Trang web chuyển sang địa chỉ gov.cn của CP Trung Quốc và nêu quan điểm lãnh thổ của họ.
Dư
luận mạng tại Việt Nam từ mấy hôm nay chú ý đến trang web song ngữ
Hoa-Việt với mục tiêu thúc đẩy trao đổi thương mại hai nước Việt Nam và
Trung Quốc nhưng có các nội dung lạ.
Trang
www.vietnamchina.gov.vn nằm ở địa chỉ miền gov.vn mà chỉ có chính phủ
Việt Nam mới có quyền sử dụng đang phổ biến nhiều bài viết hoàn toàn
theo quan điểm chính phủ Trung Quốc.
Phần
tiếng Việt của trang này giới thiệu các tin tức về hoạt động của đảng,
chính phủ và các lãnh đạo Trung Quốc với ngôn ngữ ca ngợi.
Ví
dụ người đọc sẽ thấy các tin hoàn toàn bằng tiếng Việt với nội dung về
công tác đối ngoại của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các thành công về 'sở hữu
trí tuệ', 'thành tựu hội chợ' v.v.
Đặc biệt, có bài trong trang nói về chính sách ngoại giao 30 năm qua của Trung Quốc với các thành tựu to lớn.
Điểm đáng chú ý hơn nữa là bài này lại ghi chú là đăng lại từ trang của ĐCSVN với nội dung dịch từ 'Tuần Báo Bắc Kinh' gần đây.
Là một quốc gia có chủ quyền, Trung Quốc hoàn toàn có quyền thực hiện chính sách thông tin của mình.
Nhưng một trang web cấp chính phủ ở Việt Nam lại đóng vai trò phụ trợ cho chính sách đó thì quả là chuyện lạ.
Nhưng người đọc trang web này sẽ còn ngạc nhiên hơn khi vào phần tiếng Trung.
Trang
này không chỉ đã rời khỏi tên miền gov.vn để chuyển sang gov.cn của
chính phủ Trung Quốc mà còn nêu quan điểm lãnh thổ, lãnh hải của họ.
Tìm
theo từ khóa 'Nam Sa', 'Tây Sa' của trang này sẽ thấy lại một bài hôm
19/03/2009 mô tả chuyện Việt Nam 'theo dõi sát' vụ tàu Ngư Chính 311
của Trung Quốc đến gần Nam Sa.
Bỏ sang một
bên sự khác biệt vốn có trong tên gọi hai quần đảo đang tranh chấp, bài
báo tiếng Trung chỉ đưa tin phát ngôn viên Lê Dũng nói Việt Nam 'sẽ
theo dõi sát' hoạt động của tàu nọ.
Bản viết này cũng chỉ nói vụ tàu Ngư Chính khiến phía Việt Nam 'có quan tâm' về 'chủ quyền'.
Đáng
chú ý là bài báo đặt từ 'chủ quyền' trong ngoặc kép như một dạng trích
dẫn mà thôi và cũng không hề trích toàn bộ các tuyên bố thường lệ của
ông Lê Dũng về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Đoạn
văn tiếp theo viết phát ngôn viên Tần Cương của Trung Quốc khẳng định
chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc ở cả 'Tây Sa và Nam Sa'.
Ở đoạn văn đó, từ 'chủ quyền' của Trung Quốc không hề ở trong ngoặc kép.
Bàn tán
Hiện
dư luận mạng tại Việt Nam và người Việt ở nước ngoài đang bàn tán và
đặt các câu hỏi làm sao lại có thể có một trang web như vậy không chỉ
công khai mà còn được duy trì và ủng hộ ở cấp chính phủ tại Việt Nam.
Chính
thức mà nói những gì trang web chung này nêu ra khác xa với nội dung về
lãnh hải mà Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu ra từ trước tới nay.
Có
vẻ như những người soạn ra trang web này để cho hai cơ quan chủ quản là
Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc tùy ý quyết định
phần nội dung của mình.
Nhưng trong phần
tiếng Việt lại thiếu hẳn đi tin tức về lãnh hải Việt Nam vốn được nêu
rõ trong phần tiếng Trung theo quan điểm của Trung Quốc.
Nếu
như vậy phải chăng Bộ Thương mại nay đang thay Bộ Ngoại giao chính thức
quyết định đường lối ngoài giao của Việt Nam trong bối cảnh nước này
cần vận động dư luận ủng hộ cho các tuyên bố lãnh hải và thềm lục địa?
Theo quan sát của BBC, đây là một tiền lệ hiếm hoi trong ngoại giao và chính sách thông tin của các quốc gia có chủ quyền.
Các
chính phủ có liên minh chính trị, quân sự truyền thống sâu nặng như
Anh, Mỹ, Úc cũng không có trang web chung nội dung, chia tên miền với
các quan điểm trái ngược nhau và trái cả các tuyên bố chung chính thức
như vậy.
Ngay giữa các nước Liên hiệp châu
Âu, việc nêu ra các khác biệt lịch sử, hậu quả chiến tranh, lãnh thổ
(như giữa Ba Lan và Đức), cũng được làm công khai theo các cấp, có bài
bản và đúng luật pháp chứ không cất giấu trong các bài web có nội dung
mâu thuẫn nhau, không rõ ai biên tập và được quyết định ở cấp nào.
|