Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok
2009-05-15
Bất
chấp những vướng mắc về mặt nhân sự giữa Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí
Minh với Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc, Đại Hội Đại Biểu Luật Sư
Toàn Quốc lần thứ nhất đã được khai mạc hôm 11 tháng Năm vừa qua tại Hà
Nội.
Photo courtesy Vietnamnet
Đại Hội Đại Biểu Luật Sư Toàn Quốc lần thứ nhất
Nhiều
ý kiến cho rằng thiếu sự ủng hộ của phía Sài Gòn, là nơi có số luật sư tham gia
hành nghề đông nhất nước, tổ chức toàn quốc sẽ mất đi một phần lớn hiệu quả và
tính đại diện. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Có
thể nói, cho đến những ngày cuối cùng trước khi Đại Hội diễn ra, vẫn còn có những
vướng mắc về mặt nhân sự, trong đó Đoàn Luật Sư thành phố Hồ Chí Minh bất đồng
với Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc về danh sách ứng cử viên vào Hội Đồng.
Đây
không chỉ là vướng mắc duy nhất vào phút chót, mà còn là một trong một chuỗi
dài nhiều bất đồng, đa số liên quan đến khả năng của người sẽ đảm nhiệm vị trí
Chủ Tịch Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc, là ông Lê Thúc Anh.
Đại Hội Đại Biểu Luật Sư Toàn Quốc lần thứ nhất khai mạc
Đây
không chỉ là vướng mắc duy nhất vào phút chót, mà còn là một trong một chuỗi
dài nhiều bất đồng, đa số liên quan đến khả năng của người sẽ đảm nhiệm vị trí
Chủ Tịch Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc, là ông Lê Thúc Anh.
Trong
ngày khai mạc Đại Hội, ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước, đã đến tham dự, và
nhấn mạnh về “tính độc lập” của luật sư.
Một
thời gian ngắn trước thời điểm khai mạc Đại Hội, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, thuộc
đoàn luật sư Hà Nội, đồng thời là thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu Luật
sư lần thứ nhất, nói với Đài chúng tôi rằng cho dầu đã từng có nhiều ý kiến nói
rằng Điều Lệ của Liên Đoàn là gò ép và không phát huy được tính sáng tạo, “điều
lệ cũng đã được thảo luận rất nhiều lần, và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động cần
phải được thể hiện trong điều lệ ấy.”
Có nhiều ý kiến nói
rằng Điều Lệ của Liên Đoàn là gò ép và không phát huy được tính sáng tạo, “điều
lệ cũng đã được thảo luận rất nhiều lần, và các nguyên tắc tổ chức, hoạt động cần
phải được thể hiện trong điều lệ ấy
Luật
sư Nguyễn Trọng Tỵ cũng thừa nhận là có nhiều ý kiến đặt câu hỏi về ảnh hưởng của
các tổ chức chính trị khác lên một tổ chức xã hội nghề nghiệp cần tính độc lập
cao như tổ chức của các luật sư. Ông nói, “nhìn chung thì mọi người nhất trí
phương hướng như hiện nay.” “Thủ Tướng Chính Phủ quyết định phê chuẩn đề án
ngày 6 tháng Giêng năm 2008, và sau đó thì Hội Đồng Lâm Thời được thành lập.
Từ
đó đến nay, Hội Đồng đã tích cực trong việc chuẩn bị Đại Hội Luật Sư Toàn Quốc.
Cụ thể là soạn thảo xong điều lệ của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và 1 báo cáo
chính trị, chủ yếu nêu lên phương hướng, nhiệm vụ của thời gian tới của luật sư
Việt Nam. Đồng thời chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam bầu
chọn lãnh đạo.”
Một
luật sư khác, là ông Vũ Bá Thanh, Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư Bà Rịa – Vũng Tàu,
cũng bày tỏ hy vọng rằng “Liên Đoàn sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của các
thành viên thuộc Liên Đoàn.”
Ông
nói: “Chúng tôi mong muốn và tin rằng khi Tổ Chức Luật Sư Toàn Quốc ra đời thì
đây sẽ là tổ chức có khả năng và điều kiện tập hợp các thành viên của Liên
Đoàn, bao gồm các luật sư và đoàn luật sư.
Chúng tôi mong mỏi là sự ra đời của
Liên Đoàn sẽ là dấu ấn lịch sử trong hoạt động của luật sư Việt Nam và mang lại
luồn sinh khí cho luật sư Việt Nam trong việc phát triển nghề nghiệp. Tôi tin
là liên đoàn sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của các thành viên của Liên
Đoàn.”
Chúng tôi mong muốn và tin rằng khi Tổ Chức Luật Sư Toàn Quốc ra đời thì
đây sẽ là tổ chức có khả năng và điều kiện tập hợp các thành viên của Liên
Đoàn, bao gồm các luật sư và đoàn luật sư. Chúng tôi mong mỏi là sự ra đời của
Liên Đoàn sẽ là dấu ấn lịch sử trong hoạt động của luật sư Việt Nam
Ai là người đứng
đầu Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc?
Giới
quan sát tại Việt Nam cho biết, quá trình tiến hành đại hội Liên Đoàn Luật Sư
Toàn Quốc nhiều lần vấp phải khó khăn trong việc thông qua người đứng đầu Liên
Đoàn. Ông Lê Thúc Anh, Chủ Tịch Hội Đồng Lâm Thời Luật Sư Toàn Quốc đã từng nộp
đơn xin gia nhập Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh, nhưng bị từ chối.
Bẵng
đi một thời gian, người ta được biết ông Lê Thúc Anh đã trở thành thành viên của
Đoàn Luật Sư Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mặc
dầu nhiều ý kiến cho rằng ông Lê Thúc Anh không có hộ khẩu tại Bà Rịa – Vũng
Tàu nên không thể tham gia đoàn luật sư tại đây, ông Vũ Bá Thanh khẳng định điều
ấy không hề sai luật. “Hiện nay ông Lê Thúc Anh có hộ khẩu tại Thành Phố Hồ Chí
Minh. Nhưng theo qui định của Luật Luật Sư và các văn bản hướng dẫn, thì nơi cư
trú không hẳn là theo hộ khẩu, mà theo nơi một luật sư hành nghề.”
Hiện nay ông Lê Thúc Anh có hộ khẩu tại Thành Phố Hồ Chí
Minh. Nhưng theo qui định của Luật Luật Sư và các văn bản hướng dẫn, thì nơi cư
trú không hẳn là theo hộ khẩu, mà theo nơi một luật sư hành nghề
Cho
đến ngày 4 tháng Năm vừa qua, tức là chỉ 1 tuần trước ngày khai mạc Đại Hội,
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh đã gởi một bức thư đến Hội Đồng Lâm Thời Luật
Sư Toàn Quốc. Bức thư cho thấy phía Sài Gòn không bằng lòng về số luật sư đại
diện của đoàn này trong tổ chức mang tính toàn quốc.
Hiện
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hồ Chí Minh có số luật sư tham gia hành nghề đông nhất
Việt Nam.
Bên
cạnh đó, phía Sài Gòn cũng thông báo cho biết tất cả 7 luật sư do họ giới thiệu
ứng cử “tự nguyện rút tên khỏi danh sách ứng cử viên vào Hội Đồng Luật Sư Toàn
Quốc.”
Trong
khi đó, vẫn theo bức thư do Luật Sư Nguyễn Đăng Trừng, Chủ Nhiệm Đoàn Luật Sư
Thành Phố Hồ Chí Minh ký tên, thì phía Liên Đoàn đã tự giới thiệu 6 thành viên
của đoàn Sài Gòn mà “không thông qua Ban Chủ Nhiệm và Đại Biểu Luật Sư Đoàn Luật
Sư Thành Phố Hồ Chí Minh.”
Bức
thư đặt câu hỏi là liệu điều này có “đúng thủ tục và phù hợp với Đề Án Nhân Sự
của Đại Hội hay không.”
Nhiều
người cho rằng, thiếu sự tham gia một cách năng động của phía Sài Gòn vào tổ chức
toàn quốc, thì Liên Đoàn Luật Sư Toàn Quốc sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa đại diện
cũng như vai trò của mình trong tương lai.
|