Nam Nguyên, phóng viên RFA
2009-04-30
Sự
cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra
đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các
trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai
lần biên giới bằng đường bộ.
Photo courtesy of Wikipedia
Biến
cố 30/4/1975 đánh dấu sự cáo chung của VNCH, cũng là thời điểm hàng
triệu người Việt phải tìm đường bỏ nước ra đi để tìm tự do.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tị nạn bằng đường bộ trong thập niên
1980.
Hàng
triệu người bỏ nước ra đi
Theo ước
tính không chính thức, khoảng 2 triệu người VN đã đi tìm tự do, một làn sóng tị nạn khổng lồ đã bắt đầu sau sự thay đổi chế độ chính trị ở miền Nam Việt Nam.
Sự cai
trị hà khắc và sự thay đổi 180
độ trong mọi sinh
hoạt của xã hội, có thể là lý
do ra đi của những người có dính líu tới chế độ cũ, và cả những người không bị chế độ mới làm khó khăn.
Năm 1976, người vượt biển đầu tiên tới bờ biển Bắc Úc sau hải trình dài 4.800 km bằng
con thuyền đánh cá mong manh sắp
chìm, trong 10 năm tiếp sau đó vài trăm ngàn thuyền nhân đã thoát khỏi VN tới các trại tỵ nạn ở Hong Kong, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines.
Tuy vậy cuộc trốn chạy bằng đôi chân, đi đường bộ từ VN qua Cămpuchia rồi tới Thái Lan, chỉ thực sự bắt đầu sau khi quân đội cộng sản VN chiếm đóng
Cămpuchia, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, dựng lên chính chính
quyền thân Hà Nội.
Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Bộ Đội VN tràn qua biên giới
Tây Nam và những người lính đội nón cối đi
dép râu, đã ở lại đất nước Xứ Chùa Tháp suốt 12
năm cho tới 1990.
Lời kể của người trốn chạy
Câu chuyện
của bà Nguyễn ở tiểu bang Oregon Hoa
Kỳ , một gia đình may mắn đi đường bộ làm ba đợt khác nhau, nhưng cả gia đình trùng phùng trong trại tỵ nạn trên đất
Thái. Bà Nguyễn nay 70 tuổi kể lại:
“Năm
87, tôi nghe nói lúc bấy giờ bộ đội VN sắp sửa rút. Thành ra lúc ấy đi đường bộ tương đối dễ dàng. Tôi đi một mình, khách
đi cùng với tôi cũng
vài người, nhưng chuyến của tôi đi hơi lâu vì bị kẹt bên Cămpuchia hơn một tháng.
Đi
từ Saigon, tôi đến Bến Xe Miền Tây xuống Châu Đốc, ở đó người ta ém tôi một đêm ở nhà những người Việt đã lâu năm ở bên Cămpuchia. Sáng hôm sau người ta đưa tôi đi bằng xe Honda, coi như đi đường ruộng người lái Honda rất giỏi.
Tôi
cũng không biết đi trong
bao lâu, khoảng thời gian mấy tiếng thì đỗ xuống và bảo đây là
Phnompenh rồi. Từ Châu Đốc cứ độ một giờ thì người ta chuyển tôi sang xe
Honda khác. Xe khác chở tôi và một người ngồi sau tôi biết tiếng Miên, người ta chở sang Phnompenh.
Nói
thật với ông hồi đó đi Honda, nhiều khi cứ phải cầu nguyện. Tôi tự nhủ, thưa Chúa con có đến được Mỹ không hay là
con chết dọc đường, tại vì họ chạy xe
Honda sợ lắm, nhưng họ lái rất giỏi, đường ruộng rất hẹp mà họ chạy nhanh lắm, nếu mà té xúông thì chỉ có chết.
Rồi từ Phnompenh đi
qua cảng Kompong Som (Sihanoukville) thì lại là một nhóm người khác.”
Hồi đó ông nhà tôi đi học tập cải tạo về… Các cháu
nhà tôi thuộc diện nguỵ quân đi học hành hay gì nữa thì diện ngụy quân phải xếp hạng chót. Tôi thấy tương lai của các cháu
không được dễ dàng. Phải nói là tôi cảm ơn Chúa đã cho
tôi quyết định sáng suốt như vậy.
Bà Nguyễn
Bà Nguyễn
vượt biên đường bộ năm 1987, ở trong
trại tỵ nạn hai năm, tới 1989
thì đi Mỹ định cư. Hôm nay trên quê hương
mới, nhớ lại quyết định ra đi từng đợt của gia đình mình,
bà Nguyễn nói:
“Hồi đó ông nhà tôi đi học tập cải tạo về… bây giờ thì cởi mở hơn chứ hồi đó… các cháu
nhà tôi thuộc diện nguỵ quân đi học hành hay gì nữa thì diện ngụy quân phải xếp hạng chót. Tôi thấy tương lai của các cháu
không được dễ dàng.
Tôi
cũng phải nói là tôi cảm ơn Chúa đã cho
tôi quyết định sáng suốt như vậy. Sau nữa tôi phải cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang gia
đình chúng tôi, cho con cái chúng tôi có cơ hội học hành, thưa các cháu nó qua đây nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì nhiều người cũng không được bằng mình. Điều đó là phải cảm ơn Chúa, cảm ơn nước Mỹ đã cho chúng tôi cơ hội.”
Ông Nguyễn
Minh Quân, một kỹ sư cơ khí tốt nghiệp trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, cũng là một trong những người tị nạn bằng đường bộ. Mấy chục năm đã qua, ông
Quân giờ đây 45 tuổi là một công dân Hoa Kỳ cư trú ở Bang Virginia, ông có một
gia đình hạnh phúc với vợ và 2 cháu nhỏ cùng
nghề nghiệp ổn định.
Được hỏi đánh giá như thế nào về sự chọn lựa năm xưa của mình ra đi vượt
biên ngay lúc mới tốt nghiệp, ông Quân đáp:
“Năm
đó tôi cũng vừa mới tốt nghiệp đại học, nghĩa là ở VN mình hết sức cố gắng để chen chân vào trường đại học. Nhưng sau ngày ra trường thấy mịt mù quá,
mình cũng nhìn những người đi trước, rồi tự hỏi đến lượt mình sẽ làm cái gì,
không nhìn thấy một tương lai nào cả. Thành thử vì thế tôi đã quyết định ra đi, chọn lựa của tôi vào lúc
bước chân ra đi là đúng.”
Ông Quân cũng nhớ lại đoạn đường vượt biên của mình
từ Saigon năm 1987:
Năm
đó tôi vừa mới tốt nghiệp đại học. Nhưng sau ngày ra trường thấy mịt mù quá,
mình cũng nhìn những người đi trước, rồi tự hỏi đến lượt mình sẽ làm cái gì,
không nhìn thấy một tương lai nào cả. Thành thử vì thế tôi đã quyết định ra đi.
Ô. Nguyễn
Minh Quân
“Tháng
8 năm 1988 tôi rời Việt Nam, trước tiên xúông
Châu Đốc rồi từ đây đi bằng ghe nhỏ qua biên giới Cămpuchia.
Tôi vượt biên hai ba lần mới tới được Thái Lan, tại vì mấy lần đầu bị kẹt lại bị bắt ở bên
Cămpuchia, có một lần bị bắt lại một đảo có lính VN
gác.
Phải qua tới lần thứ ba tôi mới đi lọt qua Thái
Lan. Tôi thấy bên
Cămpuchia bấy giờ bị lính của VN lũng đoạn, khi mình bị bắt người ta chuộc mình ra đưa về rồi đi tiếp. Ở Cămpuchia cũng đi bằng ghe nữa thì qua tới Thái Lan.”
Như lời kể của ông Quân, lúc ấy ông
24 tuổi còn độc
thân, khi đã tới Phnompenh, những người tổ chức đưa ông đi theo xe tải để tới cảng Kompong Som
phía Tây Nam Phnompenh, từ đó xuống ghe nhỏ men theo bờ biển vào đất Thái
Lan.
Những con đường vượt biên
Trong thập
niên 1980, vượt biên đường bộ theo sự ghi
nhận có nhiều
cách. Có thể đi tới Gò Dầu Tây Ninh, đi băng qua đồng ruộng vượt
biên giới qua Cămpuchia. Từ đó những người dẫn đường sẽ đưa người tới Phnom Penh bằng đường lộ, đi xe tải hay
xe gắn máy, hối lộ là cách thức phổ biến của những người dẫn đường.
Nhiều người chọn cách đi dễ dàng hơn, nhưng cũng là do người tổ chức, đi xe đò tới Châu Đốc, hoặc một thị trấn nào đó có thể ngược dòng Cửu Long, ghe buôn chở người vượt biên theo đường sông tới tận ngoại ô Phnompenh. Từ các tỉnh miền Tây cũng có thể vượt đồng ruộng sang đất
Cămpuchia.
Phải qua tới lần thứ ba tôi mới đi lọt qua Thái
Lan. Tôi thấy bên
Cămpuchia bấy giờ bị lính của VN lũng đoạn, khi mình bị bắt người ta chuộc mình ra đưa về rồi đi tiếp. Ở Cămpuchia cũng đi bằng ghe nữa thì qua tới Thái Lan.
Ô. Nguyễn
Minh Quân
Trong những
năm 1980, 81, 82, 83 ít có tổ chức nào móc nối cho
người vượt biên tới Phnompenh rồi đi cảng Kompong Som, xúông thuyền vượt biển sang Thái Lan.
Thời gian
đó, người đi đường bộ phải từ Phnompenh, đi xe tải, xe
lửa chở hàng, thậm chí xe bò hay
xe đạp tới Battambang, rồi từ đó tiếp tục đi bộ tới Sisophone một thị trấn cách biên giới Thái Lan khoảng 40
Km, theo đường chim bay.
Khu vục này
thường được chọn làm địa điểm tập kết, trước khi những người trốn chạy đi tiếp 40 Km tới biên
giới Thái Lan. 40 km sau cùng này là con đường khổ ải của người vượt biên. Những người may mắn nếu có được người dẫn đường tốt, nhưng mỗi chặng là mỗi người dẫn đường khác nhau.
Có người được phước lớn, được nằm trên xe bò dưới các
lớp hàng hoá lỉnh kỉnh đi theo con đường
buôn lậu mà không bị phát
hiện. Các khu rừng ở đây mìn chôn dày dặc, là nơi ẩn náu cuối cùng
của quân Khmer Đỏ và
tàn quân của mặt trận giải phóng Cămpuchia
chống bộ đội cộng sản VN.
Dọc biên
giới Cămpuchia Thái Lan, ở
vùng đệm có khoảng mươi trại tỵ nạn. Một số trại do Khmer Đỏ hoặc lính Para quản lý.
Lính Para là thành phần chống cà Khmer Đỏ lẫn bộ đội VN, nhưng là phần tử vũ trang, vô kỷ luật hoạt động như lục lâm thảo khấu.
Nhiều gian truân, khổ ải
Phần lớn người đi đường bộ toàn phần, phải vào trại của Para trước khi được
chúng đổi cho Hồng Thập Tự lấy gạo, nhưng trước khi được
chuyển trại, người tị nạn thực sự đã rơi vào địa ngục trần gian với các
ông chủ Para, phụ nữ bị cưỡng hiếp, đàn ông thì phục vụ như lao công chiến trường.
Những người đi đường bộ trong những năm
đầu thập niên 1980, tỷ lệ thành công rất thấp, nhiều người không bao giờ tới được vùng biên giới Thái Lan. Họ có thể chết vì mìn, bị Bộ Đội VN bắt hoặc rơi vào tay Khmer Đỏ hay lính Para Miên.
Tuy nhiên vào những năm cuối cùng
trước khi Bộ Đội VN rút khỏi
Cămpuchia, vượt biên đường bộ trở nên khá dễ dàng cho những ai
còn có tiền vàng. Những người tổ chức đã tìm ra cách cho người
vượt biên đi một phần đường sông, một phần đường bộ và sau cùng là đường biển từ cảng Kompong Som.
Bộ đội VN mỏi mệt vì cuộc chiếm đóng 12 năm, họ sẵn sàng thả người bị bắt với một khoản tiền nhỏ hay vài phân
vàng, phải 10 phân vàng mới là 1
chỉ. Nhờ vậy một số lớn người tị nạn đường bộ đã thành công trong những
năm cuối cùng của thập niên 1980.
Trong thế
kỷ 20, người Việt Nam đã chứng kiến hai cuộc di cư khổng lồ. Năm 1954, chiến
tranh Đông Dương kết thúc với Hiệp Định Geneve chia đôi đất
nước Việt Nam, ba triệu người đã rời bỏ làng mạc, nhà cửa ruộng vườn vào Nam tìm tự do.
Năm 1975, cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt với sự toàn thắng của Cộng Sản. Công dân VNCH những người chưa từng di cư thì
đây là cuộc ra đi không bao giờ
quên của mình, còn những người đã một lần trốn chạy cộng sản, lại phải ra đi một lần nữa trong số này có cả thế hệ con cháu của họ.
Có bao nhiêu người đã vùi thây ngoài Biển
Đông, bao nhiêu người bỏ mạng trong núi rừng
Đông Dương.
Ba mươi bốn năm sau ngày kết thúc
cuộc chiến, những vết thương có thể đã liền sẹo. Nhưng nhiều người tự hỏi, tại sao lịch sử không thể hiện cách khác để có một đất nước VN thanh bình
thịnh vượng, mà không phải có mấy triệu người chết, mấy triệu người bỏ xứ ra đi.
|