BBC
Trang web gây tranh cãi đã không thể truy cập được
Lãnh đạo Bộ Công thương thừa nhận với báo chí trong nước rằng
đã có lỗ hổng trong quản lý thông tin khi trang mạng xúc tiến
thương mại Việt-Trung bị sử dụng để đăng thông tin nhạy cảm và
'sai lệch' về chủ quyền lãnh thổ.
Thứ
trưởng thường trực Bộ Công thương Bùi Xuân Khu nói với báo Tuổi
Trẻ rằng "Bộ Công thương VN đã không sâu sát, quản lý kém thông tin
đưa lên trang web hợp tác giữa hai bên".
Ông
Khu cho hay bộ này đang yêu cầu Cục Thương mại điện tử và công
nghệ thông tin, cơ quan chủ quản website www.vietnamchina.gov.vn,
giải trình và kiểm điểm trách nhiệm khi xảy ra sai sót.
Ông cũng nói "có thể đề nghị ngừng hợp tác tại website trên".
Sáng
Chủ nhật 17/05 website www.vietnamchina.gov.vn đã không thể truy
cập được. Khi vào địa chỉ của website này, người truy cập
nhận thông báo tên vùng không tồn tại.
Trang
web gây tranh cãi mấy ngày nay được thành lập năm 2006 với mục
đích khuyến khích giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc và là
công trình hợp tác giữa bộ thương mại hai bên.
Cho
tới một hôm trước, trang web này còn đăng bằng tiếng Việt
nhiều bản tin khẳng định quan điểm của Trung Quốc về chủ
quyền lãnh thổ của nước này tại biển Đông.
Trong
nhiều năm, người đọc Việt Nam có thể truy cập tại đây các
thông tin mà chính phủ Việt Nam coi là "sai trái" về chủ quyền
tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khẳng định chủ quyền
Trong
một diễn biến liên quan, Việt Nam lại lên tiếng phản đối việc
mà Việt Nam cho là vi phạm chủ quyền của mình tại khu vực
biển Đông.
Hôm thứ Bảy 16/05, trả lời
câu hỏi về phản ứng trước việc lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại
một số vùng biển, trong có những khu vực thuộc biển Đông mà Việt Nam
tuyên bố chủ quyền, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói
"Việt Nam khẳngđịnh chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa".
"Mọi hành động của nước
ngoài đối với hai quần đảo này cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi
phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với
các khu vực này."
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 16/05 đến ngày 01/08/2009.
Ông
Lê Dũng cũng nói rằng trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và
lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, "Việt Nam cho rằng các bên liên
quan cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và
"Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), không có hành
động làm phức tạp thêm tình hình ở khu vực".
|