Hồi
còn nhỏ, có lần tôi nghe em tôi hỏi “ông già ôm đứa bé đó là ai ?” thì
ngay lập tức nó bị mẹ tôi trừng mắt, bảo rằng không được gọi Bác là
“ông”. Sau này, đi học mẫu giáo thì suốt ngày học, hát đi hát lại và
nghe cũng không biết bao nhiêu lần bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác HCM”.
Từ những điều nhỏ như vậy trong tôi hình dung nên Bác là một người thật
sự vĩ đại, giản dị và vô cùng gần gũi với những đứa bé như tôi. Đến
lớp, ngay trên dòng chữ “Tiên học lễ hậu học văn” là chân dung ảnh Bác,
bên phải là bảng “5 điều Bác Hồ dạy” mà mỗi sáng tôi cùng cả lớp đọc
trước khi bước vào những bài giảng đầu tiên. Lớn hơn một xíu, tôi ghen
tị khi thấy anh chị mang khăn quàng đỏ đội thiếu niên tiền phong HCM
rồi nỗ lực chăm chỉ đi sinh hoạt sao cho cuối năm lớp 3 có thể vào được
đội cũng như làm sao vào được đoàn thanh niên cộng sản HCM trong năm
lớp 9. Đối với tôi, từng là đội viên và đoàn viên là những gì rất tự
hào, nhưng cũng vì một phần là vì cái tên của đội và đoàn gắn với tên
của Bác.
Ở nhà tôi có một bức tượng thạch cao màu trắng của Bác,
để trân trọng và thiêng liêng ngay giữa phòng khách. Cứ mỗi năm, cùng
với biết bao việc phải chuẩn bị để đón năm mới, tôi tỉ mỉ dùng dao lam
cạo thật sạch lớp thạch cao đã bị ố, nhất là những nếp nhăn nơi khóe
mắt và hai bên thái dương của bức tượng. Tôi quý bức tượng, cũng như
quý rất nhiều những món đồ chơi của tôi cùng với một sự tôn kính mà lúc
đó tôi cũng không rõ phải lý giải như thế nào. Nhưng cho đến một năm,
vô tình tôi làm vỡ mà tiếc khủng khiếp, cứ như là mất đi một cái gì đó
rất quan trọng và thiêng liêng với bản thân mình.
Sắp đến năm
học mới, thế nào cũng có lần tôi xem lại những bộ phim tài liệu nói về
cuộc đời và sự nghiệp của Bác vì cứ gần đến ngày khai giảng 5/9 là ngày
mất của Bác. Hầu như không lần nào tôi xem mà không bùi ngùi xúc động,
đặc biệt là các bộ phim tài liệu của nước ngoài nói về Bác. Tôi tự hỏi
không biết tại sao một con người lại có thể toàn mỹ như vậy ? Và cũng
có nhiều năm tôi lấy Bác là một thần tượng để noi gương, phấn đấu vươn
đến.
Khi tôi lớn lên, bắt đầu biết suy nghĩ theo nhiều hướng khi
nhìn vào một sự vật hiện tượng bất kỳ và cũng dần làm quen với cái suy
nghĩ không gì là hoàn hảo. Chủ tịch HCM (ngay cả viết tắt tên Bác đôi
khi khiến tôi nhùn tay) cũng như vậy, đâu là những gì không hoàn hảo
mang tính con người của Bác ? Những suy nghĩ như vậy lúc ẩn lúc hiện,
tự dưng tạo trong tôi một sự tò mò mà nó cứ âm thầm lặng lẽ lớn lên
theo thời gian. Năm tôi học lớp 9, giờ Sử, tôi nghe cô giáo giảng, nói
rằng Bác từng khóc trong một cuộc đại hội đảng năm bao nhiêu đấy, nhưng
cô nói lãng tránh vấn đề này. Sau này tôi có xem lại một đoạn phim Bác
lấy khăn tay lau nước mắt khi đang phát biểu trước đông đảo nhiều
người. Đó là cái mốc cho sự tò mò của tôi lớn lên mà tôi có thể nhận
biết được rõ ràng. Tại sao không có bất kỳ ai nói về sai lầm của Bác ?
Ai cũng có sai lầm và rất nhiều người dù có sai lầm cũng được xem như
một vị thánh được cả thế giới thừa nhận như Napoleon của nước Pháp
chẳng hạn…
Tôi giữ gìn những gì tôi tò mò như thế. Cũng thoáng
nghe đâu đó những gì không hay nói về Bác. Nhưng tôi không tin, cũng
không có thời gian mà đi kiểm chứng, và quan trọng là vì lúc đó tôi
chưa biết đến internet.
Là sinh viên, biết đến và lang thang
hàng giờ trên mạng, cũng đến một hôm tôi mang cái tò mò của mình ra mổ
xẻ. Rút cuộc, cũng chỉ hình thành trong tôi một sự biện minh qua lại,
không biết bên nào thắng.
Mục đích của việc Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 là gì? Người ta (người
ta ở đây là những bài viết bị coi là phản động của những trang web phản
động, tiếc là Google không phân biệt được thế nào là phản động) bảo Bác là kẻ cơ hội chủ nghĩa, có chứng minh, có cả đơn xin vào trường
của Bác, một ngôi trường đào tạo để học viên có thể làm tay sai của
Thực Dân ở An Nam sau khi ra trường. Tôi không tin, và cho rằng ở tuổi
21, ai cũng có thể mắc sai lầm, mà nhiều khi còn là những sai lầm rất
to lớn, nhưng không thể không tha thứ cho những sai lầm như thế. Thậm
chí là rất nên tha thứ khi họ chỉ mới 21 tuổi- bằng cái tuổi đầy sai
lầm của tôi lúc đó.
, và vì rằng, ai cũng có những nhu cầu xác
thịt như thế. Trong khi cực lực lao động vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thì tất nhiên người ta cũng có thể có nhiều hơn cái nhu cầu đó
chứ. Tôi cho rằng đó là điều bình thường, nhưng tại sao lại không được
nghe ai nói về điều này? Ti vi và báo đài của nước ta là như thế nào
vậy ?
Sau này tôi mới biết thêm, hay là tại vì người ta không
thể che giấu một (những) hành động mà hậu quả của nó quá đỗi rõ ràng và
dửng dưng hiện diện, hậu duệ của Bác là “Kẻ mà ai cũng biết là ai đấy”
thì cũng có thể bỏ qua, nhưng “tội ác” thủ tiêu vợ và con mình để có
thể giữ mãi một hình ảnh gọi là hy sinh cả đời mình cho dân tộc thì tôi
không thể nào biện minh hoàn hảo cho nó được. Sự hy sinh là cần thiết,
mất gia đình nhưng được cả dân tộc, có nên hay không ? Có, nhưng mất
gia đình chỉ vì một cái danh như thế thì có nên không ?
Tự nhiên
tới lúc này, những tò mò hôm học sử năm đó từ đâu lại hiện lên. Tôi tìm
hiểu và biết rằng cái sai lầm đó đã cướp đi sinh mệnh của nhiều triệu
người. Cũng dễ hiểu, bởi không muốn một hình ảnh bị tỳ vết mà mọi người
ra sức che giấu nó. Bác đã làm gì để sữa chữa sai lầm đó? Tôi không đọc
được, nhưng Bác khóc và nói lời xin lỗi thì được gì? Ở các nước khác,
sai lầm nhỏ hơn thế rất rất nhiều lần, người ta đã chủ động từ chức,
tại sao Bác vẫn tiếp tục là lãnh đạo dân tộc? Nước ta không có ai đủ
tài để lãnh đạo dân tộc hay sao? Chắc không đủ thuyết phục, có thể tại
vì không ai có sức ảnh hưởng mạnh như Bác. Nghĩ vậy nhưng những suy
nghĩ vẩn vơ vẫn cứ bao lấy tôi.
Một cái gì đó đang lung lay…
Đến
khi Bác mất, tôi nghe nói di nguyện của Bác là được tổ chức tang lễ sao
cho tiết kiệm. Hình như là đem đi thiêu. Nhưng sau đó Bác lại được xây
lăng. Xung quanh việc này, tôi tìm hiểu mới biết thêm, rằng để chuẩn bị
cho công việc gìn giữ xác người chết trong lăng mộ, cần phải chuẩn bị
trước khi người đó mất vài năm và rất tốn kém, rất rất tốn kém. Việc
này, tôi không thể tìm được một lý do nào đó để biện minh cho nó, Bác
có thật sự không biết ? Nếu Bác biết, chẳng lẽ lại không thể ngăn chặn
việc này hay sao ??? Không thể biện minh hay không muốn biện minh thì
tôi cũng không rõ. Bởi hình ảnh của Bác trong tôi đã không còn là một
cái gì đó mà tôi từng cực kỳ ngưỡng mộ và tôn sùng.
Mấy năm nay,
người ta ra sức vận động cho cuộc thi Đạo Đức HCM, tôi thấy chướng mắt.
Bác có thật sự đạo đức? Tôi tôn trọng Bác ở lẽ Bác là người tài, nhưng
đạo đức thì…
Gần đây, Hồ Chí Minh Bình Sanh Khảo, cho rằng Bác,
người tôi đã có nhiều năm tuyệt đối tôn kính không phải là dân tộc VN
mà gốc là dân Tàu (hay Đài Loan), không ngoại trừ việc Bác là điệp
viên. Vậy chăng, người Việt ta bị xỏ mũi dắt đi bao nhiêu năm nay sao?
Không thể chấp nhận được điều này, thật sự là ghê tởm, đặc biệt khi đó
là người Tàu, kẻ đang gặm nhấm từng mảnh đất, từng vùng biển đảo của
đất nước ta. Tôi cũng chẳng màng đến việc cho rằng nó là đúng hay sai
nữa. Bởi nhìn lại, sau bao nhiêu “công lao” giải phóng đất nước của
HCM, nước VN còn lại gì ? Miền Nam còn lại gì? Con cháu sau này của
chúng ta còn lại gì nếu không có một sự thay đổi ngay từ lúc này, nhẽ
ra là phải từ rất lâu về trước?
Tôi phải làm gì?
Tôi cho
rằng, về sự thật này, có rất nhiều người biết, nhiều người viết, nhưng
những người biết và im lặng thì lại còn nhiều hơn. Nhiều hơn rất nhiều
lần nữa là những người vẫn còn chưa được biết. Tôi im lặng chính là có
lỗi với con cháu tôi sau này, là có lỗi với những người còn chưa biết…
Việc
cần phải làm thì ai đó, đặc biệt là ai chưa biết, có vô tình đọc bài
này của tôi tự bản thân cũng đã hình thành nên những suy nghĩ mới. Đó
theo tôi cũng là việc nên làm.
Tôi cũng không biết rõ rằng, nếu
không có con người tên HCM thì nước ta sẽ như thế nào, tôi, gia đình
tôi sẽ như thế nào? Nhưng tự trong tôi, thần tượng năm nào đã mãi mãi
sụp đổ.
Aya Ikeuchi Nguồn: Ý Kiến
|