Thứ Tư, 2025-01-22, 6:01 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 7 » Có hay không tự do tôn giáo ở Thái Bình
9:51 PM
Có hay không tự do tôn giáo ở Thái Bình

2009-05-06

Điều 68 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 qui định rõ mọi công dân đều có quyền tự do đi lại... Vừa qua, nhiều giáo dân tại Thái Bình đi hành hương Năm Thánh tại Giáo xứ Thái Hà, ở thủ đô Hà Nội cho biết họ bị cơ quan an ninh địa phương ngăn trở từ khi khởi sự, trên đường đi hành hương.

Photo courtesy Vietcatholic

Khi công an phát hiện một xe chở chị em chúng tôi thì gọi điện yêu cầu xe bỏ chúng tôi xuống

Đi hành hương bị ngăn trở

Họat động hành hương lễ bái tại các chùa chiền, đền thờ, nhà thờ …trong nước lâu nay diễn ra khá phổ biến nhất là vào các dịp lễ của những tôn giáo hay cả những khi có kỳ nghỉ dài ngày.

Linh mục Nguyễn Văn Quát, quản xứ Nam Lỗ, xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình cho biết về sinh họat bình thường lâu nay của xứ đạo Công giáo nơi ông phụ trách:

Họat động rất bình thường, chỉ có khi tổ chức lớn như năm ngoái chúng tôi tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ có mời nhiều người đến thì mới báo cáo địa phương biết, còn tất cả mọi lễ lạc trong năm thì trở thành bình thường rồi không có gì phải báo cáo cả.

Đối với giáo dân miền quê khi có dịp được đi hành hương chổ nọ, chổ kia nhất là lên những thành phố lớn thì vừa nhu cầu tôn giáo, vừa là nhu cần dân sinh, điều đó bình thường không có vấn đề gì.

Và cũng theo vị linh mục này thì vào những ngày đầu tháng năm vừa qua, nhiều giáo dân Công giáo tại Thái Bình cũng muốn hành hương lên Thái Hà, nhân dịp đầu tháng Năm- tháng mà người theo của tôn giáo này mệnh danh là Tháng Hoa, dành riêng để kính Đức Mẹ Maria của họ. Đây cũng là dịp 30 tháng tư và 1 tháng 5 tại Việt Nam:

Đối với giáo dân miền quê khi có dịp được đi hành hương chổ nọ, chổ kia nhất là lên những thành phố lớn thì vừa nhu cầu tôn giáo, vừa là nhu cần dân sinh, điều đó bình thường không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, khi có thông tin tập trung để lên đường thì nhiều người dân Công giáo tại Thái Bình gặp trở ngại như lời thuật sau đây của linh mục Nguyễn Văn Định, phụ trách giáo Xứ Cam Châu, thuộc xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.

Công an huyện, công an địa phương kết hợp xã, thôn họ bảo là do an toàn giao thông và gây rối trật tự. Tôi thì nói là chúng tôi đi theo tinh thần đức tin chứ không gây rối gì. Nhưng họ làm việc với các nhà xe cấm không cho chở giáo dân Thái Bình đi Hà Nội.

Cấm xe không được chở giáo dân

Cũng đúng như sự việc đã trình bày trên Internet.

Giáo xứ có tổ chức nhưng  ngoài người ta ngăn cản và cấm xe nên không thể tổ chức được.

Công an huyện, công an địa phương kết hợp xã, thôn họ bảo là do an toàn giao thông và gây rối trật tự. Tôi thì nói là chúng tôi đi theo tinh thần đức tin chứ không gây rối gì. Nhưng họ làm việc với các nhà xe cấm không cho chở giáo dân Thái Bình đi Hà Nội.

Giáo xứ Cam Đông có một đội kèn đồng gồm toàn là phụ nữ, những người này cũng muốn mang tài của họ để trình bày tại Thái Hà, thế nhưng nhóm này bị ngăn trở nhiều nhất và người đứng đầu nhóm là bà Trần Thị Cát bị Công an huyện Thái Thụy triệu tập vào ngày một tháng năm. Bà trình bày lại sự việc qua cuộc nói chuyện với chúng tôi vào sáng ngày 4 tháng 5 vừa qua như sau:

Công an chặn hết mọi ngỏ của làng thôn, nhưng chị em tìm mọi cách để đi: đi bộ đến 6 hay 15 cây số rồi mới đón xe.Khi công an phát hiện một xe chở chị em chúng tôi thì gọi điện yêu cầu xe bỏ chúng tôi xuống.

Đức Cha thông báo các Xứ họ là vào ngày mồng hai lên hành hương ở Nhà thờ Thái Hà. Giáo xứ thì tổ chức đội kèn chúng tôi lên Thái Hà phục vụ. Công an Huyện, Xả nghe tin thế thì viết giấy triệu tập tôi, trong khi đoàn chưa đi.

Công an chặn hết mọi ngỏ của làng thôn, nhưng chị em tìm mọi cách để đi: đi bộ đến 6 hay 15 cây số rồi mới đón xe.Khi công an phát hiện một xe chở chị em chúng tôi thì gọi điện yêu cầu xe bỏ chúng tôi xuống.

Nếu công an hỏi thì tôi nói là chúng tôi đi hành hương cầu nguyện chứ không  làm gì sai trái.

Theo báo cáo đang có trên trang chủ của Bộ ngọai giao Việt Nam thì chính quyền Việt Nam thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu chính đáng của người dân, và vào các ngày lể lớn chính quyền luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo tổ chức trọng thể với sự tham gia của hàng trăm ngàn tín đồ.

Một người khác cho biết:

Cờ đỏ địa phương ngăn cấm, họ nói đi tụm năm tụm ba để làm cái này cái nọ. Nhưng dân vẫn cứ đi, không cho đi xe này thì bằng xe khác.

Trườc những thông tin mà linh mục và giáo dân từ Thái Bình cho biết thì chúng tôi đã liên lạc với công an hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy để tìm hiểu.

Khi gọi điện đến công an Huyện Tiền Hải thì chúng tôi nhận được trả lời:

Tôi không giải thích.

Còn công an Huyện Thái Thụy thì nhân viên trực ban yêu cầu chúng tôi gọi lại để gặp lãnh đạo sau:

15 phút nữa gọi, bây giờ lãnh đạo đang họp.

Sau 15 phút chúng tôi gọi lại thì máy không trả lời:

Hành xử của công an tại Thái Bình đối với những người Công giáo Thái Bình vừa qua có thể nói là ngược lại Báo cáo Nhân quyền mà Việt Nam sẽ trình bày trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneve vào ngày 8 tháng năm tới đây.

Theo báo cáo đang có trên trang chủ của Bộ ngọai giao Việt Nam thì chính quyền Việt Nam thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu chính đáng của người dân, và vào các ngày lể lớn chính quyền luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo tổ chức trọng thể với sự tham gia của hàng trăm ngàn tín đồ.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 816 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 22
Khách: 22
Thành Viên: 0