Thứ Tư, 2024-09-11, 4:15 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 17 » Ý kiến khác biệt về hiện trạng kinh tế
10:44 AM
Ý kiến khác biệt về hiện trạng kinh tế
2009-05-16

Ngày 13/5 các báo mạng trong nước đều đưa tin: Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương công bố báo cáo kinh tế hàng năm, dự báo ba kịch bản có thể xảy ra cho nền kinh tế Việt Nam 2009 với ba sắc thái: lạc quan, bình thường và bi quan.

AFP Photo/Hoàng Đình Nam

Trong khi suy thoái kinh tế thế giới chưa chạm đáy, các chuyên gia nhà nước vẫn phác họa bức tranh kinh tế VN tốt hơn hẳn các nước trong khu vực cũng như thế giới.

Trong khi suy thoái kinh tế thế giới chưa chạm đáy, nhưng các chuyên gia Nhà nước vẫn phác họa bức tranh kinh tế VN tốt hơn hẳn các nước trong khu vực cũng như thế giới, tổng thu nhập quốc dân nội địa GDP sẽ vẫn đạt tăng trưởng trong cả ba kịch bản.

Vietnam Net trích báo cáo cho rằng, kinh tế năm nay ở mức lạc quan, tăng trưởng GDP cao nhất sẽ đạt 5,56% và lạm phát 8,9%. Theo hướng bi quan, GDP sẽ chỉ đạt 3,39% và lạm phát sẽ là 8,2%. Theo hướng cơ bản, tăng trưởng GDP sẽ đạt 4,69% và lạm phát 9,4%.

Lạc quan quá mức

Vietnam Net trích lời TS Đinh Văn Ân Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương nhận định rằng, có thể hy vọng là suy thoái kinh tế Việt Nam đã đến đáy và đã đến lúc VN có thể đi ra, duy trì sự phát triển cho quí sau tốt hơn quí trước. Việt Nam có thể đi ra khỏi khủng hoảng sớm hơn các nền kinh tế mạnh trên thế giới.

Tình hình kinh tế của VN phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của Mỹ, của EU, của Nhật Bản và các nước khác, bởi vì VN phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Tôi nghĩ tình hình của thế giới mà chưa phục hồi được, thì kinh tế VN cũng còn rất nhiều khó khăn.

TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển

Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển một tổ chức độc lập ở Hà Nội có nhận định khác về vấn đề vừa nói:

“Tình hình kinh tế của VN phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của Mỹ, của EU, của Nhật Bản và các nước khác, bởi vì VN phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Tôi nghĩ tình hình của thế giới mà chưa phục hồi được, thì kinh tế VN cũng còn rất nhiều khó khăn. Tuy là bản thân nền kinh tế VN có một sức đề kháng nào đó, mà chủ yếu là do số người rất đông vẫn còn ở nông thôn, tỷ lệ đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân của nông nghiệp vẫn còn ở mức cao. Hoạt động nông nghiệp trong thời gian vừa qua rất may là được mùa, thời tiết cũng thuận lợi. Cái đó cũng làm cho tình hình dịu đi một chút, nhưng mà đánh giá đã phục hồi đã qua khó khăn thì tôi nghĩ điều đó là hơi lạc quan quá mức.”

Trở lại dự báo kinh tế VN 2009 qua ba kịch bản của Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, TS Viện trưởng Đinh Văn Ân đưa ra phân tích của mình trên Vietnam Net. Ông cho rằng, không như các giai đoạn trước, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này là khủng hoảng về cơ cấu và thể chế kinh tế. Để xác định lại cơ cấu và thể chế đó, các nền kinh tế thế giới cần ít nhất 10 năm. Ông Ân cho rằng những giải pháp các nước thực hiện chỉ là trước mắt, hạn chế các tác động xấu. Nền kinh tế Mỹ và châu Âu bị tác động nặng nề nhất sẽ phải mất nhiều thời gian để phục hồi.

Vẫn theo lời TS Đinh Văn Ân trên Vietnam Net, đối với Việt nam, tác động của khủng hoảng là tác động với nền kinh tế thực, do thị trường thu hẹp chứ không phải là khủng hoảng về thể chế kinh tế. TS Ân nhấn mạnh rằng, Việt nam có đặc thù riêng là một nền kinh tế đang chuyển đổi nên nhu cầu về đầu tư lớn, thị trường của Việt Nam vẫn rộng mở. Đặc biệt, khả năng thanh toán của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn các con số thống kê chính thức. TS Ân nhận định, đây là điểm khác biệt với các nước khác khi công bố về thu nhập, tiền lương, việc làm thường sát thực tế hơn.

Nói một cách cụ thể, riêng tôi cho rằng phải triệt để cải tổ lại khu vực kinh tế nhà nước.Không thể để cho một khu vực tiêu tốn nguồn lực quốc gia rất lớn nhưng lại tạo ra những hiệu quả thấp.

TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển

Tuy nhiên, theo Vietnam Net, một giới chức khác của Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương, TS Nguyễn Đình Cung Trưởng ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô đã xác định tiêu chí để đánh giá nền kinh tế phục hồi. TS Cung cho rằng, đó là khi GDP tăng trưởng đi lên chứ không đi ngang như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi, việc làm và thu nhập tăng lên.

Khủng hoảng kinh tế VN sẽ lâu hơn 

Trong cả ba kịch bản bi quan, bình thường và lạc quan về dự báo kinh tế Việt Nam 2009, người ta thấy rằng dù ở bất cứ sắc thái nào thì VN vẫn có tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân nội địa, chỉ có ít hay nhiều mà thôi. Tuy vậy một chuyên gia tầm cỡ khác, nguyên Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Trần Xuân Giá lại có cách nhìn hoàn toàn khác. Trả lời Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bản điện tử ngày 14/5, ông Trần Xuân Giá nói rằng, khủng hoảng kinh tế thế giới

có thể đến Việt Nam muộn hơn một chút và nhiều khả năng sẽ ở lại lâu hơn. Ông tiếp lời rằng, một số nước châu Á vừa tuyên bố, nền kinh tế của họ sẽ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ít nhất là trong 3 tới 4 năm. vì thế ông Giá cho rằng, thời gian khó khăn của nền kinh tế VN cũng không thể kém những con số của các nước đó. Thậm chí, nếu không cẩn thận, có thể giai đoạn khó khăn với Việt Nam còn dài hơn.

Ông Trần Xuân Giá nói với Thời Báo Kinh Tế VN rằng, gần đây nhiều chuyên gia nước ngoài cho là, Việt Nam cần phải có đổi mới lần thứ hai. Ông Giá không đồng ý như vậy, theo ông đổi mới là một quá trình liên tục, nếu lúc nào Việt Nam dừng đổi mới, thỏa mãn với những gì đã có thì sẽ rất nguy hại. Ông Trần Xuân Giá nhấn mạnh rằng, vấn đề tái cơ cấu luôn cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm và chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.

Một chuyên gia ngoài chính phủ, TS Nguyễn Quang A Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển ở Hà Nội từng đưa ra nhận định với chúng tôi về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế:

“Tôi nghĩ nên bắt đầu từ tư duy của chính những người hoạch định chính sách. Tái cơ cấu nền kinh tế thì phải nhìn nhận lại là nền kinh tế VN nên phát huy ở thế mạnh nào và nên hạn chế những điểm yếu nào và tạo ra những chính sách để thúc đẩy thế mạnh ấy nó phát triển lên, hạn chế bớt những mặt yếu.

Nói một cách cụ thể, riêng tôi cho rằng phải triệt để cải tổ lại khu vực kinh tế nhà nước.Không thể để cho một khu vực tiêu tốn nguồn lực quốc gia rất lớn nhưng lại tạo ra những hiệu quả thấp”.

Trở lại bài ‘Khủng hoảng đến muộn, nhưng có thể ở lại lâu hơn’ trên Thời Báo Kinh Tế VN ngày 14/5/2009. cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá ví von, một chiếc áo ngày hôm qua có thể rất vừa với bạn, nhưng nếu ngày mai bạn tăng cân lên hay giảm đi một tý thì chắc chắn chiếc áo ấy sẽ không còn phù hợp. Do đó theo ông Giá, nếu nói rằng, Việt Nam nhân tiện khủng hoảng kinh tế để tiến hành đổi mới thì cũng không đúng. Khủng hoảng chỉ là dấu hiệu cho thấy, chiếc áo đã không còn thích hợp nữa. Đến một lúc nào đấy, Hoạt động kinh tế tự nó vượt qua giới hạn đó, để bắt đầu một quá trình mới với những hoạt động mới. Cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá nhấn mạnh rằng, tất nhiên đổi mới hay cải tổ cần phải có thời gian, có cả một quá trình với nhiều cân nhắc kỹ lưỡng, không thể nóng vội được. Ông Giá khuyến cáo, khủng hoảng luôn luôn nổ ra từ vĩ mô, bắt đầu từ vĩ mô. Chứ không thể từ đâu khác.

Thời Báo Kinh Tế VN nêu câu hỏi, thông điệp mà mọi người VN cần nhất trong bối cảnh hiện nay là gì, ông Trần Xuân Giá trả lời rằng, phải nhìn thật rõ và nói trung thực những gì mình đang có, cái được và cái chưa được, đồng thời có những chính sách nhanh, kịp thời kết hợp với tổ chức thực hiện nhanh chóng, quyết liệt.

Thưa quí thính giả, như vậy ngoài ba kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam 2009 do Viện Quản Lý Kinh Tế Trung Ương công bố, chúng tôi cho là còn kịch bản thứ Tư mà cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá vừa đề cập, đó là ‘Khủng hoảng đến muộn, nhưng có thể ở lại lâu hơn’.

Category: Kinh tế | Views: 1052 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0