Mai Thanh Truyết
Câu
chuyện khai thác quặng mỏ bauxite và sự hiện diện của công nhân và
chuyên viên Trung cộng ở cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện là một
điểm nóng và là một đề tài đã được người dân trong nước cũng như ở hải
ngoại quan tâm. Truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình hầu
như khai thác hàng ngày trên mọi mặt của vân đề từ gần 3 tháng qua.
Bài
viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề "bất cập"; trong đó
những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những
người đang trực tiếp điều hành nhà nước CS Việt Nam…đã nêu ra, biện
giải hay phản bác những "góp ý" của người dân trong và ngoài nước trên
báo chí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải
"bàn lại" vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thư
Đảng CS là Nông Đúc Mạnh đã ký với TC ngày 3/12/2001 qua ký kết "…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông , trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế…."
1/ Về diện tích đất khai thác:
Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông
gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh,
nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang",
không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v… Nhưng trên
thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Hiện
tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể
chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và
đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung
quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang
trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ
chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
2/ Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác "cuốn chiếu":
Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt
được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ)
tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp
đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng
phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ,
nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở
đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?
Nếu
đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác
bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đấu làm
lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần
biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam?
Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
3/ Vấn đề chuyên chở:
Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài
khoảng 300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận).
Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn không nghe nói
đến chi tiết kỹ thuật, tài chính cầnn cho dự án, cũng như tiến độ thi
công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã bắt
đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa
mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không?
4/ Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác:
Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite
để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít
với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg
Serépok để cung cấp nước cho nhà máy. Trong lúc đó, Ông PTT CS Hoàng
Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3x30 MW và
lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy
nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khau
nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và
nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơi
nầy cùng chung một chỉ tiêu khai thác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.
Với
tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dung cho toàn cõi Việt
Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến
18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm
trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là không tưởng.
Còn vấn
đề nguồn nước, qua các dữ kiện "chung chung" nói trên, người đọc cũng
sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết "congo" mới hy vọng có đủ nước
để hoàn thành dự án.
Một phương pháp "tối tân" nữa mà người viết
với kinh nghiệm trên 20 năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ
chưa được biết là, bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng
cách nào, dự án không nói tới) và nước cùng với kiềm (sút) đã được
trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải
thêm hoá chất.
Đây quả thật là một chu trình kín ứng hợp với
tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì
bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân
bón hữu cơ để hoàn thổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường…
5/ Vấn để xử lý bùn đỏ:
Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới,
trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyên sinh sẽ có được 2 tấn alumina;
và từ alumina sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn
với nước là khoảng độ 2 tấn.
Nếu theo như diễn giải nêu trên thì không cần phải xử lý bùn đỏ vì bùn đỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?
Vấn
đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế
theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực
thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi
chứa bùn đỏ sẽ dựa theo "tiêu chuẩn khồng chế ô nhiễm chôn lấp chất
thải ô nhiễm" của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải
pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùn
đỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).
Nếu
theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu
hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo quản chặt
chẽ để tránh ô nhiễm mãch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu
chứa bùn đỏ để tránh "sạt nở"?
6/ Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm:
Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn
nước, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát,
kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùn đỏ. Hạ lưu bãi
bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp
thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa
bùn đỏ đối với nguồn nước.
Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa
bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vào nguồn
nước ngầm. Do tiến trình thẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo
điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không
phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ
sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào
mạch nước ngầm. Việc nấy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để
định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được "chỉ định".
Và cần phải có hàng trăm giếng chứ không phải một vài giếng ở thượng và
hạ nguồn là đủ!
7/ Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ:
Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên,
ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi
còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công
nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của
con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly
ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung
thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị
hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm
nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và
khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và
người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài
những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm
phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học,
y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).
Về
bức xạ, dự án đã khẳng định là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu
quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ.
Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn
có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao
động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính
cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay
các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình
như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong
hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.
Hãy nghe một người dân sống gần lò
luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ)
ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động
Fluoride (Fluoride Action Network) nói rắng: "Khói bao phủ
sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở
nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và
chúng tôi mất kế sinh nhai của mình"
8/ Vấn đề hợp tác khai thác: Trung
Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt
của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã
viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia
trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có
40% cổ phần khai thác.
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012.
Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của "chính quyền" các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Hiện
tại, dân số ở cao nguyên Trung phần Việt Nam tăng lên đến 4,2 triệu so
với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm
gần 90% . Còn mức gia tăng gia tăng hiện tại ngày hôm nay phải là do sự
nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao
nguyên Trung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính
trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy
cho thấy Việt Nam đã gián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước
Việt Nam, bằng cớ là họ đã di chuyển sang Lào và Camdodia từ mấy chục
năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương
bắc?
Người "công nhân" TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay
Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại
Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên
cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh
gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần
nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã
có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa.
Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000.
Việt Nam
đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng;
theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc
biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng
ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong
các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Đồng Nai.
Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới
vừa công bố là không có công nhân "không có giấy phép làm việc" và các
công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao
động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin
giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên
là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi
các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất
nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải
là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
9/ Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu:
Trong một suy nghĩ đơn giàn, việc đấu thầu một công trình có tính các
quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng
theo Luật Lao động và chủ trương của "nhà nước" công cuộc đấu thầu cần
phải dành ưu tiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn
việc làm cho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài
nguyên của quốc gia.
Trong trường hợp hai công trình Nhân Cơ và
Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc
không diễn ra như trên.
Bộ chính trị đã định và đã dành cho TC "cái đặc quyền khai thác" (đã dành hay đã bị hay cùng nhau hợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam).
Mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất
đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải
nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts
– EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa là công ty
muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không
làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toàn thể mọi phế thải
từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.
Bộ chính trị còn cho
thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng,
công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi
thấy những vật liệu xây dựng và giải trí cho công nhân đều được chở từ
TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!
10/ Và điều thứ mười là cung cách tuyên truyền không trung thực:
Theo tuyên truyền và những "thông tin khoa học" chính thức phát ra từ
"chính quyền" qua văn bản, tuyên bồ, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ
Việt Nam thuộc vào loại…tốt nhứt trên thế giới, có hàm lượng alumina
cao và oxit silic thấp (SiO2).
Trên thực tế thì ngược lại. Quặng
bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất
trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic. Và
tỷ lệ nấy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên
thé giới. Chỉ số mSi ở Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình 4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Do đó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn.
Và phương pháp Bayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước
nhiều hơn…vì phải cần tinh luyện qua tẩy rữa nhiều lần để tăng nồng độ
alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai
đoạn tẩy rữa bằng phương pháp nầy.
Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo
quy trình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàm
lượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rữa
bằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của
alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phần để cho nhôm
ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở Nhân Cơ áp dụng
theo phương pháp Bayer "ướt" là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rữa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêm sút thì cũng cần thêm nước để tẩy rữa).
Từ 10 sự việc "không tử tế" xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nói lên não trạng cứng ngắt của lãnh đạo Việt Nam hiện tại.
Có thể nói không "sợ trật" là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc
gia ở Việt Nam hiện tại, những "sự cố" nêu trên cũng sẽ xảy ra tương tự
và điều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!
Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơ cùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.
Tiếng
nói của người dân, đã không được chú ý, và nếu sự việc không được giải
quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai
không xa và có thể đưa đến nội loạn.
Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lằng nghe và sửa sai.
Mai Thanh Truyết VAST- 5/2009
Ghi
Chú: Với tính cách thông tin, sau đây là những thông số kỹ thuật của
nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.
Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy có công suất 500MW.
Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/năm
Ô
nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn
hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp chất hữu
cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn
bùn (khô), 77 Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7 Kg chì và 1,8 kg
cadmium. Các khí kểv trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua
những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử
lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.
Chất thải của lò luyện kim (lò
luyện phải nóng đến 999 oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi
1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại
do lớp cathode bị hao mòn. Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và
cyanide. Đây là hai hoá chất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh
thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp
thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làm cho xương bị biến dạng (dị
hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiễm họa nầy sẽ không xảy
ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dù trong dự án nói đến chỉ tiêu sản
xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng, nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai
đoạn đầu là khai thác alumina (oxid nhôm) và chuyển tải về đàn anh
nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.
|