Trong
khi mối quan hệ mà giới lãnh đạo VN dành cho TQ tiếp tục nồng thắm, và
Bắc Kinh luôn quảng bá lập trường gọi là hòa bình của họ trong khu vực,
thì hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy xứ đàn anh phương Bắc của
VN, đặc biệt là lãnh vực hải quân, tiếp tục đà “bành trướng” khiến gây
bất an cho Hà Nội.
RFA
Giao
diện của website Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Tuy
thuộc quyền quản lý điều hành của chính phủ Việt Nam nhưng chỉ giới
thiệu quan điểm Trung Quốc về tất cả các vấn đề.
Thanh
Quang tìm hiểu về nguy cơ này và trình bày hầu quý vị qua bài viết sau đây.
Chính
phủ VN cam kết duy trì quan hệ bình thường
Ngay
trước khi chính thức viếng thăm Đặc Khu Hành Chánh Hồng Kông hồi tháng rồi, Thủ
tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho biết những thỏa thuận gần đây giữa VN và TQ
về biên giới trên bộ và ở khu vực Vịnh Bắc Bộ chứng tỏ rằng những vấn đề còn tồn
đọng giữa 2 nước có thể được giải quyết trên tinh thần đồng chí anh em, qua
thương thuyết hữu nghị và hai bên cùng có lợi.
Thủ
tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho biết những thỏa thuận gần đây giữa VN và TQ
về biên giới trên bộ và ở khu vực Vịnh Bắc Bộ chứng tỏ rằng những vấn đề còn tồn
đọng giữa 2 nước có thể được giải quyết trên tinh thần đồng chí anh em, qua
thương thuyết hữu nghị và hai bên cùng có lợi.
Và
hồi tháng này, khi phản ứng của người dân Việt trước hành động TQ lấn lướt lãnh
thổ và lãnh hải của VN tiếp tục gia tăng, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành
một tuần viếng thăm Hoa Lục, ra sức thuyết phục thương giới Phương Bắc đầu tư
vào VN, cũng như cam kết Hà Nội sẽ dành mọi dễ dãi cho các công ty TQ hoạt động
tại VN.
Những
đề nghị như vậy của lãnh đạo VN hẳn đáp ứng nguyện vọng của TQ, khi Bắc Kinh
đang nỗ lực ráo riết mở rộng ảnh hưởng trước mắt về thương mại, chính trị tại
vùng ĐNÁ, qua đó, dồn dập đầu tư vào VN với những dự án lớn như xây dựng cơ sở
hạ tầng, nhà máy điện, hoạt động hầm mỏ, nhất là dự án khai thác bauxite Tây
Nguyên.
Nhưng,
theo tạp chí Time số ra cách nay không lâu với bài tựa đề “Tại VN, nỗi sợ mới về
sự ‘xâm lăng’ của TQ”, thì hoạt động đầu tư dồn dập kiểu “xâm lấn hữu nghị” này
của TQ khiến gây bất an cho người dân Việt vốn đã từng chiến đấu chống quân
phương Bắc hơn một ngàn năm; và gần đây nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung
hồi năm 1979.
Và
không dám công khai chỉ trích TQ
Theo
tạp chí The Economist số ra đầu tháng này, thì cho dù thế nào đi nữa, chính phủ
VN rất sợ việc công khai chỉ trích TQ. Tờ báo trích dẫn những trường hợp cụ thể,
như mới đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã ra lệnh đình bản báo Du Lịch trong 3 tháng
vì cơ sở này đã dám đi ngược lại chỉ đạo nhà nước bằng cách cho đăng tin gọi là
nhậy cảm – những bài liên quan vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, đề cao lòng yêu nước
của người dân Việt trước hành động xâm lấn của Bắc Kinh…
Mới
đây, khi lên tiếng trấn an các nhà khoa học tại một hội nghị liên quan vấn đề
bauxite Tây Nguyên, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói rằng VN sẽ không theo đuổi
kế hoạch khai thác bauxite ‘bằng mọi giá”. Nhưng tờ The Economist nhận xét rằng
thực tế cho thấy là trong lúc khó khăn kinh tế, phía van xin – là VN – không thể
có nhiều lựa chọn.
Tâm
huyết người dân Việt
Trong
khi những người dân Việt có tâm huyết với đất nước lo ngại dân phương Bắc một
ngày nào đó sẽ thực sự thống lĩnh khu vực chiến lược Tây Nguyên qua “chủ trương
lớn” của đảng và nhà nước VN, thì các nhà ngoại giao và chuyên gia quân sự tin
rằng VN không khỏi ngày càng bất an trước hành động Hoa Lục tiếp tục bành trướng
hải quân trong khu vực – một diễn biến mà báo South China Morning Post cho là
khiến Hà Nội đành phải cải thiện quan hệ quân sự với xứ cựu thù Hoa Kỳ, và những
cường quốc trong vùng.
Theo
giáo sư Brantly Womack chuyên về ngoại vụ thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ, thì
trong khi chính phủ VN cam kết duy trì mối quan hệ bình thường với TQ, nhưng
không ai ở VN có thể ngủ mà không “để mắt” canh chừng Hoa Lục.
GS
Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, nhận xét:
“TQ
luôn luôn là bá quyền từ mấy ngàn năm nay. Việc họ tỏ thái độ quyết liệt hay có
khi mềm dẻo, đó là kiểu tầm ăn rỗi của Hoa lục trong những năm gần đây. Đây là
thói quen tự cổ chí kim của TQ. Điều này chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên.
Việc TQ phát triển quân sự và hạm đội, thì việc này họ đã làm bao nhiêu năm nay
rồi. Đặc biệt là họ dùng hình thức biện pháp mạnh để đe dọa, để khai thác tài
nguyên thiên nhiên ở vùng biển, hay dùng áp lực mạnh để kết thúc nhanh việc đặt
mốc biên giới với VN, đấy là những hình thức áp lực của phương Bắc”.
Chuyên
gia Ken Lieberthal thuộc Viện Brookings, Hoa Kỳ nhận định rằng trong tương lai,
rắc rối thực sự giữa VN và TQ có thể phát xuất từ vấn đề tranh chấp lãnh hải ở
biển Đông, khi Bắc Kinh nhất mực cho rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
thuộc chủ quyền Hoa Lục. Và họ tự ấn định lãnh hải qua “Đường Lưỡi Bò” bao trùm
phần lớn biển Đông.
Ông
Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu trong nước về những chứng cứ mà TQ sử dụng để
đòi “chủ quyền” biển Đông, lập luận rằng:
“Học giới Trung Quốc bẻ cong sự thật để nói rằng họ có chủ
quyền. Tôi nghiên cứu nhiều thì thấy có ba vấn đề. Thứ nhất là chính sử Trung
Quốc, tức là những gì được ban hành bởi các chế độ cầm quyền trong lịch sử thì
họ hoàn toàn không ghi nhận việc cai quản hoặc khai thác hai quần đảo đó. Thứ
hai, các địa đồ cổ của Trung Quốc cho thấy địa hạt hành chính của họ không qua
khỏi đảo Hải Nam. Trường hợp thứ ba là những ghi chép của các nhà hàng hải về
những gì họ thấy khi đi đường. Trung Quốc chuyên dùng những cứ liệu đó để nói rằng
họ đã phát hiện sớm nhưng những phát hiện đó không mang tính khai phá nghĩa là
đặt quyền quản lý cho nhà nước ở những nơi đó.”
Học giới Trung Quốc bẻ cong sự thật để nói rằng họ có chủ quyền.
Nhà
nghiên cứu Phạm Hoàng Quân
Theo
giáo sư Brantly Womack chuyên về ngoại vụ thuộc Đại học Virginia, Hoa Kỳ, thì
trong khi chính phủ VN cam kết duy trì mối quan hệ bình thường với TQ, nhưng
không ai ở VN có thể ngủ mà không “để mắt” canh chừng Hoa Lục.
Vào
khi VN đã chính thức đặt mua 6 tàu ngầm loại tấn công của Nga, trị giá 1,8 tỷ
đô-la, các chuyên gia về chính sách đối ngoại lưu ý rằng bản sắc dân tộc VN tiềm
tàng tinh thần chống lại sự bành trướng của phương Bắc, và thỏa thuận về số tàu
ngầm vừa nói là dấu hiệu mới nhất cho thấy đất nước gồm 87 triệu dân VN thực sự
lo ngại về sự tái diễn của hành động bành trướng cố hữu này.