Thứ Ba, 2025-01-21, 4:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 2 » Tuổi trẻ Việt Nam nhìn về tương lai nhân ngày 30 tháng Tư
11:30 AM
Tuổi trẻ Việt Nam nhìn về tương lai nhân ngày 30 tháng Tư


Tp SÀI GÒN – Dưới bóng dâm êm ả của một công viên nằm đối diện dinh Thống Nhất, những cặp tình nhân trẻ đang tận hưởng riêng tư cái khoảng khắc tĩnh lặng và đâu đó những người sinh viên đang ngồi học bài.

Họ chỉ biết từ lịch sử những gì đã xảy ra ở dinh Thống Nhất kia 34 năm trước khi xe tăng của quân đội cộng sản mang số hiệu 843 húc sập cánh cửa sắt để chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài cả mấy thập kỉ và thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Hai phần ba dân số Việt Nam giờ dưới 35 tuổi, họ không nhớ gì về cuộc tranh vừa qua, về sự hăm dọa của cái chết đến bất ngờ, và cũng như những khó khăn, nhọc nhằn vì cuộc chiến.

Thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên trong thời bình khi nền kinh tế phát triển tốt đẹp nói rằng điều làm cho họ chú ý đến là sự tiến triển của một đất nước đang phát triển nhanh.

“Tôi hãnh diện là một người Việt Nam, vì chúng tôi đã đánh bại hai cường quốc Pháp và Mỹ. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây nhiều người đặc biệt là giới trẻ, muốn nói về những gì đã xảy ra trong qúa khứ,” cô Trần Mi Lan, 22 tuổi, bán áo quần ở một thương xá ở thủ đô thương mãi của miền Nam Việt Nam, được biết đến như thành phố Sài Gòn trước đây.

“Tôi muốn Việt Nam trong 20 năm tới sẽ trở thành một Singapore thứ hai,” anh Nguyễn Công Trường, 28 tuổi, một cố vấn đầu tư nói.

Với lợi tức cho mỗi một đầu người chỉ hơn 1.000 đô-la một năm, nghĩa là thấp hơn lợi tức của Singapore khoảng 37 lần, con đường bắt cho kịp Singapore của Việt Nam coi bộ dài ngút ngàn.

Đa số người Việt Nam vẫn là nông dân và ở thành phố Hồ Chí Minh, xe gắn máy làm chủ đường phố, chứ không phải là xe ô-tô.

Pa-nô đánh dấu ngày 30 tháng Tư năm nay ở Sài Gòn. Nguồn: AFP
Nhưng, thỉnh thoảng, lại thấy bóng một chiếc Ferrari hay Porsche lướt qua, và con đường Đồng Khởi ngăn nắp sạch sẽ của thành phố - con đường này mang tên Tự Do trong suốt cuộc chiến – đã bắt đầu trông giống như một mãnh nhỏ của Singapore, với những cửa tiệm bán hàng đồ hiệu và những mặt hàng đắt tiền khác.

Băng-rôn, biểu ngữ mang với hình búa liềm của cộng sản đã được giăng lên đánh dấu ngày lễ 30 tháng Tư.

Cuộc chiến chống quân đội Hoa Kỳ và chế độ miền Nam bắt đầu vào những năm đầu của thập niên 1960, đã lấy đi tối thiểu 3 triệu sinh mạng người Việt Nam và 58.000 lính Mỹ trước khi cuộc chiến chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi chiếc xe tăng đầu tiên của cộng sản Bắc Việt húc sập cửa và tiến thẳng vào bên trong dinh tổng thống của chế độ miền Nam.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra trước đó vào đầu năm 1946 tiếp tục trong tám năm trời cho đến lúc Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ đã đưa đến chuyện chia cắt đất nước sau đó.

“Cha mẹ tôi nói với tôi rằng năm 1968, cuộc sống rất khó khăn và rất nhiều người phải ăn sắn mà sống,” Trường nói, cha và mẹ của anh ta vẫn sống bằng nghề nông ở tỉnh Tây Ninh, với lợi tức khoảng 100 đô-la hằng tháng.

Anh Trường nói anh kiếm được sáu lần hơn thế.

“Tôi sinh ra trong thời bình. Tôi có cơ hội trau dồi khả năng của mình,” một anh bạn trẻ khác nói, Lê Thế Huân, 20 tuổi, là một sinh viên Luật đang ngồi trong công viên với laptop trên đùi và một iPod bênh cạnh anh.

Ngay cả cha mẹ anh cũng đã không nói nhiều về chiến tranh, anh Huân nói, vì họ chỉ 12 hay 13 tuổi khi chiến tranh chấm dứt.

“Tôi nghĩ rằng cuộc sống của tôi bây giờ, dĩ nhiên là tốt hơn cuộc sống của cha mẹ tôi ngày trước, về phương diện vật chất,” anh Trần Trọng Nguyễn nói, anh là một sinh viên hậu đại học ngành vật lý đang ngồi giải phương trình ở công viên đối diện với dinh Thống Nhất, giờ đây là một viện bảo tàng.

“Chúng tôi có cơ may để học hỏi hơn, y tế, giáo dục, và cuộc sống bây giờ ổn định hơn so với trước đây,” anh Nguyễn có bố mẹ cũng là nông dân, nói.

Cô Đặng thị Bích Nga, 21 tuổi, quê ở miền Trung Việt Nam đang theo học kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng thành phố này “có qúa nhiều cơ hội”.

Cô muốn hết cả nước Việt Nam đều được như thế.

“Tôi hy vọng đất nước của mình có thể phát triển như những nước khác,” Bích Nga nói, với đôi khuyên lủng lẳng trên hai tai.

Ông Phạm Thành Công, 52 tuổi cho rằng họ có thể tập chú vào hiện tại và tương lai, nhưng giới trẻ họ biết những hy sinh của những thế hệ đi trước.

“Đa số giới trẻ sẽ không bao giờ quay lưng với những gì đã xảy ra trong qúa khứ, vì lịch sử không thể bị phủ nhận,” ông Công nói.

Ông Công đã trải qua năm năm chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản và giờ là giám đốc nhà bảo tàng Mỹ Lai, nơi vinh danh hằng trăm người dân làng đã bị tàn sát bởi lính Mỹ năm 1968.

“Tôi tận tụy với nhà bảo tàng này vì tôi muốn giới trẻ biết nhiều hơn về những tội ác chiến tranh,” ông Công nói.

Nhưng một người khác, là một quản lý kỹ thuật thông tin 27 tuổi, từ chối cho biết tên mình, nói rằng máu xương của những người đã nằm xuống cho nền độc lập của Việt Nam là phí phạm, không có gía trị gì ngoại trừ nhà nước cộng sản Việt Nam trở nên “trong sạch, bớt tham nhũng và có trách nhiệm hơn đối với đất nước.”

Nguyễn Hoàng Quân, 28 tuổi, đồng ý là Việt Nam sẽ phải thay đổi về phương diện chính trị để đất nước có cơ may thành công.

“Tôi hy vọng là giới lãnh đạo sẽ cởi mở hơn để Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng hơn,” anh Quân nói, là một người bảo vệ nhưng anh muốn có một công việc tốt hơn “làm nhiều tiền hơn”.


© DCVOnline
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 699 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 26
Khách: 26
Thành Viên: 0