Thứ Sáu, 2024-12-27, 8:03 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 17 » Dựng lại Gia Tài Của Mẹ
11:02 AM
Dựng lại Gia Tài Của Mẹ

VietCatholic News (16 May 2009 04:46)
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ một lũ bội tình.


Trong vô vàn vô số những người trí thức, tài giỏi, có nhân cách đáng quý, sống tại VNCH trước đây nhưng lại quá ngây thơ nên bị CSVN đánh lừa bằng chiêu bài độc lập dân tộc và bình đẳng xã hội có nhạc sỹ thiên tài Trịnh Công Sơn. Ông là một món quà vô cùng quý giá mà bỗng dưng CSVN được hưởng cũng như nữ tài tử lừng danh Jane Fonda, người đã từng tuyên bố tại trường đại học tiểu bang Michigan (Michigan State University) vào năm 1970: Tôi nghĩ rằng nếu quý vị hiểu được chủ nghĩa cộng sản, quý vị sẽ quỳ gối xuống cầu nguyện để một ngày kia quý vị cũng sẽ trở thành những người cộng sản.

Không những thế, vào năm 1972 khi CSVN lâm vào giai đoạn khó khăn nhất, tưởng chừng như sắp phải đầu hàng đến nơi, Jane lại tới Hà Nội và ngồi vào một ổ súng phòng không của bộ đội Bắc Việt để tuyên truyền không công, đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ lên tới đỉnh điểm khiến cho chính phủ Mỹ phải tìm cách rút khỏi VN. Năm 1988 Jane tuyên bố sẽ phải mãi mãi mang theo cho tới khi xuống mồ sự ân hận ray rứt về việc làm nhẹ dạ và ngu xuẩn đó. Dù CSVN có mời chào cách mấy Jane Fonda không bao giờ dám quay lại VN thêm một lần thứ hai sau khi chứng kiến những thảm cảnh mà những người CS chiến thắng đã gây ra cho dân tộc VN.

Trịnh Công Sơn thuộc hàng ngũ những người ăn cơm quốc gia thờ ma CS. Trong lúc Miền Nam Tự Do oằn mình chống trả sự xâm lăng hung tợn của Cộng sản Bắc Việt ông vẫn ung dung tự do sáng tác những ca khúc làm nản chỉ cuộc chiến đấu vì chính nghĩa như Tình ca người mất trí.

Tôi có người yêu chết trận Plei-me
Tôi có người yêu ở chiến khu D
Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà Nội
Chết vội vàng dọc theo biên giới.
Tôi có người yêu chết trận Chu-prong
Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng mình cháy như than.


Oái ăm thay những con người ngây thơ đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng cho CS không thể ngờ được cách những người CS chiến thắng ngạo mạn đã đối xử với họ: thẳng tay vắt chanh bỏ vỏ. Trịnh Công Sơn đã phải về Huế ẩn mình một năm (1975-1976). Ông rất sợ hãi khi thấy những khẩu hiệu và những cuộc mít-tinh đấu tố ông trên đường phố. Chỉ nhờ sự can thiệp trực tiếp của ông Võ Văn Kiệt TCS mới về lại được Sài-Gòn để viết thêm một số ca khúc như Em ở nông trường em ra biên giới (1981), tuyên truyền cho những mảnh đời đầy đọa thanh niên xung phong, thực chất chỉ là dân công tải đạn trong cuộc chiến tại Kampuchia (1979-1989) và một dạng lao động nô lệ:

Xa nông trường ra biên giới
Có đôi khi đi không trở lại
Nhưng trong lòng nghe tiếng nói
Những gian nan sẽ đo lòng người
Từ biên giới xa chốn em sương mù
Rừng sâu tìm những lối mòn qua
Từng khi nắng mưa lán đêm nằm nhớ
Màu đất trời quen quá chốn quê nhà.


Một điểm son của Trịnh Công Sơn là ông không hề viết một ca khúc nào tôn vinh Hồ Chí Minh theo cách vô cùng trơ trẽn lố bịch, tự biến mình thành nhỏ nhoi ti tiện như một bụi đất của một thụ tạo đứng trước đấng tạo hóa vĩ đại trong bài Dấu chân phía trước của Phạm Minh Tuấn:

Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tầu đi xa
Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã lên tầu đi xa
Để tôi - được là Việt Nam
Cho tôi có cả cuộc đời, cho tôi có cả cuộc đời.


Họa sỹ Trịnh Cung, người bạn thân thiết nhất của Trịnh Công Sơn, cho biết sau năm 1975 rượu, thuốc lá, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp nhấn chìm TCS được nguỵ danh dưới khẩu hiệu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” (http://damau.org/archives/5055).

Tai hại nhất là TCS lại muốn vào đảng CS. Điều này sẽ làm tiêu tan danh tiếng và sự nghiệp âm nhạc của ông. Ngay chính những người CS cũng chẳng dại gì mà kết nạp ông vào cái đảng mafia đó vì họ muốn giữ lại lòng ngưỡng mộ của quần chúng dành cho ông.

Trịnh Cung cũng cho biết TCS bị CSVN ghét cay ghét đắng vì bản nhạc Gia tài của mẹ (1965) vì ông gọi cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến giữa miền Bắc CS và miền Nam Tự Do, trong khi CSVN nhất mực khăng khăng đó là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Chiến thắng của CS là chiến thắng Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và hùng mạnh nhất thế giới, mới tôn vinh được thiên tài đỉnh cao trí tuệ loài người của đảng ta.

Nhưng hiện nay đứng trước nguy cơ CSVN phản bội dân tộc, bấu víu vào Tầu cộng để vơ vét thêm được ngày nào hay ngày ấy trước khi bỏ chạy, dẫn tới nguy cơ mất nước, đứng trước thảm cảnh văn hóa gian dối lai căng mất gốc, kích động hận thù giai cấp mà CS gây nên cho dân tộc, và khi đảng mafia CSVN đã hiện nguyên hình là một lũ bội tình, vong ơn bội nghĩa với toàn dân và với tổ tiên, thì Gia Tài Của Mẹ của Trịnh Công Sơn lại mang một ý nghĩa thời sự mới, một lời hiệu triệu Diên Hồng, một dạng Bình Ngô Đại Cáo, lên án bọn Việt-Tầu Cộng, để chúng ta, con dân Đất Việt có thể bỏ qua những dị biệt nhỏ bé cùng chung sức dựng lại Gia Tài Của Mẹ Việt Nam.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ một bọn lai căng
Gia tài của mẹ một lũ bội tình.

Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha quên hận thù.
Trần Doãn
Category: Chính trị | Views: 662 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0