Tổ chức theo dõi nhân quyền:
Hãy chấm dứt việc đàn áp những người đấu tranh cho công nhân
Những người chủ xướng Công Đoàn bị xách nhiễu, bắt bớ và giam cầm
(New York, 4 tháng 5 năm 2009) – Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human
Rights Watch) tuyên bố trong một bản phúc trình công bố ngày hôm nay:
chính quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho những nhà hoạt
động đã bị giam giữ bất hợp pháp vì đã kêu gọi tranh đấu cho quyền
công nhân một cách ôn hòa.
Bản phúc trình dài 32 trang, có tựa đề "Chưa phải là thiên đàng của
công nhân" : chính quyền Việt Nam đàn áp những Phong Trào Công Nhân Độc
Lập, trình bày chi tiết việc chính quyền Việt Nam đàn áp các công đoàn
độc lập và trình bày tiểu sử những người bảo vệ quyền lợi của công
nhân, đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ, quản thúc tại gia, hoặc giam
cầm, là những hành động vi phạm công pháp quốc tế. Bản phúc trình kêu
gọi các quốc gia viện trợ cho Việt Nam và các công ty ngoại quốc đầu tư
vào Việt Nam áp lực buộc chính quyền phải đối xử với công nhân một cách
đúng đắn hơn.
Ông Brad Adams, Giám Đốc Human Rights Watch tại châu Á tuyên bố :«Bằng
cách giam giữ phần lớn những người lãnh đạo công nhân nổi bật, chính
quyền Việt Nam đang cố dẹp tan phong trào công đoàn.» « Chính quyền
tiếp tục truy bức các nhà hoạt động độc lập bảo vệ quyền lợi công nhân,
họ bị xem là mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm đối với quyền uy của đảng
Cộng Sản vì có khẳ năng thu hút và tổ chức một số đông người.»
Kể từ năm 2006, có ít nhất tám người hoạt động công đoàn độc lập đã bị
kết án tù vì những tội danh vi phạm an ninh quốc gia mơ hồ. Tất cả đã
bị giam giữ theo những điều luật Việt Nam bất chấp những quyền tự do
căn bản của con người. Những người bị đem ra tòa đã không được xét xử
theo thủ tục phù hợp với công ước quốc tế. Các nhà hoạt động công đoàn
khác đã bị xách nhiễu, hăm dọa và bị buộc phải ngưng hoạt động hoặc
phải trốn chạy ra nước ngoài.
Trong bối cảnh lạm phát trên 10% và suy thoái kinh tế toàn cầu, những
bất ổn trong giới công nhân tiếp tục gia tăng tại Việt Nam. Hàng ngàn
công nhân, phần lớn làm việc trong các hãng xưởng có chủ nhân ngoại
quốc, đã kết hợp đình công để yêu cầu gia tăng lương bổng và cải thiện
điều kiện làm việc. Mặc dù những cuộc đình công này được công pháp quốc
tế công nhận, hầu như không không có một cuộc đình công nào được chính
quyền Việt Nam xem là hợp pháp.
Công nhân không được phép thành lập hoặc gia nhập công đoàn – hoặc tổ
chức đình công - ngoài khuôn khổ một tổng công đoàn chính thức do Đảng
Cộng Sản kiểm soát. Lương tối thiểu hàng tháng được tăng lên 650.000
đồng (US$36) cho mỗi công nhân, nhưng vẫn không đủ để họ có một mức
sống thỏa đáng, đặc biệt vào thời buổi lạm phát phi mã, và việc tăng
lương đã không làm nguôi đi sự bất mãn của công nhân.
Bản phúc trình mô tả chi tiết những luật lệ lao động của Việt Nam,
chẳng hạn như những tu chỉnh về Luật Lao Động có hiệu lực từ năm 2007,
áp đặt những hạn chế gắt gao trong việc đình công và các công đoàn độc
lập. Luật Lao Động cho phép các công đoàn do đảng kiểm soát được quyền
đình công, nhưng lại áp đặt những điều kiện nghiêm ngặt và rườm rà, để
cuối cùng trên thực tế vô hiệu hóa quyền này.
Ông Adams nói: «Luật lao động của Việt Nam khiến công nhân hầu như
không còn phương cách nào để đình công hợp pháp. Cái gọi là qui trình
cải tổ và những tu chính của Luật Lao Động chỉ có mục đích để chính
quyền xiết chặt kiểm soát trên những phong trào công nhân và trên thực
tế phủ nhận quyền công nhân. Các Ủy Ban Nhân Dân, các Tòa Án Nhân Dân
và liên đoàn lao động chính thức – tất cả đặt dưới quyền kiểm soát của
Đảng Cộng Sản Việt Nam – vận hành như một bộ máy sản xuất những luật lệ
ngăn cấm những cuộc đình công hợp pháp.»
Bắt đầu từ năm 2006, những số lượng công nhân chưa từng thấy từ trước
đến nay đã bắt đầu tham gia những cuộc đình «đột xuất» (những cuộc đình
công không được sự chấp thuận cúa các viên chức công đoàn) tại các hãng
xưởng có chủ nhân ngoại quốc ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh và những
tỉnh lân cận về phía Nam. Vào lúc những cuộc đình công mau chóng lan
tràn ra miền Trung và các tỉnh phía Bắc, công nhân đòi hỏi nới rộng
quyền lao động thí dụ như quyền thành lập công đoàn độc lập và quyền
giải tán tổng công đoàn lao động do Đảng kiểm soát.
Tháng Mười năm 2006, các nhà hoạt động Việt Nam tuyên bố thành lập hai
công đoàn lao động độc lập: Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông và Công Đoàn
Độc Lập. Mục đích rõ rệt của họ là bảo vệ quyền lợi của công nhân,
trong đó bao gồm quyền thành lập và gia nhập các công đoàn độc lập,
tham gia các cuộc đình công, và cùng nhau thương lượng với chủ nhân mà
không cần phải được chính quyền hoặc công đoàn của đảng cho phép. Họ
cũng dự tính tán phát tin tức về quyền lợi của công nhân và về tình
trạng bóc lột và lạm quyền đối với công nhân.
Trong một khoảng thời gian ngắn năm 2006, chính quyền Việt Nam – trước
khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế và bình thường hóa quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ - đã chấp nhận một xã hội dân sự phôi thai. Các
đảng chính trị đối lập, các báo chí chui, và những công đoàn độc lập
đầu tiên xuất hiện công khai, một tình thế hiếm hoi trong nhà nước độc
đảng dưới quyền thống trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tuy nhiên, thời gian dễ dãi đối với đối lập ôn hòa đã chỉ ngắn ngủi.
Chỉ trong vòng vài tuần sau khi hai công đoàn độc lập bắt đầu hoạt
động, chính quyền đã bắt giữ các cấp lãnh đạo tên tuổi và những người
ủng hộ hai công đoàn này.
Trong số tám người hoạt động bảo vệ quyền lao động bị kết án tù năm
2006, ba người vẫn còn bị giam và ít nhất hai người được tạm tha có
theo dõi hoặc bị quản thúc tại gia. Ba người còn lại vẫn tiếp tục bị
công an bắt giữ và tra hỏi, bị theo dõi và sách nhiễu bởi công an.
Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một
trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí
Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để
xin tị nạn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo
cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng : «ông Lê Trí Tuệ hiện
vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam
đã giết ông ta. »
Ông Adams nói : «Không một nhà hoạt động bảo vệ lao động ôn hòa nào tại
Việt Nam lại có thể bị bắt giữ, giam cầm hoặc bị bỏ tù. Các chính phủ
viện trợ cho Việt Nam, Tổ Chức Lao Động Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc, các
công ty đầu tư vào Việt Nam và các tổ chức khác nên yêu cầu Việt Nam
phải đối xử với công nhân của mình đứng đắn hơn và trả tự do cho những
người hoạt động.»
For a copy of the full report, see : http://www.hrw.org/node/82862
Or send a request to this address and we will email it to you.
* * * * *
Vietnam: End Crackdown on Labor Activists
Trade Union Leaders Harassed, Arrested, and Imprisoned
(New York, May 4, 2009) – The Vietnamese government should immediately
free activists who have been unlawfully imprisoned for peacefully
campaigning for workers’ rights, Human Rights Watch said in a new
report released today.
The 32-page report, “Not Yet a Workers’ Paradise: Vietnam’s Suppression
of the Independent Workers’ Movement,” documents the Vietnamese
government’s crackdown on independent trade unions and profiles labor
rights activists who have been detained, placed under house arrest, or
imprisoned by the Vietnamese government in violation of international
law. The report calls on donor governments and foreign firms investing
in Vietnam to press the government to treat workers properly.
“By arresting the most prominent labor leaders, the Vietnamese
government is trying to wipe out the independent trade union movement,”
said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “The government
continues to target and harass independent labor activists, who are
seen as a particular threat to the Communist Party because of their
ability to attract and organize large numbers of people.”
Since 2006, at least eight independent trade union activists have been
sentenced to prison on dubious national security charges. All have been
held under Vietnamese laws that violate fundamental freedoms. Those who
have been tried have not been afforded internationally recognized due
process rights. Other labor activists have been harassed, intimidated,
and forced to cease their union activities or flee the country.
Amid double-digit inflation and the global economic downturn, labor
unrest continues to soar in Vietnam. Thousands of workers, primarily at
foreign-owned factories, have joined strikes to demand wage increases
and better working conditions. Though permitted under international
law, virtually none of these strikes are considered legal by the
Vietnamese government.
Workers are prohibited from forming or joining unions – or conducting
strikes – that are not authorized by an official labor confederation
controlled by the Communist Party. The minimum monthly wage was
increased to 650,000 dong (US$36) for most workers, but it still fails
to provide an adequate standard of living, especially given racing
inflation, and the increase has failed to stem labor discontent.
The report details provisions in Vietnam’s labor laws, such as
amendments to the Labor Code that took effect in 2007, which have
imposed increasingly harsh restrictions on strikes and independent
unions. While the Labor Code allows party-controlled unions to strike,
it establishes strict and cumbersome conditions that must be met, which
effectively nullify this right.
“Vietnam’s labor laws ensure that there is virtually no way for workers
to call a legal strike,” said Adams. “The so-called reform process and
amendments to the Labor Code have focused on tightening government
control over workers’ movements and effectively denying workers their
rights. The People’s Committees, People’s Courts, and the official
labor confederation – all controlled by the Vietnamese Communist Party
– work as a machine that is rolling out rules to prevent legal strikes.”
Starting in 2006, unprecedented numbers of workers began to join
“wildcat” strikes (strikes without the approval of union officials) at
foreign-owned factories around Ho Chi Minh City and in surrounding
provinces in the south. As the strikes quickly spread to Vietnam’s
central and northern provinces, workers broadened their demands for
labor rights, such as the ability to form independent unions and the
dissolution of the party-controlled labor confederation.
In October 2006, Vietnamese activists announced the formation of two
independent trade unions, the United Worker-Farmers Organization of
Vietnam, or UWFO (Hiep Hoi Doan Ket Cong Nong) and the Independent
Workers’ Union of Vietnam, or IWUV (Cong Doan Doc Lap). Their stated
goals were to protect workers’ rights, including the right to form and
join independent trade unions, engage in strikes, and collectively
bargain with employers without being required to obtain government or
party approval. They also planned to disseminate information about
workers’ rights and exploitative and abusive labor conditions.
For a brief period in 2006, the Vietnamese government – prior to
entering the World Trade Organization and normalizing trade relations
with the United States – tolerated a budding civil society. Opposition
political parties, underground newspapers, and Vietnam’s first
independent trade unions publicly emerged, a rare situation in the
one-party state dominated by the Communist Party of Vietnam.
The government’s tolerance of peaceful dissent proved to be
short-lived, however. Within weeks after the two independent unions
began operations, the government arrested all of the unions’ known
leaders and supporters.
Of eight independent trade union advocates sentenced to prison since
2006, three remain in prison and at least two under administrative
probation or house arrest. The remaining three have been subjected to a
series of detentions and interrogation by police, intrusive
surveillance, and harassment by vigilantes.
Vietnamese agents are thought to have abducted Le Tri Tue, one of the
founders of the Independent Workers’ Union of Vietnam. Le Tri Tue went
missing in May 2007 after fleeing to Cambodia to seek political asylum.
The US State Department noted grimly in its 2008 report on human rights
in Vietnam that “Le Tri Tue was still missing … amid rumors that
Vietnamese government security agents had killed him.”
“None of Vietnam’s peaceful labor activists should ever have been
arrested, detained, or imprisoned,” said Adams. “Donor governments, the
UN’s International Labor Organization, companies investing in Vietnam,
and others should insist that Vietnam treat its workers properly and
release all jailed activists.”
For a copy of the full report, see : http://www.hrw.org/node/82862
Or send a request to this address and we will email it to you.
For more information, please contact:
In London, Brad Adams (English): +44-20-7713-2767; or +44-7908-728333 (mobile)
In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile)
In New York, Elaine Pearson (English): +1-212-216-1213; or +1-646-291-7169 (mobile)
|