement qu’elle ne reconnaissait pas et dont elle combattait l’armée”

 

Lời dịch: “Trớ trêu thay, để chứng minh chủ quyền của mình trên 2 quần đảo, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (chính quyền CS) phải nhờ đến những hành động của VNCH, một chính quyền mà họ không công nhận và đã chống đối bằng vũ lực”.

 

Tác giả Monique CHEMILLIER – GENDREAU (3) đã viết:

 

“Il n’en demeure pas moins que ce moment particulier dans l’histoire de la division du VN brouille la position Vietnamienne. Le Vietnam aujourd’hui réunifié (par la victoire du Nord) doit choisir à qui il succède sur ce point. La logique territoriale renforce une succession aux droits et actions du Sud Vietnam, seul competent d’une point de vue géographique”

 

Tạm dịch: “Nói cho cùng vì sự chia đôi Việt Nam đã làm lu mờ đi cái thế của VN. Việt Nam ngày nay thống nhất bởi sự thắng trận của miền Bắc phải chọn lựa coi mình là hậu thân của ai trên điểm này. Theo lô-gích thì phải là hậu thân của VNCH, chính phủ duy nhất có thẩm quyền chiếu về mặt địa dư”.

 

Vì vậy muốn tranh đấu hữu hiệu trên mặt pháp lý cho chủ quyền VN trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chính quyền VN phải có sự hiện diện của hậu thân VNCH. Sự có mặt ấy chỉ có thể có sau khi hiệp định Paris được thực thi một cách đứng đắn tức là sau một cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế như đã được định trong hiệp dịnh Paris.

 

Muốn được như thế, người không cộng sản cũng như chính quyền CS hiện giờ cần đến sự có mặt của chính phủ lưu vong hậu thân VNCH.

 

PS:

(a) Chỉ cần một phần lãnh thổ cũ, chính phủ VNCH sẽ không còn là một chính phủ lưu vong không lãnh thổ.

(b) Chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa có khoảng 196 tỷ thùng dầu thô trị giá 5880 tỷ USD tính theo giá 30 USD mỗi thùng (4) (5)

(1) Beijing Review, 1980 : 21; Chang Teh-Kuang, 1991 : 417

Cộng sản VN có cố gắng bào chữa nói rằng lời tuyên bố của Phạm Văn Ðồng chỉ nhắm vào việc nới rộng hải phận ra 12 hải lý mà thôi. Theo Viet Nam Courrier “The Hoang Sa and Truong Sa archipelagoes (Paracels and Spratly)” Ha Noi 9/1981: 46

(2) “Le dragon et la mer”, Stratégies geopolitiques chinoises en mer de Chine du Sud, Frederic Lasserre, Editon l’Harmattan inc, p.101

(3) “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spartleys”, Monique CHEMILLIER – GENDREAU edition l’Harmattan, p. 123

(4) “China’s Push through the South China Sea. The interaction of bureaucratic and national interests” Garver John W. The China quartely 1992 p.999 sq

(5) “China’s Position towards territorial disputes. The case of the South China Sea Islands”, Chi Kim Lo, London Rontledge, 1989, p 125 sq.

 

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 847 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0