Thứ Ba, 2024-11-05, 8:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 11 » Báo La Croix: Các cha dòng Thiên An (ở Huế) vẫn đấu tranh đòi đất của Nhà Dòng
11:22 AM
Báo La Croix: Các cha dòng Thiên An (ở Huế) vẫn đấu tranh đòi đất của Nhà Dòng

§ Yves Kerihuel

HUẾ - Mặc dù thất bại về mặt thương mại tại khu giải trí nhỏ bé được xây cất từ năm 2002 trên đất của Nhà Dòng Thiên An, chính quyền Huế vẫn tiếp tục dự án Huế với cổ thành, lăng vua…, quần thể khách sạn và khu giải trí… Đây chính là giấc mơ của chính quyền cộng sản của cố đô miền Trung Việt Nam. Nhưng đó là không kể đến quyết tâm của các tu sĩ dòng Thiên An… và đến cuộc khủng hoảng kinh tế.

Bởi chưng, nếu một khu giải trí đã được mở ra từ năm 2002, cách dòng tu Biển Đức Thiên An (có nghĩa là "Bình an từ Trời") Có 400 mét, khu giải trí này đã không thu hút được du khách như dự kiến và có vẻ là không có lợi nhuận. Theo cha Stêphan, Bề Trên nhà dòng từ năm 1984 và tổng quản từ năm 1998, thì "Chính quyền đang muốn bán lại cho một tập đoàn khách sạn quốc tế để thu tiền về".

Từ năm 1998, khi các tu sĩ biết được những dự án của chính quyền địa phương nhờ đọc những tấm áp phích dán trong thành phố, họ đã phản đối một cách chính đáng.

Được thiết lập từ năm 1940 bởi vài tu sĩ dòng Biển Đức người Pháp tới từ la Pierre-qui-Vire (Yonne), đan viện này, cho đến năm 1975 có tới 107 hec-ta, cách Huế 5 km bao gồm rừng cây, vườn rau, vườn cam và một cái hồ do các tu sĩ tạo ra để cung cấp nước cho những làng mạc xung quanh và để tưới cho đất đai nhà dòng. Nếu ở đây trước kia chỉ là những ngọn đồi khô cằn, mà nay đã có cây cao bóng mát và trở thành một nơi du ngoạn có tiếng, thì đó chính là nhờ bàn tay của các tu sĩ.

"Ngay từ năm 1975, chính quyền đã tịch thu của chúng tôi trường học và khu trang trại" Thày Gioan Thánh Giá, người theo dõi hồ sơ của cha Stêphan kể lại. Hồi đó, chính quyền đã nâng cao mực nước trong hồ lên 3m, hậu quả là đã làm ngập một diện tích lớn đất đai của nhà dòng.

"Đảng ở trên luật pháp"

Năm 2000, khi chính quyền địa phương khởi công nhằm xây dựng tại đây một khu giải trí, các tu sĩ đã lại phản đối ngay lập tức vì từ năm 1993 đến năm 1997, họ đã xây dựng một ngọn tháp chuông theo kiểu Á Đông và một ngôi thánh đường rộng lớn, (có sức chứa được hơn 500 tín hữu những dịp lễ trọng) và một khu nhà tạm trú.

Lúc đó, chính quyền đã tỏ ra tham lam hơn thời 1975, vì họ muốn vơ vét toàn bộ đất đai của nhà dòng, chỉ để lại cho các tu sĩ 2 hec-ta dành cho đan viện và 3 hec-ta vườn cam (xin đọc báo La Croix số ra ngày 11 tháng 7 năm 2002). "Chúng tôi đã cương quyết từ chối vì trong điều kiện như thế, nhà dòng chúng tôi hoàn toàn không thể sinh hoạt được", Cha Stêphan kể tiếp. Ngài cũng để lộ cho thấy có một sự căng thẳng thường xuyên trong mối quan hệ giữa nhà dòng và chính quyền Huế. Nhất là chuyện liên quan đến con đường dẫn vào nhà dòng, vốn thuộc quyền sở hữu của các tu sĩ, nhưng chính quyền muốn cướp lấy: "Họ cấm chúng tôi sửa đường; không thế tiếp tục như thế được", Thày Gioan Thánh Giá nói. Tại đây cũng như trong mọi tranh chấp đòi hỏi hoàn trả lại đất đai hay các công trình xây cất, chính quyền Việt Nam không muốn thừa nhận giá trị những văn tự tài sản của các tôn giáo, với lý do rằng, từ năm 1975, toàn bộ khu Thiên An đã thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước.

Cũng vì vậy mà cha Stêphan không nghĩ tới nhờ luật sư. Ngài nói: "Chuyện này không thể được vì Đảng ở trên luật pháp và người ta rất sợ trả thù".

Ở Huế là nơi đặt trung tâm cả nước của công an Việt Nam, sự kiểm soát của công an còn dễ sợ hơn các nơi khác. Ngài cũng không muốn chọn giải pháp đòi được cấp một khu đất khác đổi lấy khu đất mà họ tịch thu của nhà dòng.

Với 80 tu sĩ Việt Nam mà 2/3 là những tập sinh trẻ, đan viện cần mặt bằng. Thêm vào đó, đan viện Thiên An đã lập thêm 3 tu viện nữa ở Việt Nam. Các tu sĩ thường hay phải trở về đan viện mẹ để tĩnh tâm. Cha Stêphan nhấn mạnh: "Chúng tôi biết không thể thu hồi 49 hec-ta bên cạnh hồ, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để giữ được ít nhất 50 hec-ta, rất cần thiết để duy trì sự yên lặng và bình an cho đời sống tu trì của chúng tôi".

Mặc dù không biết bao nhiêu thư từ của ngài không được (Nhà Nước) trả lời, Cha tổng quản vẫn kiên trì bảo vệ chính nghĩa.

(Nguồn: La Croix, 30/04/2009, http://www.la-croix.com/article/index.jsp?docId=2372367&rubId=4078)

Au Vietnam, les moines de Thien-An se battent toujours pour récupérer leurs terres

Malgré l’échec commercial du petit centre de loisirs établi depuis 2002 sur la propriété monastique de Thien-An, le gouvernement de Hué poursuit son projet

Hué, sa citadelle, ses tombeaux royaux… son complexe hôtelier et son parc de loisirs… C’était de cela que rêvait le gouvernement communiste de l’ancienne capitale de l’Annam, au centre du Vietnam. Mais c’était sans compter sur la détermination des moines de Thien-An… et sur la crise économique.

Car si un centre de loisirs a bien été ouvert depuis 2002, à 400 m du monastère bénédictin de Thien-An (mot qui signifie « la paix du ciel » en vietnamien), celui-ci n’attire pas autant de touristes que prévu et s’avère peu rentable. « Les autorités veulent désormais le revendre à un groupe hôtelier international et récupérer ainsi de l’argent », explique le P. Stéphane, prieur de Thien-An depuis 1984 et abbé depuis 1998.

Dès 1998, lorsque les moines ont appris les projets des autorités locales par des affichettes collées en ville, ils ont légitimement protesté. Fondé en 1940 par quelques bénédictins français de la Pierre-qui-Vire (Yonne), ce monastère possédait, jusqu’en 1975, 107 ha à 5 km de Hué comprenant des bois, un potager, une orangeraie et un lac créé par les moines pour alimenter en eau les villages alentour et irriguer leurs terres. Car si ces collines, qui n’étaient que friches, se sont couvertes de forêts ombragées et sont devenues un lieu d’excursion touristique, c’est bien grâce aux moines.

« En 1975 déjà, le gouvernement nous a pris notre école et notre ferme », raconte Frère Jean de la Croix qui suit le dossier avec le P. Stéphane. À cette époque, le gouvernement avait élevé de trois mètres le niveau du lac avec, pour conséquence, l’ensevelissement sous les eaux d’une vaste partie de leurs terres.

"Le Parti est au-dessus des lois"

En 2000, quand le gouvernement local a commencé les travaux en vue d’y installer ce parc de loisirs, les moines ont été encore plus prompts à protester parce que, entre 1993 et 1997, ils avaient construit un haut clocher en style oriental, une vaste église (qui accueille plus de 500 fidèles lors des fêtes) et une hôtellerie.

À ce moment-là, le gouvernement se montrait bien plus gourmand qu’en 1975 puisque c’était la totalité des terres monastiques qu’il souhaitait accaparer, ne laissant à la disposition des bénédictins que 2 ha pour le monastère et 3 ha pour l’orangeraie (lire La Croix du 11 juillet 2002). « Nous avons fermement refusé car il était complètement impossible de maintenir notre vie monastique dans de telles conditions », poursuit le P. Stéphane, qui ne cache pas le climat de « tension permanente » qui règne entre le monastère et les autorités de Hué. Notamment à propos de la route d’accès au monastère, qui appartient aux moines, mais que les autorités veulent prendre: « Ils nous interdisent de la réparer; ça ne peut pas continuer comme ça ! », lance Frère Jean de la Croix.

Ici comme dans tous les conflits à propos de restitution de terrains ou de bâtiments, le gouvernement vietnamien ne veut pas reconnaître la validité des actes de propriété des religieux, prétextant que, depuis 1975, tout le site de Thien-An appartient à l’État.

Pour autant, le P. Stéphane n’imagine pas prendre un avocat: « C’est impossible ici car le Parti est au-dessus des lois et on craint toujours des représailles. » À Hué, où est basé le centre national de la police du Vietnam, la surveillance policière est encore plus prégnante qu’ailleurs. Il ne veut pas non plus envisager l’autre solution qui consisterait à exiger un autre site en échange de celui qui leur a été confisqué.

Avec 80 moines vietnamiens, dont deux tiers de jeunes en formation, le monastère a besoin d’espace. D’autant que Thien-An a fondé trois autres monastères au Vietnam, dont les moines reviennent souvent dans leur abbaye-mère pour des retraites. « Nous savons que nous ne pourrons pas récupérer nos 49 ha à proximité du lac, mais nous continuerons de nous battre pour garder au moins 50 ha, indispensables pour maintenir le silence et la paix nécessaires à la vie monastique », insiste le P. Stéphane. Même si ses nombreux courriers sont restés sans réponse, l’abbé continuera patiemment à défendre sa cause.

Yves Kerihuel

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 792 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 548
Khách: 548
Thành Viên: 0