Thứ Năm, 2025-01-02, 5:59 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 3 » Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới: VN cần được đưa trở lại danh sách CPC
6:54 AM
Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới: VN cần được đưa trở lại danh sách CPC
2009-05-02

Trong phúc trình thường niên năm 2009 công bố hôm qua, Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới yêu cầu Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tín ngưỡng.

RFA PHOTO.

Công an phường Lê Hồng Phong (mặc đồ rằn ri, bên phải) ngăn cản các tín đồ Tin Lành nhóm lại cầu nguyện. RFA PHOTO.

Thanh Trúc trình bày phần nói về Việt Nam trong báo cáo thường niên này.

Tên của Việt Nam cần được tổng thống và Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa trở lại danh sách CPC tức những quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Đó là yêu cầu của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, gọi tắt là USCIRF, trong phúc trình thường niên công bố hôm thứ Sáu, qua lời báo cáo viên Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF.

Hàng năm Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới ở Washington có nhiệm vụ điều tra, soạn thảo bản báo cáo về tình trạng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng thờ phượng tại từng quốc gia, sau đó đề nghị chính phủ công bố nước nào cần đưa vào danh sách CPC, nước nào cần phải theo dõi.

Vẫn chưa có tự do tôn giáo

Năm nay Việt Nam nằm trong 13 nước cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo theo bản báo cáo của USCIRF. Từ 2001 đến nay, năm nào USCIRF cũng liệt tên Việt Nam vào danh sách CPC. Nhưng chỉ 2004 đến 2005 Việt Nam mới nằm trên danh sách này.

Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tiếp tục yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Phó chủ tịch USCIRF Michael Cromartie

Bước qua 2006, nghĩa là hai tháng trước khi được Hoa Kỳ chấp thuận qui chế quan hệ bình thường vĩnh viễn, bước tiến cho Hà Nội gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, thì tên Việt Nam được Washington rút khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Từ đó đến giờ năm nào phúc trình thường niên của USCIRF cũng yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC do không có sự tiến bộ trong việc tôn trọng tự do tín ngưỡng mà còn gia tăng đàn áp những người muốn bày tỏ đức tin của họ, đặc biệt những tín hữu Tin Lành người Thượng và người H’mong ở vùng cao nguyên.

Phúc trình của USCIRF cũng nhắc đến những đạo giáo ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi chính sách ngăn cấm, kiểm tra và phân biệt đối xử có hệ thống của chính quyền Việt Nam như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thông Nhất, Hòa Hảo, Cao Đài. Bên cạnh đó là tình hình tranh chấp giữa giáo hội Thiên Chúa Giáo trong nước với các chính quyền địa phương liên quan đến tài sản đất đai của nhà thờ bị tịch thu sau 1975 hoặc trước đó nữa ở miền Bắc, điển hình như vụ Thái Hà hồi năm 2008.

Một đoạn trong phúc trình 2009 của USCIRF viết rằng từ nhiều năm qua tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam không được nhanh chóng cải thiện như diễn biến tốt đẹp trong mối quan hệ Mỹ Việt.

Lên tiếng tại buổi họp báo hôm thứ Sáu vào khi công bố phúc trình thường niên, tiến sĩ Michael Cromartie, phó chủ tịch USCIRF, nói rằng có những lý do để tin là Việt Nam ít nhiều thay đổi trong chính sách kiểm tra tôn giáo:

“Tháng Mười 2007 tôi đến Việt Nam, được chính phủ Hà Nội cho phép lên vùng cao để gặp gỡ với cá nhân, tổ chức hay tù nhân lương tâm hoặc người bất đồng chính kiến, các tổ chức ngoài chính phủ đến Việt Nam được phép tiếp cận với nhà cầm quyền trong lãnh vực tự do tôn giáo, đề tài tự do tôn giáo cũng được đưa vào lịch trình đối thoại nhân quyền hàng năm giữa Washington với Hà Nội.”

Thế nhưng, tiến sĩ Cromartie nói tiếp, những hình thức cho phép, trao đổi hay tiếp xúc đó phần nhiều có tính lý thuyết hơn là tập trung vào kết quả thực tiển như hồi giai đoạn 2004 đến 2006, là lúc Việt Nam còn nằm trong danh sách CPC.

Nhân quyền ngày càng tồi tệ

combo-305.jpg
Nhiều ký giả, blogger, nhà tranh đấu... tiếp tục gặp khó khăn với chính quyền. RFA PHOTO
Báo cáo của USCIRF còn nhấn mạnh về hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Việt Nam, rằng quyền con người ở Việt Nam ngày càng xuống dốc từ lúc chính quyền toàn trị Hà Nội, chữ mà USCIRF sử dụng, bước vào WTO năm 2007. Trong hai năm qua, chính quyền Việt Nam gần như nhất quyết bằng mọi cách chận đứng những hành động họ cho là có ý thách thức quyền lực của đảng, tăng cường mọi biện pháp kiểm soát quyền tự do phát biểu, tụ họp và lập hội. Năm 2008, Việt Nam ban hành những nghị định mới, qua đó nghiêm cấm những việc như biểu tình dù là ôn hòa để đòi đất và đòi quyền lợi, cấm phát tán thông tin bất lợi cho nhà nước trên Internet.

Báo cáo của USCIRF còn nhấn mạnh về hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Việt Nam, rằng quyền con người ở Việt Nam ngày càng xuống dốc từ lúc chính quyền toàn trị Hà Nội, chữ mà USCIRF sử dụng, bước vào WTO năm 2007.

Kết quả của những qui định đó được USCIRF liệt kê ra là khoảng bốn chục nhà hoạt động kêu gọi cải tổ, chính trị gia đối lập, người tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo trong đó có các vị lãnh đạo tinh thần, rồi thì phóng viên, người ủng hộ quyền lao động, các bloggers, kẻ thì bị bắt giam, người thì bị theo dõi, người thì bị quản thúc tại gia.

Để kết luận, phó chủ tịch USCIRF Michael khẳng định:

“Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tiếp tục yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Ủy hội cũng yêu cầu hành pháp Obama nghiêm chỉnh nhận định rằng quyết định về một quốc gia cần đặc biệt quan tâm là một phương cách thúc đẩy quốc gia tham dự vào việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, một biện pháp cải thiện tình trạng tôn giáo và nhân quyền còn yếu kém tại quốc gia đó. Cố gắng của Việt Nam là mục tiêu quan trọng trong mối tương giao hữu nghị Hoa Kỳ Việt Nam.

Được biết USCIRF dự dịnh một chuyến đi thực tế đến Việt Nam trong hai tuần tới, với hy vọng có thể nói chuyện trực tiếp hầu thúc đẩy Việt Nam thay đổi và cải thiện tình trạng tôn giáo phức tạp mà Hà Nội chủ trương lâu nay.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 899 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0