Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-05-15
Sau
một thời gian không phát biểu với báo đài nước ngoài vì áp lực của cơ
quan an ninh, luật sư bảo vệ cho người nghèo và công lý, Lê Trần Luật,
quyết định lên tiếng trở lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) và cho biết
những cuộc gặp gỡ, thăm hỏi của các phái đoàn quốc tế với ông đều bị
chính quyền ngăn cấm, cản trở.
Photo courtesy Vietcatholic
Luật sư Lê Trần Luật
Hăm dọa gây sức ép không ngừng
Trong cuộc trao đổi với Trà
Mi, Luật sư Lê Trần Luật chia sẻ về tình trạng của ông hiện giờ
:
LS Lê Trần
Luật : Vài tháng nay họ liên tục
mời làm việc. Trung bình mỗi tuần tôi phải làm việc với họ khoảng 4-5 ngày. Thuế
thì mời về chuyện "trốn thuế". Rồi họ xúi khách hàng tố cáo để họ mời
tôi giải quyết về chuyện đơn tố cáo. Ngoài ra cơ quan an ninh mời tôi về lý do
là tôi tàng trữ những tài liệu chống nhà nước. Và họ lấy đi hết tất cả tài sản
của tôi. Hàng ngày họ cử 4-5 người đi theo, tối thì họ bắt cái võng họ cột cửa
nhà tôi lại, họ giữ trước nhà, họ không cho đi ra.
Trung bình mỗi tuần tôi phải làm việc với họ khoảng 4-5 ngày. Thuế
thì mời về chuyện "trốn thuế". Rồi họ xúi khách hàng tố cáo để họ mời
tôi giải quyết về chuyện đơn tố cáo. Ngoài ra cơ quan an ninh mời tôi về lý do
là tôi tàng trữ những tài liệu chống nhà nước.
LS Lê Trần
Luật
Trà Mi : Thưa ông, hồi nãy ông
có nói là một trong những cáo buộc mà họ đang dành cho ông là có tàng trữ những
tài liệu chống đối nhà nước, thì dựa trên những cơ sở nào họ có những lý do như
thế?
LS Lê Trần
Luật : Họ khám xét văn phòng của
tôi thì trong đó có những tài liệu mà họ cho rằng chống nhà nước, thí dụ như
Tuyên Ngôn của Khối 8406, có những tài liệu mà lúc trước tôi có photo lưu
trữ trong các vụ án như vụ án Trương Minh Đức, hoặc là vụ án của anh
Phạm Bá Hải, vân vân. Họ cho rằng đây là những tài liệu có nội dung chống nhà
nước.
Trà Mi : Cách đây không lâu thì
bẳng một thời gian ông từ chối tiếp xúc với báo đài nước ngoài thì không
biết là lý do lúc đó như thế nào ?
LS Lê Trần
Luật : Thì trong một giai đoạn
khá nhạy cảm và tôi phải đối phó nhiều mặt, thì họ cũng có nói với tôi rằng
"Anh muốn bình an thì anh không được trả lời các báo đài nước ngoài".
Họ cho rằng việc tôi trả lời trên đài, đặc biệt là Đài RFA là một đài chống
nhà nước.
Tôi bảo là chưa có một văn bản nào bảo rằng Đài RFA là đài chống nhà
nước. Các anh cấm tôi điều đó là hết sức vô lý. Mặt khác, tôi cũng thấy có nhiều
quan chức và đảng viên đảng cộng sản cũng đã trả lời trên đài này. Thế tại sao
các anh không cấm ? Thì họ im lặng.
Trà Mi : Và lý do vì sao cho tới
nay thì ông quyết định trở lại phát biểu với Đài RFA?
Thì trong một giai đoạn
khá nhạy cảm và tôi phải đối phó nhiều mặt, thì họ cũng có nói với tôi rằng
"Anh muốn bình an thì anh không được trả lời các báo đài nước ngoài
LS Lê Trần
Luật
LS Lê Trần
Luật : Bây giờ thì trong một
tình huống khác hơn. Tôi cảm thấy trong một trạng thái có thể là mình được
an toàn. Tôi biết được mục đích của họ hướng đến là gì. Họ gây sức ép và đe doạ
trong một loại tội phạm nào đó cho mình nản lòng, buông xuôi.
Mục tiêu thứ hai
là họ cô lập những người đấu tranh với nhau, không cho tạo ra một nhóm, hoặc tạo
ra một phong trào chung. Nếu tôi tiếp tục lấn tới một bước nữa có thể họ sẽ kiếm
cách nào đó bắt tôi về một tội danh nào đó.
Còn nếu tôi không lấn tới thì có thể
họ chỉ gây sức ép và gây khó khăn kinh tế buộc tôi phải đối phó hàng ngày, gây
sức ép về mặt tinh thần để tôi từ bỏ cuộc đấu tranh chung. Họ bảo nếu làm luật
sư một cách bình thường thì cứ làm bình thường chớ còn làm như thế này thì
không ổn.
Trà Mi : Họ có giải thích với
ông là theo kiểu này là nên hiểu như thế nào không ?
LS Lê Trần
Luật : Họ in toàn bộ các
bài bào chữa của tôi và họ đưa ra một quyết định trưng cầu giám định
của Sở Văn Hoá Thông Tin. Cái quyết định đó là Quyết Định số 70 rằng những bài
bào chữa của tôi là hết sức phản động, công khai đứng về phe dân chủ.
Tôi có nói với họ bây giờ kết luận tôi là công khai đứng về phe dân chủ, như vậy
là nhà nước không phải là phe dân chủ hay sao? Khi họ kết luận là tôi công khai
đứng về phe dân chủ thì mặc nhiên họ công nhận rằng nhà nước này là nhà nước độc
tài.
Mọi thủ đọan ngăn chặn gặp phái đoàn nước ngoài
Trà Mi : Thế thì những cuộc làm
việc cứ tiếp diễn xoay quanh những nội dung khác nhau nhưng mà cho tới nay thì
không có một tiến triển nào hơn hoặc là không có một kết quả cụ thể, với quyết
định nào cụ thể từ phía chính quyền, thưa ông?
LS Lê Trần
Luật : Tôi nghĩ họ chưa đi đến một
kết luận nào và họ muốn treo các sự kiện lại như là một sự đe doạ đối với tôi.
Còn tiến tới những bước dài hơn thì tôi chưa biết. Nhưng chung quy lại họ có
nói với tôi rằng "Nếu anh làm một tờ giấy cam kết không có đấu tranh nữa,
không trả lời trên báo đài nước ngoài, đặc biệt là RFA, và gặp các cơ quan lãnh
sự hoặc là các tổ chức phi chính phủ, thì mọi chuyện sẽ kết thúc và anh làm việc
bình thường".
Trước kia có những phái đoàn
ngoại giao đến thăm tôi thì vào những ngày đó họ
liên tục gây sức ép và họ sẵn sàng giấy mời tống đạt cho tôi . Nếu tôi
không thực hiện thì họ áp giải tôi về công an, miễn làm sao tôi không gặp được
những người này là được.
LS Lê Trần
Luật
Tất nhiên là tôi không đồng ý chuyện đó, bởi vì như tôi đã lập
luận rằng nếu các anh yêu cầu tôi cam kết một điều mà pháp luật cho phép
thì có nghĩa là tôi phải làm điều trái pháp luật hay sao?
Trước kia có những phái đoàn
ngoại giao hoặc các tổ chức phi chính phủ đến thăm tôi thì vào những ngày đó họ
liên tục gây sức ép và họ sẵn sàng giấy mời tống đạt cho tôi . Nếu tôi
không thực hiện thì họ áp giải tôi về công an, miễn làm sao tôi không gặp được
những người này là được.
Trà Mi : Nói như vậy trong thời
gian gần đây cũng có những phái đoàn nước ngoài quan tâm và muốn liên lạc với
ông?
LS Lê Trần
Luật : Dạ vâng. Vừa rồi có Phó Đại
Sứ Quán Thuỵ Điển cương quyết đến gặp tôi. Một hôm không gặp thì hôm sau
buổi tối lại có đến bảo rằng ngài đến trước nhà và ngài sẵn sàng chờ đợi tôi về
hoặc là gặp tôi bất kỳ lúc nào.
Trà Mi : Vâng. Và cuộc gặp đó đã
diễn ra chưa ?
LS Lê Trần
Luật : Cuộc gặp đó đã diễn ra. Nội
dung trao đổi thì họ hỏi thăm tôi về tình trạng sức khoẻ, công việc và đời sống
kinh tế của tôi. Ngoài ra, họ có nói đến vấn đề viện trợ để cải cách
tư pháp và cải cách nền pháp lý Việt Nam và họ hỏi ý kiến của tôi. Khi gặp phái
đoàn Thuỵ Điển thì ngày hôm sau cơ quan an ninh mời tất cả những người có mặt
trong buổi đó, kể cả vợ tôi, hỏi chung quanh nội dung mà tôi đã nói chuyện với
phái đoàn Thuỵ Điển như thế nào.
Họ cũng biết được là sắp tới
tôi sẽ gặp phái đoàn Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo của Mỹ. Phái đoàn có
hẹn tôi vào ngày Thứ Bảy tới sẽ đến thăm tôi. Thì tôi biết chắc rằng từ
đây sắp tới họ sẽ gây sức ép liên tục để tôi không gặp được những người
này.
Đấu tranh cho người
nghèo, cho công lý thuộc về khát vọng của tôi. Cho dù tôi không còn làm luật sư
đi nữa thì tôi vẫn cố gắng thực hiện cái chuyện mình mong muốn, xem như đó là ước
mơ trong đời của tôi
LS Lê Trần
Luật
Họ cũng động viên tôi là bây giờ anh đừng có gặp như thế vì anh gặp như thế
là không hay cho anh. Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo của Mỹ họ muốn đến gặp tôi thì tôi
nghĩ cái chuyện đó pháp luật cũng không cấm, cơ quan an ninh yêu cầu tôi như thế
là một yêu cầu trái pháp luật, tôi không chấp nhận được.
Họ có mời một số người hay đi
chung với tôi, bảo là những ngày sắp tới trong tháng này sẽ có nhiều phái
đoàn đến thăm ông Luật và yêu cầu tất cả những mối quan hệ với tôi là phải
tránh xa tôi ra.
Trà Mi : Ông có thể chia sẻ là dự
định sắp tới của ông sẽ như thế nào? Tiếp tục hành nghề luật sư hay là phải bỏ
lý tưởng tranh đấu của mình vì người nghèo, vì công lý để được những sự thoả
thuận với phía chính quyền?
LS Lê Trần
Luật : Đấu tranh cho người
nghèo, cho công lý thuộc về khát vọng của tôi. Cho dù tôi không còn làm luật sư
đi nữa thì tôi vẫn cố gắng thực hiện cái chuyện mình mong muốn, xem như đó là ước
mơ trong đời của tôi, miễn làm sao mà tôi cống hiến được năng lực, sức lực cho
công cuộc tìm kiếm công lý và sự thật trên đất nước Việt Nam.
Trà Mi : Xin chân thành cảm ơn
thời gian ông đã dành cho chúng tôi.
|