Main » 2009»Tháng Năm»3 » Bào mòn uy tín truyền thông có giữ được “ổn định chính trị”?
6:41 AM
Bào mòn uy tín truyền thông có giữ được “ổn định chính trị”?
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-05-01
Đến
nay, Đảng và chính phủ Việt Nam vẫn xem việc duy trì sự “ổn định chính
trị” là yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiến trình cải cách để phát
triển kinh tế và việc “tăng cường quản lý lĩnh vực thông tin, tuyên
truyền”, được xác định như phương thức tối ưu để “giữ vững sự ổn định
chính trị”.
AFP PHOTO
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả điều nằm trong vòng kiểm soát, chịu sự chi phối của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, đã và đang có nhiều
dấu hiệu cho thấy, cung cách quản lý, điều hành hệ thống truyền
thông ở Việt Nam lại đang là nguyên nhân tạo ra nhiều
bất ổn, đe dọa sự
“ổn định chính trị” mà Việt Nam muốn
giữ.
Lọat bài “Bào mòn
uy tín truyền thông có giữ được ổn
định chính trị?”, với ba kỳ, do Trân Văn thực hiện,
sẽ mô tả các nỗ lực
quản lý lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, đang đe dọa mong muốn duy trì sự “ổn định
chính trị” của Việt Nam hiện
nay như thế nào.
Tổ chức, quản lý truyền
thông
Việt Nam hiện có khỏang 700 cơ
quan báo chí, bao gồm báo
in, đài phát thanh, đài truyền
hình, với khỏang 15.000 nhà báo được Bộ Thông tin – Truyền
thông cấp thẻ hành nghề.
Tất cả các cơ quan báo chí ở
Việt Nam đều có cơ quan chủ
quản, hoặc là tổ chức
đảng hay cơ quan công quyền, hoặc là các đòan thể,
tổ chức chính trị, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp của
trung ương hay địa phương.
Ngòai việc phải chấp hành sự
chỉ đạo, sắp xếp
của cơ quan chủ quản, các cơ
quan báo chí ở Việt Nam còn bị giám sát bởi “Ban Tuyên giáo” của Trung ương Đảng và “Ban Tuyên giáo” của các địa
phương, nếu cơ quan chủ
quản của họ là những
đơn vị trực thuộc
tỉnh, thành phố.
Ban Tuyên giáo là tên gọi
mới nhất của bộ
phận thay mặt Đảng theo dõi, chỉ
đạo những lĩnh vực tác động đến
“tư tưởng, nhận thức”
của công chúng.
Gần đây, sau hàng
lọat nỗ lực “cải
cách hành chính”, các cơ
quan báo chí ở Việt Nam còn được cả Bộ
Thông tin Truyền thông của chính phủ và các Sở Thông tin Truyền thông của địa phương
tham gia “theo dõi, chỉ đạo”.
Báo chí của
nhà nước
là công cụ thông tin của Đảng.
Những
điều
Đảng
cho nói thì chắc chắn họ phải
nói. Điều
gì không cho phép thì họ không được
nói.
Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ
Hàng tuần, hàng
tháng, lãnh đạo các cơ quan báo chí lần lượt được
Ban Tuyên giáo của Trung ương Đảng và Bộ
Thông tin Truyền thông của chính phủ triệu tập
để nghe nhận xét – đánh giá về họat động
tuyên truyền của báo giới trong tuần, hoặc trong tháng đã qua, cũng như nghe phổ biến chủ
trương, định hướng tuyên truyền
trong tuần, hoặc trong tháng sắp tới.
Nếu có cơ quan chủ quản là những
đơn vị trực thuộc
tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí còn phải tham dự
thêm những cuộc họp tương
tự do Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin – Truyền thông của địa phương
tổ chức.
Đảng toàn quyền sinh sát
Bởi xem “tư tưởng – nhận
thức” là một “mặt trận
quan trọng”, ngòai hệ thống cơ
quan chủ quản - tuyên giáo - thông tin và
truyền thông, việc bổ nhiệm
những cá nhân lãnh đạo các cơ quan báo chí luôn được xem xét cẩn
thận và thực hiện theo qui trình hết
sức nghiêm ngặt, trải qua nhiều
buớc và thường thì luôn phải có sự đồng
ý của tất cả những
cơ quan có liên quan như đã kể.
Dư luận Việt Nam xôn xao trước tin 2 phóng viên nhiều uy tín của hai tờ
báo lớn nhất nước bị bắt giam và khởi tố vì những bài viết về vụ tham
nhũng đánh bạc PUM18. AFP PHOTO.
Đáng ngạc nhiên
là được quản lý chặt, được
nhắc nhở thường xuyên nhưng
càng ngày, càng có nhiều
cơ quan báo chí cũng như lãnh đạo cơ
quan báo chí bị xem là đã
phạm những “sai lầm nghiêm trọng”, phải “xử
lý nghiêm khắc”.
Năm ngóai, con số
nhà báo, cơ quan báo chí
bị kỷ luật lập
kỷ lục chưa từng
có. Ðầu tiên là hai ông
Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh, cùng là Phó Tổng Biên tập tờ Tuổi
Trẻ TP.HCM, không được “tái bổ nhiệm”.
Đến tháng 5, tới lượt phóng viên Nguyễn
Văn Hải của tờ Tuổi
Trẻ và phóng viên Nguyễn Việt Chiến
của tờ Thanh Niên bị khởi tố,
bị tạm giam rồi bị kết
án vì “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, công dân”.
Bài “Tản
mạn
đảo
xa” chỉ
thể
hiện
bức
xúc, buồn
phiền
của
một
công dân khi quốc gia bị
quốc
gia khác xâm lấn quê cha, đất tổ
của
mình. Một
biểu
lộ
về
long yêu nước như vậy không nên bị
kết
án.
Ô. Nguyễn Quốc Thái
Sang tháng 8, các ông: Bùi Văn Thanh - Phó Tổng biên tập
tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn
Quốc Phong - Phó Tổng biên tập tờ Thanh Niên, Huỳnh Văn Sánh -Tổng thư ký tờ
Thanh Niên, Dương Ðức Ðà Trang - Trưởng Văn phòng đại diện của
tờ Tuổi Trẻ tại
Hà Nội, cùng bị thu hồi thẻ
hành nghề, bị cách chức vì liên đới trách nhiệm với sai phạm
của hai phóng viên đã kể.
Trong đợt trừng phạt đó, còn một
phóng viên tên là Trần
Đình Dũng, của Báo Khoa học và Đời sống,
bị thu hồi thẻ hành nghề
do thực hiện một phóng sựảnh, chụp các quan chức Việt Nam ngủ
gật trên chuyên cơ chở ông Nguyễn
Tấn Dũng công du Hoa Kỳ hồi tháng 6.
Ít tháng sau, có thêm hai ông Lý Tiến
Dũng, Tổng biên tập và Ðặng Ngọc,
Phó Tổng biên tập tờ Ðại
Ðoàn Kết cùng bị cách chức vì “vi phạm kỷ luật
tuyên truyền”.
Cuối năm, đến lượt ông Lê Hòang, Tổng
biên tập tờ Tuổi Trẻ
và ông Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập
tờ Thanh Niên bị buộc rời
khỏi chức vụ lãnh đạo
hai tờ báo này. Đó là chưa kể, trong năm 2008, còn hơn 20 cơ
quan báo chí bị phạt tiền.
Tuy rất nhiều người cùng nghĩ như
nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ:
“Báo chí của
nhà nước
là công cụ thông tin của Đảng.
Những
điều
Đảng
cho nói thì chắc chắn họ phải
nói. Điều
gì không cho phép thì họ không được
nói. Cho nên đối với trong nước,
tự
do thông tin là điều không thể
bàn được.
Luật
Báo chí giống như luật đi đường,
anh đi trật thì họ phạt.
Đối với
báo chí, điều này rất đơn giản,
các Tổng
biên tập
đều
là đảng
viên. Nếu
là đảng
viên mà tôi bảo anh không nghe thì tôi cách chức!nhưng cách đối
xử
với
báo giới
như
thế,
vẫn
khiến
nhiều
tầng
lớp
trong xã hội tại Việt Nam, cũng như
nhiều
quốc
gia, tổ
chức
bên ngòai Việt Nam xúc động và phản
ứng.”
Những phản ứng đó có khiến
chính quyền chùn tay, thậm chí chính quyền minh định rằng là sẽ
tạo điều kiện cho báo chí họat
động tốt, song gần đây lại xảy
ra thêm hai sự kiện đáng chú ý khác.
Ngày 14 tháng 4 năm nay, Bộ
Thông Tin – Truyền Thông
công bố quyết định đình bản
tờ Du Lịch trong ba tháng để “củng cố,
kiện toàn tổ chức và nhân sự
lãnh đạo của tờ báo” vì không chấp
hành chỉ đạo, cho đăng những thông tin vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí, trên số
báo Xuân 2009.
“Vi phạm nghiêm
trọng” đó là gì? Trong một cuộc phỏng
vấn do Đài chúng tôi thực hiện,ông
Nguyễn Quốc Thái, Trợ lý Phó Tổng biên tập phụ trách tờ
Du Lịch, giải thích:
“Nói về những
bài trong số báo Xuân, trong đó có bài “Tản
mạn
đảo
xa” của
phóng viên Trung Bảo. Chúng tôi thấy
rằng
bài “Tản
mạn
đảo
xa” chỉ
thể
hiện
bức
xúc, buồn
phiền
của
một
công dân khi quốc gia bị
quốc
gia khác xâm lấn quê cha, đất tổ
của
mình. Một
biểu
lộ
về
long yêu nước như vậy không nên bị
kết
án.”
Bạn nghĩ
gì về sinh hoạt báo chí tại Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn,
hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA
Hai ngày sau khi quyết
định tạm đình bản tờ Du Lịch
được công bố, ngày 16 tháng 4, tờ Tuổi Trẻ
đột ngột ngắt ngang lọat
bài viết về hiện tượng
công nhân Trung Quốc tràn
sang Việt Nam, với lý do phóng viên “viết không kịp” dù không ai tin đó là lý do
thật.
-------------------------------
Một nhà báo tên
là Huy Đức, từng nhận xét trên blog mang tên Osin về cách hành xử của chính quyền
với báo giới: Đa số những
tờ báo mà chính quyền hiện thời
đang ra tay chấn chỉnh, đều tự
hạch toán kinh doanh, có
những tờ báo đã nộp hàng trăm tỷ đồng tiền
thuế cho nhà nước.
Những tờ báo ấy từ
lâu đã sống và phát triển bằng tiền
bạc của nhân dân nhưng trên thực tế, đem lại
lợi ích thiết thực cho người
dân không nhiều lắm.
Những tiếng nói thẳng thắn trên báo chí, chủ
yếu, làm cho người dân tin tưởng nhiều hơn
ở chính quyền và Đảng (về
quyết tâm chống tham nhũng và dân chủ tự do). Niềm
tin mà báo chí tạo ra ấy đôi khi đã giúp “xả” những ức
chế trong dân và “tháo” được rất nhiều
“ngòi nổ”.
Những niềm tin như vậy, liệu
có còn không khi mà sau đợt
xử lý báo chí hiện nay, chỉ còn lại những
tờ báo chỉ biết ngoan ngoãn cúi đầu.
Khi hệ thống truyền thông chỉ
còn những tờ báo ngoan ngõan cúi đầu như mong muốn
của chính quyền, chính quyền có giữ được
sự “ổn định chính trị”
như mình muốn? Đó sẽ là nội
dung kỳ 2 của lọat bài này. Mời qúy vị đón nghe…