Thứ Hai, 2025-01-27, 7:25 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 15 » Dư luận quốc tế về bản phúc trình của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
11:10 AM
Dư luận quốc tế về bản phúc trình của Hà Nội trước Hội đồng Nhân quyền LHQ


Cuộc hoạt động thông tin quốc tế thông qua bài viết và họp báo tại Điện Quốc liên lúc 12 giờ 30 đã đem lại dư luận tốt cho nhân quyền Việt Nam. Điển hình dưới đây chúng tôi xin đăng tải bản Việt dịch bài xã luận đăng trên nhật báo Phố Wall (The Wall Street Journal) có ấn bản 2 triệu số mỗi ngày, và hai bản tin của Anh tấn xã Reuters và Pháp tấn xã AFP:


Hà Nội Bất Nhân với Nhân quyền
Hanois Wrongs on Human Rights

Võ Văn Ái

Quá trình nhân quyền Việt Nam sẽ được xem xét tỉ mỉ vào ngày mai tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Hà Nội mong mỏi được Hội đồng, gồm có những thành viên như Cuba và Saudi Arabia, sẽ tẩy sạch bộ mặt mờ ám của mình. Các quốc gia yêu chuộng tự do phải ngăn chặn không cho việc này xẩy ra.

Bản phúc trình của Việt Nam gửi tới Hội đồng Nhân quyền LHQ chuẩn bị cho cuộc kiểm điểm đã vẽ ra sự tán dương bức chân dung tự họa của nhà nước Cộng sản như một “nhà nước pháp quyền của dân, vì dân và cho dân”. Nhưng con người vắng mặt trong luận cứ Việt Nam về nhân quyền . Bản phúc trình ca ngợi ổn định chính trị trên mọi quyền chính trị. Nhân quyền “thiêng liêng nhất” mà bản phúc trình tuyên cáo, là quyền độc lập do người Cộng sản thu đạt dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Đồng thời yêu sách cho Việt Nam một ngoại lệ đối với những luật tắc của nhân quyền phổ quát.

Nếu muốn cho cuộc kiểm điểm của LHQ về nhân quyền Việt Nam được hiệu quả, thì phải xem xét từ thực tại trong nước. Ở Việt Nam ngày nay, tất cả mọi tiếng nói của các xã hội dân sự độc lập đều bị đàn áp. Trong cuộc đàn áp đám biểu tình ôn hòa hồi tháng 9.2008 truy bức những người ly khai sử dụng Internet, ký giả, nhà hoạt động công đoàn và lãnh đạo tôn giáo, nhiều người đã bị bắt. Đa số bị cấm cố với tội danh mơ hồ vi phạm “an ninh quốc gia” theo bộ Luật Hình sự. Bộ luật này hàm chứa những tội phạm phi lý (Kafkaesque) như “phá hoại chính sách đoàn kết”, “gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo” hoặc “lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi tổ quốc”. Vì thế, các luật sư như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị kết án tù 4 năm và 3 năm chỉ vì họ tổ chức những khóa học nhân quyền.

Chính quyền kiểm soát truyền thông và báo chí, tự do bị khóa miệng bằng một mớ luật lệ kiểm duyệt. Trong năm 2008, hai ký giả bị bắt vì phơi phong vụ tham nhũng tầy trời dính líu tới các viên chức cao cấp trong chính quyền. Một ký giả bị kết án 2 năm tù (nhưng sau đã được trả tự do). Người kia bị quản thúc. Một số ký giả khác bị trừng phạt hay sa thải. Những đội “Cyber-công an” kiểm duyệt Internet, và một nghị định về Blogs ban hành tháng 12.2008 cấm đoán mọi phê bình Đảng hay Nhà nước.

Các hạn chế về tự do tôn giáo bao trùm khắp mọi nơi. Tôn giáo lớn nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, thành viên của giáo hội này bị sách nhiễu hay cầm tù. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, người lãnh đạo giáo hội, được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2009, vẫn còn bị giam cầm suốt 27 năm. Sự đàn áp tự do tôn giáo của Hà Nội khiến cho mấy năm qua Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đề nghị đặt Việt Nam vào lại trong danh sách “các quốc gia đàn áp tôn giáo cần quan tâm đặc biệt” (CPC). Bắt bớ tùy tiện, tra tấn, kiểm soát hộ khẩu, bán dâm và chính sách cưỡng bức phá thai là những vấn đề cần được khai thông tại cuộc kiểm điểm Việt Nam ngày mai.

Để tránh bị phê phán, Việt Nam vận động các bạn hữu của họ chiếm lĩnh cuộc hội thảo bằng những lời ca tụng, và cậy nhờ sự chứng thực của các đồng minh trong vùng, cũng như các thành viên trong “Trục Cực quyền” (Axis of Sovereignty), một nhóm thành viên LHQ trong số này có Trung quốc, Cuba, Nga, Sudan và Iran. Vì chỉ có 45 quốc gia thành viên có thể phát biểu tại hội trường, theo thứ tự ai ghi danh trước nói trước, Việt Nam đã nài nỉ các nước bạn làm đuôi ghi danh từ 6 giờ sáng để bảo đảm được phát biểu trước các quốc gia khác.

Thay vì nhường quyền đăng đàn cho các quốc gia độc đoán, các chính phủ dân chủ từ Đông sang Tây hãy nắm lấy cơ hội này để đưa ra những khuyến cáo cụ thể cho sự cải tiến nhân quyền Việt Nam. Đây là con đường duy nhất để bảo đảm rằng quy trình Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện của LHQ sẽ giúp đỡ cho việc thăng tiến nhân quyền, thay vì sử dụng kiểm điểm để “bao che” cho chế độ không bị trừng phạt ở Hà Nội.

Võ Văn Ái
Ông Ái là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất



Việt Nam bị tố cáo đàn áp trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
Vietnam accused of crackdowns ahead of UN rights probe

Ký giả Stephanie Nebebay

Genève, 8.5 (Reuters) – Hôm thứ sáu, người Việt tị nạn đang được Tổ chức Nhân quyền quốc tế hậu thuẫn tố cáo Việt Nam đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và người sắc tộc, áp chế tự do báo chí và ngăn cấm sử dụng Internet.

Trong bản Phúc trình chung gửi đến Hội đồng Nhân quyền LHQ, tổ chức này yêu cầu trả tự do cho tù nhân chính trị bị bắt dưới những “điều khoản mơ hồ an ninh quốc gia” của luật pháp.

Việt Nam bị ngồi ở ghế bị cáo hôm thứ sáu trước 47 quốc gia thành viên tại diễn đàn Genève, là những thành viên sẽ xem xét quá trình nhân quyền như một bộ phận kiểm điểm của mọi thành viên LHQ.

“Quản chế hành chính, đàn áp tôn giáo, đàn áp các nhà đấu tranh cho nhân quyền, khóa miệng tự do báo chí, sử dụng bừa bãi án tử hình là những mối quan tâm đặc biệt,” theo đánh giá trong bản Phúc trình của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam.

Chính sách cưỡng ép kiểm soát sinh đẻ đưa Việt Nam vào danh sách một trong các quốc gia có nạn phá thai cao nhất thế giới, theo bản Phúc trình của hai tổ chức có trụ sở ở Paris mà Reuters thủ đắc. Đại sứ Việt Nam tại LHQ (2) Genève trước đây đã bác bỏ những phê phán của tổ chức nhân quyền nước ông là “vu khống và bóp méo.”

Đại sứ Vũ Dũng đã nói rằng những nhà hoạt động lưu vong không được phép phát biểu tại LHQ, và nhấn mạnh rằng Hà Nội thường xuyên thảo luận nhân quyền với Hoa Kỳ, Châu Âu, và các nước khác.

BUỘC TỘI GIÁN ĐIỆP

Bản Phúc trình trên nói rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thường buộc tội gián điệp để bắt giam “những nhà ly khai sử dụng Internet” nhằm phát biểu ý kiến họ trên Internet.

“Những tội này, chẳng phân biệt giữa những hành động bạo lực như khủng bố và những hành xử ôn hòa cho tự do ngôn luận, đã bị phạt tù nặng nề kể cả chung thân,” bản Phúc trình viết. Bảy loại tội đưa tới án tử hình.

Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người, nói với Reuters rằng : “Có hàng nghìn tù nhân chính trị trên toàn quốc. Họ bị giam giữ theo nhiều cách, kể cả hình thức quản chế tại gia.” Bà cũng nói :

“Những nước kể cả Trung quốc và Cuba đang muốn bảo vệ Hà Nội tại khóa kiểm điểm này.” Có hàng trăm người Việt đã về Genève tham dự cuộc biểu tình lớn cùng ngày trước biến cố hiếm hoi khi LHQ xét duyệt chuyện nước họ.

Bản Phúc trình cho biết ở Việt Nam đội “Cyber-Công an” truy lùng những tư liệu bị cấm trên Internet, và ngăn chận vào các trang nhà nói đến nhân quyền và dân chủ.

Bản Phúc trình cũng nhắc tới một Pháp lệnh cho phép các viên chức cấp địa phương có quyền đưa các nhà bất đồng chính kiến hay tôn giáo vào nhà thương điên hoặc “trại cải huấn”.

Sau khi được trả tự do, bản Phúc trình cho biết rằng, các tù nhân chính trị tiếp tục bị tù treo, tức quản chế tại gia và bị công an theo dõi trong vòng 5 năm.

Bà Faulkner cho biết mỗi năm Việt Nam kết án tử hình khoảng 100 người chiếu theo 29 tội phạm đi từ tội giết người đến tội phạm kinh tế và phản quốc.

Đàn áp tôn giáo cũng được bản Phúc trình cho biết là rất phổ biến, mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp bảo đảm.

Giáo hội Phật giáo Vệt Nam Thống nhất bị đặt ngoài vòng pháp luật từ năm 1981, và sắc tộc người Thượng - đa số theo đạo Tin lành trên Tây nguyên và hỗ trợ cạnh quân lực Hoa Kỳ thời chiến tranh - là những nạn nhân chính yếu, bản Phúc trình cho biết.



“Nhân quyền : Việt Nam bị tố cáo trước LHQ dù được các nước liên minh hậu thuẫn”
Droits de lHomme : le Vietnam critiqué à lONU malgré le soutien de nombreux alliés


Genève, 8.5.2009 (AFP) – Trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève, rất nhiều phê phán quét vào mặt Việt Nam hôm thứ sáu, mặc dù họ vận động mạnh mẽ các nước đồng minh, đặc biệt các nước Á châu, hậu thuẫn họ.

Việt Nam phát biểu trong khuôn khổ Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (UPR, Universal Periodic Review), có khoảng mười lăm nước, đa số Tây phương, đã tố cáo những vi phạm nhân quyền khác nhau của Việt Nam, như hạn chế tự do ngôn luận, đàn áp các sắc tộc hay bắt bớ trái phép.

Đa số các quốc gia như Á châu, mà còn là các quốc gia Hồi giáo, Phi châu hay trung lập, đã được vận động qua cuộc “thảo luận qua lại” sau khi Việt Nam trình bày bản phúc trình, để ca ngợi những “thành công” trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Qua những phát biểu phê phán, Hoa Kỳ đựa trên các điều 50 và 69 trong chính bản Hiến pháp Việt Nam để yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội “cho phép các cá nhân được quyền phê bình chế độ chính trị và trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, như Cha Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.”

Ngược lại, các nước như Algérie, Cuba, Venezuela, Lào hay Indenosia mong muốn Việt Nam “chia sẻ các kinh nghiệm tốt đẹp” trên phương diện phát triển kinh tế và cuộc đấu tranh chống nghèo khó.

Những phê phán ác liệt nhất đến từ các tổ chức Phi chính phủ, một số trong họ noi gương Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tố cáo những manh tâm của Hà Nội nhằm “hủ hóa” cơ chế Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện để chiếm đoạt một “Giấy phép miễn trừng phạt”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng tố cáo các trường hợp tra tấn tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo.

Còn Ân Xá Quốc tế “khuyến khích chính quyền Việt Nam bãi bỏ hoặc sửa đổi các quy định trong bộ Luật Hình sự năm 1999 để những điều khoản nhập nhằng liên quan đến an ninh quốc gia (…) không thể tùy tiện gợi ra để đàn áp giới bất đồng chính kiến, đàn áp cuộc thảo luận (…) và tự do ngôn luận.”

Cùng với cuộc thảo luận, khoảng 400 người Khmers Krom, người bản địa ở miền Nam Việt Nam, đã biểu tình trước Điện Quốc liên đòi hỏi nhân quyền cho họ và tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội không xem họ như người công dân toàn phần.


(2) Sau cuộc phát biểu tố cáo Hà Nội vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, tại Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Genève hôm 23.3.2009, ông Vũ Dũng, Đại sứ Hà Nội tại LHQ Genève, đã viết thư cho LHQ yêu cầu cấm không cho ông Võ Văn Ái phát biểu tại LHQ (sic). Xem toàn văn bản tin Reuters từ LHQ ngày 24.3.09 về sự kiện này.
Nguồn: Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 867 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0