Thứ Ba, 2025-01-21, 8:09 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 13 » Thế hệ trẻ với sứ mạng tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam
3:10 PM
Thế hệ trẻ với sứ mạng tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam

2009-05-12

Trước khi Ngày Nhân Quyền Việt Nam Lần Thứ 15 khai mạc, Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi đã nói chuyện với Trưởng Ban Tổ Chức là Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình. Sau đây là nội dung cuộc nói chuyện.

Photo: RFA

Biên tập viên Nguyễn Khanh đang phỏng vấn bàc sĩ Nguyễn Thể Bình

Việt Nam một dân tộc yêu trọng nhân quyền

Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Bác Sĩ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Câu hỏi đầu tiên là ngay lúc này, Bà đang nghĩ gì về Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng Năm?

BS THỂ BÌNH: phải nói là chúng tôi vừa phấn khởi và vừa hãnh diện, không những chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả tổ quốc Mỹ đã đón nhận chúng ta, bởi vì họ công nhận rằng người Việt Nam là một dân tộc rất yêu nhân quyền, và họ chấp nhận cho chúng ta có một ngày để nói lên tiếng nói đấu tranh nhân quyền cho đất nước Việt Nam. Năm nay là lần kỷ niệm thứ 15, và đó là một niềm vinh dự lớn lao cho người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước.

Chúng tôi vừa phấn khởi và vừa hãnh diện, không những chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho cả tổ quốc Mỹ đã đón nhận chúng ta, bởi vì họ công nhận rằng người Việt Nam là một dân tộc rất yêu nhân quyền

Nguyễn Khanh: trong 15 năm qua, thưa Bà, những thành công nào đã đạt được và những gì phải làm trong tương lai?

BS THỂ BÌNH: có thể nói là những thành công chúng ta đạt được cũng khá, nhưng vẫn còn biết bao nhiêu việc phải làm, để một ngày nào đó trong nước cũng như hải ngoại có thể chia sẻ những nhân quyền cần thiết, căn bản của con người, như chúng ta có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sử dụng internet, tự do tín ngưỡng, tự do lập hội v.v… Đó là những quyền căn bản của con người, mà người dân tất cả các nước dân chủ, tự do đều có được và mong rằng một ngày nào đó dân tộc Việt Nam chúng ta được hưởng những điều may mắn đó.

Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình
Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình
Nguyễn Khanh: làm thế nào để thực hiện được các mục tiêu Bà Bác Sĩ mới đưa ra?

BS THỂ BÌNH: trong thời gian hiện tại những mục tiêu đó có thể rất khó khăn, nhưng qua những vận động quốc tế, qua những vận động với các tổ chức phi chính phủ và những vận động với ngay cả chính phủ, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để tiến tới những mục tiêu này, thì tôi tin rằng một ngày không xa chúng ta có thể đạt được những mục tiêu đó.

Những quyền căn bản của con người, mà người dân tất cả các nước dân chủ, tự do đều có được và mong rằng một ngày nào đó dân tộc Việt Nam chúng ta được hưởng những điều may mắn đó.

Chúng ta cũng thấy rằng cách đây 20 năm trước, không ai có thể dám đứng lên chống đối nhà cầm quyền một cách mạnh mẽ, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt trong đó có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, nhưng cho tới nay thì ở trong nước, những phẫn nộ, những bức xúc, những tiếng nói của người dân càng lúc càng dâng lên cao, và người dân càng lúc càng muốn được trở lại với quyền sở hữu của chinh bản thân họ và tương lai của chính bản thân họ. Thành ra chúng ta thấy cuộc tranh đấu càng lúc càng tươi sáng.

Nhân quyền không có sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc dân tộc

Nguyễn Khanh: trước dư luận thế giới chính phủ Việt Nam vẫn nói là nhân quyền được tôn trọng, nhưng không phải nhân quyền theo tiêu chuẩn hay áp đặt của Hoa Kỳ chẳng hạn. Bà nghĩ gì về diều này?

BS THỂ BÌNH: nếu vậy thì có lẽ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đọc lại Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhân quyền không phải quyền của một chính phủ hay một quốc gia, một thể chế nào đặt ra, mà là quyền căn bản của con người khi sinh ra, lớn lên trong đời đều phải có, phải được hưởng, bất kể mầu da, bất kể tôn giáo, bất kể quốc gia.

Nhân quyền không phải quyền của một chính phủ hay một quốc gia, một thể chế nào đặt ra, mà là quyền căn bản của con người khi sinh ra, lớn lên trong đời đều phải có, phải được hưởng, bất kể mầu da, bất kể tôn giáo, bất kể quốc gia.

Nguyễn Khanh: với tất cả lòng quý trọng, thưa Bà Bác Sĩ, nhìn những người đang hiện diện trong Ngày Nhân Quyền Việt Nam Lần Thứ 15, hầu hết đều là những người lớn tuổi, tôi chưa nhìn thấy người trẻ. Đó có phải là lo âu mà Bà Bác Sĩ đang có hay không?

Chúng tôi thuộc nhiều thế hệ

BS THỂ BÌNH: thưa không. Thật sự ra lẫn trong những người lớn tuổi, có những người thuộc thế hệ của tôi, mà tôi xin được gọi là thế hệ chuyển tiếp, và các em sinh viên, học sinh còn trẻ hơn chúng tôi cũng đang sắp sửa đến đây. Có một điều mà tôi rất quý mến quý vị phụ huynh là quý vị đó thật đúng giờ, thành ra chương trình sắp sửa bắt đầu và những người đến đúng giờ nhất là những vị phụ huynh. Các anh em trẻ, các em trong Thanh Đoàn Lạc Hồng cũng đang đến, để cho thấy rõ ràng có một sự chuyển tiếp.

Tôi xin được đại diện cho thế hệ chuyển tiếp và sau đó là thế hệ của những em trẻ đi sau để thưa rằng chúng tôi rất vinh hạnh có một vai trò quan trọng như vậy, đem những gì quý báu, những đấu tranh, những kinh nghiệm và những đóng góp vô cùng quý giá của các bậc phụ huynh trong 34 năm qua và chuyển lại cho các em ở thế hệ đi sau, mong rằng mình có thể giúp đào tạo cho thế hệ đi sau có những nhà lãnh đạo, đem lại hãnh diện cho dân tộc Việt Nam chúng ta.

Tôi xin được đại diện cho thế hệ chuyển tiếp và sau đó là thế hệ của những em trẻ đi sau để thưa rằng chúng tôi rất vinh hạnh có một vai trò quan trọng như vậy, đem những gì quý báu, những đấu tranh, những kinh nghiệm và những đóng góp vô cùng quý giá của các bậc phụ huynh trong 34 năm qua và chuyển lại cho các em ở thế hệ đi sau

Nguyễn Khanh: những điều thế hệ đi sau và thế hệ chuyển tiếp định làm có khác những điều các thế hệ đi trước đã làm hay không?

BS THỂ BÌNH: chúng tôi nghĩ rằng theo từng thế hệ, chúng ta vẫn có chung mục tiêu nhưng phương thức có thể thay đổi, vì thời thế cũng thay đổi. Chúng tôi có thể hội nhập được không chỉ đấu tranh, kinh nghiệm của những vị đi trước, nhưng còn có cả học thức, cách sống của thế hệ chuyển tiếp và thế hệ đi sau ở khắp nơi trên thế giới. Và đó là điều may mắn cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì khi lưu vong, chúng ta không những không quên nguồn gốc mà còn hội nhập được với xã hội, với tất cả các nước trên thế giới. Chúng ta học hỏi những gì hay nhất của họ, để dành lại cho dân tộc chúng ta sau này.

Nguyễn Khanh: xin Bà Bác Sĩ một phút nói thật. Có khi nào Bà và những người bạn đồng hành nghĩ rằng đang đi trên một con đường quá dài và đơn độc hay không?

BS THỂ BÌNH: con đường dài thì có thể vẫn dài, nhưng nếu cha ông của chúng ta đã tranh đấu được trong suốt 34 năm nay thì dù có phải tranh đấu dài gấp đôi thời gian đó chúng tôi cũng sẵn sàng làm công việc đó.

Đất nước Việt Nam của chúng ta được xây dựng trên 4,000 năm văn hiến, cha ông của chúng ta đã trải qua lịch sử lâu dài, những cuộc chiến kéo dài cả mấy thế kỷ, thì những đóng góp quá nhỏ mọn của chúng tôi trong thời gian qua và trong thời gian sắp tới thật sự chỉ là bổn phận cần thiết và bắt buộc phải có cho dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Bác Sĩ.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 686 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0