Trung Quốc không sử dụng quyền đăng ký
Tuy
cũng có quyền đăng ký ranh giới “thềm lục địa mở rộng” song Trung Quốc không sử
dụng quyền này. Thế rồi ngày 7 tháng 5, sau khi Việt Nam và Malaysia chính thức gửi hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để cùng đăng ký khu
vực thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý, Trung Quốc đột nhiên lên tiếng yêu cầu
Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc không xét hồ sơ chung của Việt
Nam và Malaysia.
Tuy
cũng có quyền đăng ký ranh giới “thềm lục địa mở rộng” song Trung Quốc không sử
dụng quyền này. Thế rồi ngày 7 tháng 5, sau khi Việt Nam và Malaysia chính thức gửi hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để cùng đăng ký khu
vực thềm lục địa ngoài phạm vi 200 hải lý, Trung Quốc đột nhiên lên tiếng
Vì sao Trung Quốc
lại hành xử khó hiểu như vậy? Luật sư Lê
Minh Phiếu, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Pháp, thành viên Qũy Nghiên cứu Biển
Đông, nhận xét:
Luật sư Lê Minh Phiếu: Việc Trung Quốc
phản đối bản đăng ký chung của Việt Nam và Malaysia cho chúng ta thấy hai khía
cạnh của một vấn đề.
Khía cạnh thứ nhất là sự
lúng túng của Trung Quốc trong việc tìm kiếm cơ sở pháp lý cho yêu sách của
mình. Trong văn bản Trung Quốc gửi cho ông Tổng Thư ký Liên hiệp quốc, Trung Quốc
đưa ra lập luận rằng, Trung Quốc có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng nước liên quan cũng
như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng biển đó.
Trong lập luận này có hai
điều vô lý. Điều vô lý thứ nhất, đó là Hoàng Sa là của Việt Nam nhưng bị họ xâm
chiếm, còn Trường Sa thỉ bị họ xâm chiếm một phần từ tay Việt Nam. Cả thế giới
ai cũng biết sự xâm lược này.
Trung Quốc
đưa ra lập luận rằng, Trung Quốc có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng nước liên quan cũng
như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng biển đó.
Điều vô lý thứ hai là họ
cho rằng họ có quyền và quyền tài phán đối với cái mà họ gọi là vùng nước liên
quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng nước đó. Tuy nhiên họ
lúng túng đến mức không thể định nghĩa rõ ràng về phạm vi cũng như tại sao họ lại
có được cái gọi là vùng nước liên quan đó. Để giải tỏa sự lúng túng túng này, họ
dẫn chiếu đến đường chữ U, còn gọi là đường lưỡi bò vốn cũng rất mập mờ. Thực sự
đường chữ U hay đường lưỡi bò chiếm khỏang 75% đến 80% diện tích trên biển
Đông, hoàn toàn chẳng phù hợp với bất cứ điều luật nào của UNCLOS mà Ủy ban về
Ranh giới thềm lục địa dựa vào để họat động và xem xét.
Trung
Quốc chẳng viện dẫn bất cứ điều luật nào của luật quốc tế, kể cả những quy định
của UNCLOS để làm cơ sở cho lập trường của mình, để chứng minh chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam, cũng như chủ quyền của họ đối với vùng nước liên quan. Hai lý do mà
Trung Quốc đưa ra là, chính phủ Trung Quốc đã chiếm giữ được như vậy và thế giới
đã biết. Nói cách khác, họ lý giải cho cái mà họ gọi là chủ quyền, quyền chủ
quyền chính là sự chiếm đóng và tuyên truyền mà họ đã tiến hành hàng chục năm
qua. Theo luật quốc tế, việc chiếm đóng và tuyên truyền dối trá không được thừa
nhận chủ quyền.
Trung Quốc đã chiếm giữ được như vậy và thế giới
đã biết. Nói cách khác, họ lý giải cho cái mà họ gọi là chủ quyền, quyền chủ
quyền chính là sự chiếm đóng và tuyên truyền mà họ đã tiến hành hàng chục năm
qua.
Mưu đồ sâu sắc của TQ
Luật sư Phiếu phân tích tiếp:
Luật sư Lê Minh Phiếu: Khía cạnh thứ
hai của vấn đề đó là Trung Quốc đã chính thức đưa ra diễn đàn Liên hiệp quốc
yêu sách của họ dù lập trường của Trung Quốc hoàn toàn bất hợp lý và phi pháp
như đã nói ở trên.
Như vậy có thể kết luận là
chính việc xâm chiếm và tạo dư luận dối trá chứ không phải dựa vào luật pháp quốc
tế là phương tiện để Trung Quốc xác lập chủ quyền. Đây thực sự là một mối đe dọa
nghiêm trọng chẳng những đối với Việt Nam mà cả với an ninh Đông Nam Á cũng như
toàn thế giới. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy trở thành siêu
cường và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực quân sự.
Về hậu quả từ phản ứng của
Trung Quốc, luật sư Lê Minh Phiếu cho biết:
Như vậy có thể kết luận là
chính việc xâm chiếm và tạo dư luận dối trá chứ không phải dựa vào luật pháp quốc
tế là phương tiện để Trung Quốc xác lập chủ quyền. Đây thực sự là một mối đe dọa
nghiêm trọng
Luật sư Lê Minh Phiếu: Theo quy định,
khi một bên liên quan phản đối việc đăng ký đó thì Ủy ban Ranh giới thềm lục địa
không thể nào tiến hành đăng ký được. Do vậy, việc đăng ký không thành công được.
Việc Trung Quốc không dựa vào luật pháp quốc tế mà dựa vào sự chiếm đóng cũng
như sự tuyên truyền để khẳng định chủ quyền của mình làm cho việc đang ký thềm
lục địa của các nước tại biển Đông trở nên bế tắc và các quy định về việc đăng
ký này trở thành không còn ý nghĩa nữa.
Các nước sẽ phải giải quyết tranh chấp
với nhau bằng một con đường khác chứ không thể bằng con đường này được nữa. Trừ
khi các bên có thỏa thuận về sau để chấm dứt sự phản đối này. Thế nhưng với
cách thức mà Trung Quốc đang tiến hành như hiện nay, tôi không tin rằng Trung
Quốc sẽ chấp nhận sử dụng luật pháp hay là công lý để đưa ra lập trường của
mình.
Việc Trung Quốc không dựa vào luật pháp quốc tế mà dựa vào sự chiếm đóng cũng
như sự tuyên truyền để khẳng định chủ quyền của mình làm cho việc đang ký thềm
lục địa của các nước tại biển Đông trở nên bế tắc và các quy định về việc đăng
ký này trở thành không còn ý nghĩa nữa.
Thế giới cần phải biết
Do vậy, theo ông:
Luật sư Lê Minh Phiếu: Trong bối cảnh
này, Việt Nam cần cho cả thế giới biết rõ rang về sự phi pháp, vô lý cũng như
trắng trợn trong yêu sách của Trung Quốc đối với việc giải quyết tranh chấp
trên biển Đông. Cần phải cho thế giới hiểu rõ rang rằng, Trung Quốc đang dựa
vào sự chiếm đóng, đang dựa vào sự tuyên truyền dối trá và đang dựa vào sự lớn
mạnh của lực lựong quân sự để xác định chủ quyền trên biển Đông cũng như để giải
quyết tranh chấp với các nước khác chứ họ không dựa vào vào luật pháp quốc tế
và công lý quốc tế để giải quyết những bất đồng này.
Trong bối cảnh
này, Việt Nam cần cho cả thế giới biết rõ rang về sự phi pháp, vô lý cũng như
trắng trợn trong yêu sách của Trung Quốc đối với việc giải quyết tranh chấp
trên biển Đông.
Gần
đây, có những dấu hiệu cho thấy, trong cách ứng xử với Trung Quốc, chính quyền
Việt Nam bắt đầu tỏ ra cứng rắn hơn, trước những vấn đề lien quan đến chủ quyền.
Chẳng hạn như hồi cuối tháng 4, Đà Nẵng công bố việc bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo
Hoàng Sa, bất kể sự phản đối của Trung Quốc. Hoặc trong tuyên bố mới nhất, sau
khi Trung Quốc ngăn cản Việt Nam và Malaysia cùng đăng ký ranh giới “thềm lục địa
mở rộng”, người phát ngôn Bộ Ngọai giao Việt Nam xác định: “Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn
của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì
không có sơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn”.
Thế nhưng, sau đó đúng ba ngày, cũng báo chí
Việt Nam loan báo, hôm 11 tháng 5, trong chuyến thăm Trung Quốc, bà Hà Thị Khiết,
Bí thư Trung ương Đảng CSVN, tuyên bố: “Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
luôn trân trọng, dành ưu tiên cao, mong muốn và phấn đấu hết sức mình nhằm
không ngừng xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung
Quốc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả theo khuôn khổ ‘Đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện’ và ‘phương châm 16 chữ’ (láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai),
‘tinh thần 4 tốt’ (láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt)”...
Ít
ai xem bất nhất là khôn khéo.
Chưa kể bất nhất rất khó có thể tạo ra sự tin cậy,
đồng thuận, phát triển nội lực, vốn đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chủ
quyền.
|