Thứ Ba, 2024-11-05, 8:48 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 15 » Chủ quyền Việt Nam: Vấn đề chung của người Việt Nam.
11:22 AM
Chủ quyền Việt Nam: Vấn đề chung của người Việt Nam.

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)




Vào ngày 6 tháng 5 năm 2009, Nhà nước Việt Nam (NNVN) đã cùng nước Mã Lai Á nộp hồ sơ chung về thêm lục địa với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) của LHQ ".

Ngày sau đó, Mã Triều Húc, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hồ sơ của Việt Nam là "xâm phạm trắng trợn chủ quyền Trung Quốc" và khẳng định Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Nam Hải, gồm Tây Sa và Nam Sa và vùng biển lân cận." Mặt khác, nhà cầm quyền Trung Cộng còn gửi công hàm cho ông Ban Ki-moon (Tổng thư ký LHQ ) yêu cầu không xem xét hồ sơ chung mà Malaysia và Việt Nam đã nộp về thềm lục địa mở rộng".

Vào ngày 8 tháng 5 năm 2009, đại diện nước Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc cũng gửi công hàm tương tự cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là "một phần lãnh thổ Việt Nam". Trong một buổi họp báo cùng ngày, ông Lê Dũng (Phát ngôn nhân của NNVN) nói: "Nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông."

Vào ngày hôm sau (9/5/2009), cụ Nguyễn Bá Cẩn (cựu Chủ tịch Hạ Viện và đồng thời là cựu Thủ Tướng VNCH) đã cùng một số đoàn thể, nhân sĩ người Việt cùng ký tên đệ nạp hồ sơ khẳng định Thềm Lục Địa Việt Nam với ông Tổng Thư Ký LHQ.

Và vào thời điểm cuối cùng của hạn kỳ nạp hồ sơ về thềm lục địa (12/5/2009), nhiều tổ chức chính trị, hội đoàn, cá nhân đã cùng ký tên vào một lá thư ngỏ gửi ông Tổng thư ký LHQ . Lá thư này “yêu cầu ông TTK LHQ chính thức ghi nhận tiếng nói của người dân Việt Nam xác nhận chủ quyền một cách trọn vẹn của quốc gia VN trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa nhiều quốc gia trong khu vực.” Sau nữa, lá thư cũng “nói lên quan điểm của nhân dân Việt Nam bất tín nhiệm chính quyền Hà Nội hiện nay, và không công nhận mọi nhân nhượng về biên giới đất liền và vùng biển mà Hà Nội đã ký kết với Bắc Kinh.”

Về mặt kỹ thuật, hồ sơ của NNVN, và hồ sơ của cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cùng Thư Ngỏ của tập hợp các chính đảng, phong trào, đoàn thể Việt Nam, rõ ràng có sự khác biệt. Ngoài những nét khác biệt lớn về thái độ và tầm xa của thềm lục địa, hầu như yêu cầu chung vẫn là khẳng định chủ quyền lãnh hải của nước Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù cùng có một hướng chung, phía nhà cầm quyền ở Việt Nam vẫn không có ý muốn phối hợp ý chí ở mọi phía như là một nỗ lực chung.

Nhưng đối với người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp và xuất xứ ở cả trong và ngoài nước, người ta chưa thấy có bằng chứng nào là có sự khác biệt to lớn trong nguyện vọng chung. Vấn đề chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam đã đặt toàn dân Việt Nam vào một vị trí có thể được xem là “cùng nhìn vào một hướng”. Đó là, làm sao để có thể bảo vệ được phần đất và biển mà tổ tiên đã dầy công gầy dựng từ hàng ngàn năm qua. Do đó, ai cũng thấy là những mâu thuẫn từ chính kiến, tuy có lắm gai góc và phức tạp, song vẫn còn có phương thức hoá giải một khi hoàn cảnh xã hội đã được thay đổi thuận lợi hơn. Nhưng hiện nay, vấn đề chủ quyền đất nước bị xâm phạm càng ngày càng trở thành một đe doạ thực sự nghiêm trọng hơn. Ở đó, nếu không được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lý, hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng một cách sâu đậm và lâu dài đến nhiều thế hệ Việt Nam ở mai sau.

Với hoàn cảnh chính trị hiện nay, nhà nước Việt Nam cũng như đảng CSVN đang bị dư luận tự do chỉ trích là không có thái độ đủ mạnh và dứt khoát đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước. Những lời phản đối suông của người đại diện Bộ Ngoại Giao NNVN hầu như không còn gây được sự chú ý và ủng hộ của dư luận. Đáng nói là, trong khi nhu cầu cấp thiết của người Việt ở cả trong và ngoài nước hiện nay là bằng mọi cách và mọi giá để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải, ngay cả bằng hành động quyết liệt nhất, thì NNVN vẫn duy trì thái độ quá mềm yếu đối với các hành động đầy vẻ ngang ngược, hung hãn của Trung Cộng.

Không những thế, trong lúc vấn đề lãnh hải đang căng thẳng tột độ thì NNVN lại ung dung cho phép các nhà thầu Trung Quốc đưa nhiều ngàn người Hoa vào Việt Nam để tiến hành kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, và lập các cơ xưởng sản xuất này kia ở nhiều tỉnh khác. Sự đe doạ của chương trình khai thác bô-xít và sự hiện diện bất thường của hàng ngàn người Hoa đã khiến cho vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước ở trên bộ và trên biển càng phức tạp hơn.
 Từ đó, đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quốc gia đã trở thành một nhu cầu chung của người Việt ở trong và ngoài nước.

Tiến trình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia đang là một thử thách lớn lao cho toàn dân Việt Nam. Ở đó, muốn giữ nước, mọi người Việt không còn sự lựa chọn nào hơn là đấu tranh bằng mọi cách và mọi giá.

Tiến trình này đồng thời cũng đang là một thử thách mang tính sinh tử đối với đảng CSVN. Từ vấn đề này, đảng CSVN sẽ tự cho thấy là họ có đủ sáng suốt, khôn ngoan và dũng cảm để làm tròn trách nhiệm quản lý đất nước mà họ đã giành lấy từ tay nhân dân.

Thái độ của người Việt ở trong và ngoài nước đang là những lá phiếu trưng cầu dân ý về vai trò lãnh đạo độc tài của đảng CSVN./.

Lê Nguyên Bình (ĐVDVN)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 768 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 545
Khách: 545
Thành Viên: 0