Trà Mi, phóng viên đài RFA
2009-05-15
Buổi Kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu lần đầu tiên của Việt Nam đã kết thúc hôm 8/5.
Photo courtesy United Nations Geneva
Trụ sở Công Trường Liên Hiệp Quốc (Place des Nations) ở thành phố Geneva của Thuỵ Sĩ. Nơi Uy Ban Nhân Quyền LHQ hội họp
Những
tiến trình tiếp theo sau sự kiện này ra sao? Những thay đổi do các nước đề nghị,
nếu Việt Nam không chấp nhận thì sao? Và nếu chấp nhận mà không thi hành sẽ bị
những chế tài như thế nào?
Hội đồng nhân
quyền LHQ: mục đích trách nhiệm
Kiểm
điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu (gọi tắt là UPR) là thể thức đặc biệt của Hội
đồng nhân quyền Liên hiệp quốc nhằm xem xét thực trạng nhân quyền của tất cả
192 quốc gia thành viên trong Liên hiệp và để chia sẻ những kinh nghiệm từ những
nước tôn trọng nhân quyền trên thế giới.
Kiểm
điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu (gọi tắt là UPR) là thể thức đặc biệt của Hội
đồng nhân quyền Liên hiệp quốc nhằm xem xét thực trạng nhân quyền của tất cả
192 quốc gia thành viên trong Liên hiệp và để chia sẻ những kinh nghiệm từ những
nước tôn trọng nhân quyền trên thế giới.
Có
48 nước tham gia kiểm điểm mỗi năm. Chu kỳ kiểm điểm quy định đối với mỗi quốc
gia là cứ 4 năm một lần. Kỳ kiểm điểm đầu tiên được bắt đầu từ tháng tư năm
ngoái. Và Việt Nam tham gia kiểm điểm vào ngày 8/5 năm nay, tức là rơi vào kỳ
thứ 5.
UPR
được thành lập sau khi Hội đồng nhân quyền ra đời vào ngày 15/3/2006. Một năm
sau, các thành viên trong Hội đồng nhất trí kế hoạch xây dựng tổ chức, và một
trong những yếu tố chính trong kế hoạch này là thành lập cơ chế UPR.
Để
hoàn thành mục tiêu đề ra là nhắc nhở, ủng hộ, bảo vệ nhân quyền toàn cầu, UPR,
ngoài nhiệm vụ đánh giá tình hình và nêu lên các vi phạm nếu có, còn cung cấp sự
hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao khả năng phát huy nhân quyền của các nước.
Để
hoàn thành mục tiêu đề ra là nhắc nhở, ủng hộ, bảo vệ nhân quyền toàn cầu, UPR,
ngoài nhiệm vụ đánh giá tình hình và nêu lên các vi phạm nếu có, còn cung cấp sự
hỗ trợ kỹ thuật giúp nâng cao khả năng phát huy nhân quyền của các nước
Phương thức kiểm
điểm
Các
buổi kiểm điểm được tiến hành bởi Nhóm làm việc UPR, gồm 47 quốc gia trong Hội
đồng nhân quyền. Tuy nhiên, bất kỳ nước nào là thành viên trong Liên hiệp quốc
cũng có thể tham gia thảo luận, nêu ý kiến, và đề nghị với nước phải kiểm điểm.
Mỗi
nước kiểm điểm đựơc trợ giúp trong công tác soạn thảo báo cáo bởi nhóm 3 quốc
gia theo sự lựa chọn ngẫu nhiên. Trong trường hợp của Việt Nam, 3 nước hỗ trợ
đó là Nhật, Canada, và Burkina Faso.
Buổi
kiểm điểm dựa trên cơ sở báo cáo của chính quốc gia kiểm điểm, những tài liệu của
các nhóm và chuyên gia hoạt động nhân quyền độc lập, các cơ quan của Liên hiệp
quốc, và tổ chức phi chính phủ cũng như các cơ quan nhân quyền của các nước.
Mỗi
nước kiểm điểm đựơc trợ giúp trong công tác soạn thảo báo cáo bởi nhóm 3 quốc
gia theo sự lựa chọn ngẫu nhiên. Trong trường hợp của Việt Nam, 3 nước hỗ trợ
đó là Nhật, Canada, và Burkina Faso.
UPR
sẽ đánh giá mức độ tôn trọng nhân quyền của các nước theo tiêu chuẩn của Hiến
chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn nhân quyền toàn cầu, các văn bản hiệp ước về
nhân quyền mà quốc gia đó tham gia, các cam kết tự nguyện của quốc gia đó và luật
nhân quyền quốc tế hiện hành.
Sau
buổi kiểm điểm hôm 8/5, Việt Nam đã cùng 3 quốc gia hỗ trợ là Nhật, Canada, và
Burkina Faso soạn thảo một bản báo cáo chung cuộc, tóm tắt nội dung chính đã thảo
luận. Trong
đó bao gồm cả những thắc mắc, bình luận, và đề nghị của các nước đối với tình
hình nhân quyền Việt Nam, cũng như hồi đáp của Việt Nam đưa ra. Ngày 12/5, bản
báo cáo chung cuộc này đã được thông qua.
Bà
Mariana Lebovitch, đại diện phái đoàn Pháp tham dự buổi này, phát biểu với
chúng tôi:
“Chúng
tôi rất ngạc nhiên rằng báo cáo chung cuộc vẫn đựơc thông qua. Vì sau khi Chủ tịch
của Hội đồng nhân quyền thông báo là văn bản này có thể không đựơc chuyển dịch
sang 6 thứ tiếng chính thức của Liên hiệp quốc như thông lệ, với lý do nội dung
văn bản dài hơn quy định, vài phái đoàn đại diện các nước trong đó có Pháp đã
bày tỏ quan ngại trước việc này.
Chúng
tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao ông Chủ tịch vẫn quýêt định thông qua báo cáo
chung cuộc của Việt Nam mà không ít nhất là tổ chức 1 cuộc họp để tìm giải pháp
cho yêu cầu của chúng tôi. Đại diện của Cuba phát biểu rằng dù gì đi nữa cũng
phải thông qua, trong khi nhiều đại diện các nước khác muốn phát biểu nhưng
không được phép vì đã quá giờ, và ông chủ tịch đã quyết định thông qua.
Ông
nói rằng ông không thể dành quyền ưu tiên cho nước nào phát biểu cả, nhưng dĩ
nhiên là ông ta có thể làm điều này.”
Sau
buổi kiểm điểm hôm 8/5, Việt Nam đã cùng 3 quốc gia hỗ trợ là Nhật, Canada, và
Burkina Faso soạn thảo một bản báo cáo chung cuộc, tóm tắt nội dung chính đã thảo
luận. Trong
đó bao gồm cả những thắc mắc, bình luận, và đề nghị của các nước đối với tình
hình nhân quyền Việt Nam
Giải đáp tại buổi
họp khoáng đại của Hội đồng nhân quyền
Theo
quy định, đối với những đề nghị từ các quốc gia, nước kiểm điểm có quyền chấp
nhận hay từ chối, sơ khởi từ buổi thông qua báo cáo chung cuộc, và chính thức
là tại kỳ họp khoáng đại của Hội đồng nhân quyền.
Đối
với Việt Nam, kỳ họp này sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Tại đây, Việt Nam sẽ
chính thức trả lời những thắc mắc các nước nêu ra mà chưa đựơc giải đáp đúng mức
trong buổi kiểm điểm, đồng thời hồi đáp những đề nghị của quốc tế yêu cầu Việt
Nam cải thiện nhân quyền.
Lúc
đó, các nước thành viên Liên hiệp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan
hoạt động nhân quyền cũng sẽ được tạo điều kiện để phát biểu ý kíên hoặc bình
luận về kết quả buổi kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam.
Vì
vậy, ngay lúc này, chúng tôi liên lạc với đại diện nhiều nước tham gia để hỏi
thăm ý kiến cũng như bình luận của họ về kết quả kiểm điểm nhân quyền của Việt
Nam, nhưng hầu hết đều không muốn phát biểu cho tới khi được nghe phản hồi
chính thức của Việt Nam vào tháng 9. Ngay chính Chủ tịch Ủy ban thông tin UPR,
ông Roland Chauville, cũng từ chối đưa ra lời bình luận:
“Chúng
tôi không bình luận về các buổi kiểm điểm nhân quyền của các nước. Các nước
thành viên Liên hiệp quốc sẽ đưa ra bình luận chính thức về kết quả kiểm điểm
nhân quyền của Việt Nam vào tháng 9 tới đây tại Hội đồng nhân quyền.
Báo
cáo kết quả kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam sẽ được dành 1 giờ đồng hồ, các
quốc gia thành viên cũng như các tổ chức nhân quyền sẽ có 20 phút để phát biểu
ý kiến.”
Đối
với Việt Nam, kỳ họp này sẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay. Tại đây, Việt Nam sẽ
chính thức trả lời những thắc mắc các nước nêu ra mà chưa đựơc giải đáp đúng mức
trong buổi kiểm điểm, đồng thời hồi đáp những đề nghị của quốc tế yêu cầu Việt
Nam cải thiện nhân quyền.
Phản ứng sơ khởi
của Việt Nam
Sơ
khởi, Việt Nam đã phủ nhận những đề nghị của quốc tế về các mặt như cải thiện
luật pháp, tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí, tự do tôn giáo,
cho thành lập tổ chức nhân quyền độc lập, và cho phép đặc phái viên quốc tế vào
Việt Nam giám sát nhân quyền.v..v.. Hà Nội nói rằng những cáo buộc và đề nghị
này là vô căn cứ, thíêu thiện chí với Việt Nam.
Ngoài
ra, Hà Nội cũng phớt lờ một số chất vấn trong buổi kiểm điểm mà chỉ đơn thuần đọc
những văn bản soạn sẵn. Những điều này đã khiến công luận quan tâm bất bình.
Nếu
Việt Nam khước từ các cải thiện nhân quyền do quốc tế đề nghị, chuyện gì sẽ xảy
ra? Chúng tôi đặt câu hỏi này với Chủ tịch Ủy ban thông tin UPR. Ông trả lời:
Quốc gia kiểm điểm có quyền chấp nhận hay phủ nhận những đề
nghị và quan tâm của các nước khác. Không có sự ràng buộc bắt buộc nào cả.
“Không
có gì xảy ra cả, vì quốc gia kiểm điểm có quyền chấp nhận hay phủ nhận những đề
nghị và quan tâm của các nước khác. Không có sự ràng buộc bắt buộc nào cả.
Trong
trường hợp quốc gia đó chấp nhận các đề nghị, họ phải thực thi cải thiện. 4 năm
sau đến lần kiểm điểm thứ hai mà không chứng minh đã thực thi cải tổ, nghĩa là
quốc gia đó không hợp tác với quy tắc làm việc của UPR, thì Hội đồng nhân quyền
có thể sẽ có những biện pháp.
Tuy
nhiên tới thời điểm này, chưa biết những biện pháp đó cụ thể sẽ như thế nào. Vì
cơ chế UPR mới thành lập 1 năm vẫn còn khá mới mẻ, nên chúng tôi chưa biết chắc
các biện pháp sẽ áp dụng ra sao.
Theo
Ủy ban bảo vệ quyền làm người, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở tại
Pháp, thì cơ chế UPR có thể hữu hiệu với các nước đã có tíên trình dân chủ, còn
đối với những nước chưa có dân chủ như Việt Nam, thì có lẽ không có tác dụng vì
họ luôn phủ nhận những tố cáo về vi phạm nhân quyền.
Trong văn bản chính của cơ chế UPR, chưa có phần
quy định các biện pháp ngăn ngừa việc các quốc gia không thực thi cải tổ. Chỉ
có 2 dòng nói rằng Hội đồng nhân quyền sẽ có biện pháp đối với những quốc gia
không hợp tác.
Như
vậy quy định còn quá chung chung. Tôi phỏng đoán có thể Hội đồng nhân quyền sẽ
ra nghị quyết hay cử một đặc sứ giám sát tình hình nhân quyền đối với nước đó
chẳng hạn, nhưng đây còn là giả thiết.”
Vậy
Liên hiệp quốc có những biện pháp chế tài nào để bảo đảm những quan tâm nhân
quyền phải được thực thi chứ không đơn giản là bị bác bỏ, bị phủ nhận? Chủ tịch
Ủy ban thông tin UPR, Roland Chauville, phát biểu:
“Các
quốc gia kiểm điểm đựơc tự do lựa chọn chấp nhận hay phủ nhận những đề nghị.
Không có gì áp đặt lên họ cả. Chỉ có một cách là các tổ chức hoạt động nhân quyền
phi chính phủ có thể vận động quốc gia đó chấp nhận hay khước từ khuyến nghị.
Liên hiệp quốc không thể can thiệp gì hơn về việc này.”
Theo
Ủy ban bảo vệ quyền làm người, một tổ chức hoạt động nhân quyền có trụ sở tại
Pháp, thì cơ chế UPR có thể hữu hiệu với các nước đã có tíên trình dân chủ, còn
đối với những nước chưa có dân chủ như Việt Nam, thì có lẽ không có tác dụng vì
họ luôn phủ nhận những tố cáo về vi phạm nhân quyền.
|