-
Mới đây, cùng với việc lập chính quyền huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng quyết định đưa lịch sử quần đảo này vào dạy cho học sinh từ năm học 2009-2010.
Chỉ một động thái giáo dục, cục bộ, ở cấp tỉnh thôi mà người có tâm đã mừng rơn,
vì họ ý thức được rằng chủ quyền là không thể đánh đổi. Vậy mà với một
động thái khác, về mặt chính trị, trên toàn cục, ở cấp cao hơn, thì ý
thức đó dường như “có vấn đề”. Không đâu xa, chính là ở Bộ Công thương,
nơi đang là đối tượng bất bình của dư luận do một Thông cáo Báo chí mà trong đó, đã kết luận rằng Kiến nghị ngày 17/04/2009 quanh việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, là “[h]oàn toàn bịa đặt và kích động”. “Động thái khác” được nói đến là đây, là trang có tên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà tôi tình cờ tìm thấy từ đâu đó.
Những
website về hợp tác kinh tế quả thực rất hữu ích, cho dù đối tượng có là
nước nào, huống hồ Trung Quốc là một trong những đối tác “chiến lược”.
Thế nhưng, trang này lại không thuần túy về kinh tế mà trước hết, là
một trang chính trị! Tại trang chủ, hàng menu ngang và các mục về kinh tế, ngoài màu đậm được dùng làm nền cho tên của module, thì xem ra chúng không quan trọng bằng ba module về chính trị - xã hội, được đặt ngay trung tâm, là Thời sự, Chính sách và Luật pháp, và Thông tin mới. Khác với những mục kia, các bài tại ba module này
được đưa tựa cụ thể như trên một trang tin báo chí, và nếu tin nào
module chưa bị đẩy xuống do có bài mới, thì chỉ cần cái nhấp chuột đầu
tiên sau khi vào trang chủ, là có thể đến ngay cái muốn đọc. Cũng khác
nữa, tin ở đây được cập nhật thường xuyên, liên tục, trên tất cả lĩnh
vực, từ chính trị đến văn hóa, quân sự đến y tế…, thuộc đủ hai mảng đối
nội và đối ngoại của nhà nước Trung Hoa. Ngay cả khi vào mục Hợp tác hai bên
ở cuối trang chủ, ta cũng thấy không chỉ “hai bên” và chỉ về kinh tế,
mà là nhiều bên “đối tác“ của Trung Quốc, và trên mọi vấn đề, kể cả
quân sự. Về nguồn tin, chính yếu là Tân hoa xã, các trang mạng Trung
Quốc và CRI (Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc), ngoài ra là một số bài
chủ đề quan hệ Việt – Trung tại Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và
Trang tin Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nếu
xem việc ở các nước xã hội chủ nghĩa, chính trị là thống soái, và nếu
lấy thái độ “hòa hảo” làm trọng, ta có thể tạm chấp nhận điều đó. Thế
còn điều được minh họa ngay dưới đây, thì sao? Trong khi Việt Nam phải theo dõi sát hải trình của Ngư Chính, thì bài này được đăng thản nhiên, gọi tên lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt bằng tên Trung Hoa: Còn đến đây thì có lẽ không cần thêm lời nào nữa:
Ngay
cả ngôn từ cũng được dùng theo đúng kiểu Trung Quốc dành cho một nhược
quốc “nhãi nhép” hay một chư hầu, như trong bản tin về việc bổ nhiệm
chủ tịch Hoàng Sa ở trên, hay như nói về Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Như vậy, có thể nói, đây
thực chất là một trang tin, nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối, và
thông tin đối nội, đối ngoại của Trung Quốc bằng tiếng Việt, gắn liền
và thông qua – mà nếu nói nặng hơn, là ngụy trang bằng – kênh thông tin
hợp tác kinh tế. Nghiêm trọng hơn, nó được dùng để khẳng định
chủ quyền Trung Hoa đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam mà Trung
Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt và tiếp tục hăm he chiếm đoạt, cũng
như khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển phía nam mà họ đòi vơ
gần như kỳ hết về mình. Phải
chăng trên cơ sở hợp tác hai chiều và bình đẳng, tại phiên bản tiếng
Việt, thông tin, quan điểm của Trung Quốc được trình bày, còn tại phiên
bản tiếng Hoa, là thông tin và quan điểm của Việt Nam? Rất tiếc, không
phải thế! Theo Lê Trung Thành, du học sinh tại Đài Loan, người Việt Nam
duy nhất đã đến Bangkok để giương biểu ngữ “Hoang Sa & Truong Sa Belong to Vietnam”
khi đuốc Olympics Bắc Kinh đi qua đây, là người mà tôi nhờ để đối chiếu
hai phiên bản ngôn ngữ của website này, thì cho đến cuối tháng Ba vừa
rồi, tại mục Thời sự của bản tiếng Hoa, tin này nọ của Việt Nam thì có
nhưng tuyệt nhiên không hề có lập trường của Việt Nam về biển đảo –
tương ứng với những sự việc đập vào ý thức người đọc Việt nam như vừa
nêu – mà lại được đưa ra cho người đọc Trung Hoa. Lại
nữa, việc coi thường thành tố Việt Nam trong sự “hợp tác” này không chỉ
về mặt nội dung, mà cả hình thức nữa. Trong lúc cập nhật theo ngày cho
những thông tin, quan điểm Trung Quốc, sử dụng ngôn phong Trung Quốc,
thì người ta lại không cần biết đến việc đã rất nhiều, nhiều tháng qua,
Bộ Thương mại đã sáp nhập với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương, sau Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007. Bên
trên, tôi nói trang này được tìm thấy “từ đâu đó” là vì trên website
của Bộ Công thương, kể cả trang con của Vụ Hợp tác Quốc tế, ta không
thấy link hay banner đến một trang hợp tác cụ thể với một nước nào.
Trên Trang tin Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam (http://www.chinhphu.vn/ hay http://www.vietnam.gov.vn) và tại sơ đồ website của nó cũng thế. Trong khi đó, ở cuối các trang của Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đều có ghi: Và, ở phiên bản tiếng Việt, tên miền cấp 1 của nó là .vn, cấp 2 là .gov. Ở phiên bản tiếng Trung,
tên miền tương ứng là .gov.cn. Như vậy, phiên bản tiếng Việt của trang
này là một website thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ. Đến đây có thể thấy rằng, Bộ Công thương (mà trước đó là Bộ Thương mại), trên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nhất quán, từ chỗ nhường chủ quyền thông tin cho Trung Quốc qua việc chỉ chuyển tải những thông tin đối nội, đối ngoại, chiến lược, quân sự… của nước họ, đến chỗ đánh mất cả chủ quyền quốc gia qua việc để cho những thông tin đó xâm phạm đến chính chủ quyền của Việt Nam! Việc
biểu thị chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lãnh thổ đã chiếm đoạt
của Việt Nam lại được thực hiện ngay trên lãnh địa của Việt Nam, bằng
chính con người Việt Nam và phương tiện Việt Nam! Trừ
trường hợp website này là do Trung Quốc ngụy tạo hay đã bị Trung Quốc
“cưỡng chiếm”, Bộ Công thương không thể chối bỏ trách nhiệm đã tuyên
truyền cho Trung Quốc về chủ quyền mà họ chiếm đoạt đối với biển đảo
Việt Nam! Ai
cũng rõ, việc làm ăn của người Việt với các đối tác Trung Hoa ngày một
mở rộng và tăng cường, người ta tìm đến mọi cơ hội, từ lớn nhất đến bé
nhất. Vậy hàng ngày, bao nhiêu doanh nhân Việt khi tìm kiếm cơ may từ
trang web này, đã tiếp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa”,
“Nam Sa” và “hùng tâm chính đạo” của họ?! Tác động chính trị và chủ
quyền đến giới doanh gia, thông qua làm ăn, quả là một đòn ác hiểm vì
họ là phần nào hiện thân của tầng lớp trung lưu, vốn giữ vai trò quan
trọng trong những chuyển đổi xã hội. Một
vế trong tên gọi của Bộ Công thương liên quan đến mua bán. Đã mua bán
thì gắn liền với tiền bạc. Vậy bộ này sẽ trả lời sao trước việc dùng
chủ quyền làm cái “trao đổi” cho các “mối làm ăn”? Một lời đáp giả định
phần nhiều sẽ phức tạp, nên nó sẽ khó mà có được từ cơ quan trung ương
này; nhưng đối với công luận, sẽ đơn giản hơn nhiều: khi mua bán, đụng
đến vài “rẻo”
lãnh thổ, người ta có thể nói là “bán đất”, chứ đụng đến chủ quyền,
người ta dứt khoát sẽ nói là bán cái thứ đối nghĩa với “đất” mà dù
không nói ra, ai cũng biết là gì! - (Ghi
chú: hiện trạng của các trang trên Website Hợp tác kinh tế… được nêu
trong bài là tính đến 3.15h ngày 12/05/2009, các web Việt Nam khác là
tính đến 9.15h ngày 12/05/2009)
|