Thông tín viên Hà Giang, RFA
2009-05-10
Cuộc
họp Kiểm Điểm Định Kỳ Toàn Cầu đầu tiên của Việt Nam với Hội Đồng Nhân
Quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 8 tháng 5 vừa qua tại Geneva, Thụy Sĩ đã
thu hút sự quan tâm và chú ý đặc biệt của thế giới.
Photo courtesy United Nations Geneva
Trụ
sở Công Trường Liên Hiệp Quốc (Place des Nations) ở thành phố Geneva
của Thuỵ Sĩ. Nơi gần 700 người Việt tập trung biểu tình đòi dân
chủ-nhân quyền cho Việt Nam
Đại diện nhiều tổ chức phi chính
phủ của người Việt hải ngoại đã tham dự buổi phúc trình. Bác sĩ Nguyễn Thể Bình
đại diện tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản và tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng
đại diện Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Nhân Quyền Dân Chủ VN chia sẻ nhận định của họ
về diễn tiến buổi họp quan trọng này qua cuộc nói chuyện với thông tín viên Hà
Giang của đài chúng tôi.
Hà
Giang: Kính chào BS Nguyễn Thể Bình, chúng tôi được biết bác sĩ đã
đại diện tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản để tham dự buổi phúc trình
nhân quyền của VN. Xin bác sĩ chia sẻ nhận xét tổng quát về buổi phúc trình
này.
70 quốc gia ghi danh phát biểu
BS
Nguyễn Thể Bình: Một trong những điều mà tôi thấy rất phấn khởi
là đã có trên 70 quốc gia ghi danh để mà phát biểu. Đó là điều cho chúng ta thấy
rằng vấn đề nhân quyền ở VN đã được rất nhiều quốc gia quan tâm. Và đó là cũng
nhờ sự vận động quốc tế của rất là nhiều hội đoàn từ bên Mỹ cho tới Âu Châu và
chúng ta đã thấy được cái kết quả, đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai là bởi vì
có nhiều quốc gia ghi danh đặt câu hỏi thành ra thời giờ đã phải đi quá hạn quá
45 phút, đó cũng đó là một trong những cái hiếm có xẩy ra trong các buổi điều
trần về nhân quyền.
Ngoài ra những quốc gia quan tâm đến nhân quyền đều đòi hỏi
nhà cầm quyền VN phải có một cơ quan về nhân quyền ở ngay trong nước VN, đó là
một thiếu sót to lớn của nhà cầm quyền VN và đất nước VN hiện nay.
BS Nguyễn Thể Bình,
tổ chức QT Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản
Hà
Giang: Kính chào TS Nguyễn Ngọc Hùng, ông cũng đã tham dự buổi
phúc trình nhân quyền của VN với tư cách là đại diện của tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ
Nhân Quyền Dân Chủ VN. Theo ông thì điều gì nổi bật nhất trong buổi họp này?
TS
Nguyễn Ngọc Hùng: Mặc dù thời gian quy định đã quá 45 phút nhưng
chỉ 60 quốc gia đã có thể nêu câu hỏi và ý kiến về bản phúc trình cũng như về
tình hình nhân quyền tại VN. Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Đức đã có những câu hỏi,
những suy nghĩ phù hợp với suy nghĩ của những người đấu tranh cho nhân quyền và
dân chủ tại VN. Qua cuộc phúc trình này chúng ta thấy các nước rất quan tâm đến
tình trạng nhân quyền tại VN, vì nhà cầm quyền VN không những vi phạm nhân quyền
mà họ còn vi phạm một cách tinh vi, một cách có hệ thống, họ đã dùng luật pháp,
họ đã biến những vi phạm của họ thành những vi phạm được luật pháp che chở, luật
pháp chấp nhận.
Hà
Giang: Thưa BS Nguyễn Thể Bình, bà có nhận xét chung gì về những vấn
đề mà các quốc gia đã đưa ra cho nhà nước Hà Nội về tình hình nhân quyền tại
đây? Và câu hỏi của quốc gia nào đã khiến cho bà chú ý và quan tâm nhất?
Đặt vấn đề thẳng thắn
BS
Nguyễn Thể Bình: Có thể nói là phần lớn các quốc gia chú tâm
thật nhiều về các vấn đề nhân quyền và những vi phạm của VN thì đặt câu hỏi đi
đúng vào mục đích và mục tiêu mà chúng tôi đã từng có những vận động qua các quốc
gia vừa ở nước Mỹ vừa ở Châu Âu. Chúng tôi là từ Mỹ đi qua thành ra chúng tôi đặc
biệt quan tâm tới những lời phát biểu và những câu hỏi của Mỹ trong ngày điều
trần hôm nay. Bởi vì chúng tôi đã vận động rất nhiều với bộ ngoại giao của Mỹ,
qua Quốc Hội và thẳng với bộ ngoại giao chúng tôi đã đem thẳng các câu hỏi vào
cho bộ ngoại giao, để từ đó bộ ngoại giao của Mỹ có thể lựa ra những câu hỏi mà
họ muốn đặt, và xin lưu ý là những câu hỏi này đã được sự đóng góp của rất là
nhiều các tổ chức, nhất là các tổ chức phi chính phủ của thế giới và sự đóng
góp và tiếng nói của quý vị ở trong quốc nội.
Hà
Giang: Thưa bác sĩ, như vậy thì bà có cho rằng những vận động của
giới quan tâm đến nhân quyền VN với chính giới Mỹ đã mang đến kết quả mong muốn
không ạ?
BS
Nguyễn Thể Bình: Trong phần đặt câu hỏi của quốc gia Mỹ, họ có
hỏi về vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận, và đặt mạnh vấn đề xử dụng
internet mà không bị kiểm soát, ngoài ra họ cũng chú tâm rất nhiều về vấn đề tự
do tôn giáo, và họ đặc biệt nêu lên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa
Hảo, Cao Đài, và cũng có nêu lên những vị đã từng bị bắt bớ và vẫn còn đang ngồi
tù như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn
Đài, thì chúng ta nhận thấy là họ không những quan tâm mà còn nắm rất rõ tình
hình. Chúng ta đã đạt được mục tiêu là vận động với Mỹ, bởi vì tiếng nói đòi hỏi
nhân quyền của VN từ Mỹ đưa ra là một trong những tiếng nói có thể là quan trọng
nhất.
Hà
Giang: Trở lại với tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng, thưa tiến sĩ, theo
ông thì quốc gia nào đặt vấn đề thẳng thắn với VN nhất? Và ông có nhận xét gì về
câu hỏi của các nước Âu Châu?
TS Nguyễn
Ngọc Hùng: Phần Lan đã nêu lên vấn đề họ đã đề nghị với nhà cầm quyền
CSVN là cho các đặc phái viên đến xem xét các tình hình tại VN, nhưng VN chưa
có đáp ứng về đòi hỏi của họ, và họ đặt câu hỏi thẳng là chừng nào nhà cầm quyền
CSVN chấp nhận cho đặc phái viên đến để mà tham sát về tình hình nhân quyền tại
VN. Về phía Đức thì họ đặt câu hỏi về tự do bầu cử, tự do thông tin, tự do sử dụng
mạng internet, về tình dục trẻ em. Đó là những điểm tiêu biểu mà những nước đã
chú trọng đặt câu hỏi cho VN.
Qua cuộc phúc trình này chúng ta thấy các nước rất quan tâm
đến tình trạng nhân quyền tại VN, vì nhà cầm quyền VN không những vi phạm nhân
quyền mà họ còn vi phạm một cách tinh vi, một cách có hệ thống, họ đã dùng luật
pháp, họ đã biến những vi phạm của họ thành những vi phạm được luật pháp che chở,
luật pháp chấp nhận.
TS
Nguyễn Ngọc Hùng, UB QT Yểm
Trợ Nhân Quyền Dân Chủ VN
Hà Giang:
Thưa bác sĩ Nguyễn Thể Bình, bà có thể tóm tắt những ý kiến
hay đề nghị mà đa số các quốc gia khác quan tâm đến nhân quyền đã đưa ra cho VN
không?
BS
Nguyễn Thể Bình: Những quốc gia khác phần lớn chú trọng đến tự
do ngôn luận tự do báo chí, nhưng cũng nói nhiều đến phần thay đổi luật pháp
hành pháp ở VN, nhất là những bộ hình sự mà bắt bớ người ta có thể vì lý do bất
đồng chính kiến, hoặc là có thể bỏ tù, nhiều khi còn có thể đưa vào nhà thương
điên. Ngoài ra những quốc gia quan tâm đến nhân quyền đều đòi hỏi nhà cầm quyền
VN phải có một cơ quan về nhân quyền ở ngay trong nước VN, đó là một thiếu sót
to lớn của nhà cầm quyền VN và đất nước VN hiện nay.
Hà
Giang: Chúng tôi xin dành câu hỏi cuối cho TS NNH, ông có cho rằng
những buổi phúc trình này có thể góp phần mang đến dân chủ và nhân quyền cho VN
không thưa ông?
TS
Nguyễn Ngọc Hùng: Qua cái cuộc phúc trình đó, thì bài học học được
là cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để mà cho các nước quan tâm nhiều hơn về vấn đề
nhân quyền tại VN, phải cung cấp cho họ những tin tức xác thực để cho họ nêu ra
trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền tại VN, vì trước
đến giờ chưa có buổi phúc trình như vậy, buổi phúc trình đó đóng góp rất tích cực
vào việc đấu tranh cho nhân quyền tại VN.
Hà
Giang: Xin cảm ơn bác sĩ NTB và tiến sĩ NNH đã dành thì giờ cho
chúng tôi trong buổi phúc trình ngày hôm nay
|