VietCatholic News (18 May 2009 14:40)
Khi bắt đầu nổ ra vụ bauxite Tây Nguyên cuối năm 2008 chúng ta tưởng
đơn giản đó chỉ là sự sai lầm thường thấy trong các chế độ độc tài
trong khi đề ra các chính sách, đảng và nhà nước không bao giờ thèm đếm
xỉa gì đến lợi ích quốc gia cũng như ý kiến người dân.
Thế
nhưng từ đó đến nay, nhất là kể từ khi cơn đại phản kháng bùng nổ dữ
dội suốt tháng qua, nhưng cho đến giờ phút này các lãnh đạo vẫn tỏ thái
độ ‘bình chân như vại’ dửng dưng với mọi ý kiến chống đối bất kẻ họ gồm
những ai uy tín ra sao, tình thế đã khiến nhiều người đang phải ‘điều
chỉnh’ lại cách nhìn về nó.
1. Trước tiên, thay vì tiếp tục
mỏi mòn trông đợi một “quyết định sáng suốt” từ lãnh đạo, chúng ta hoàn
toàn có quyền nghi ngờ “liệu có phải quyền quyết định ngưng khai thác
Bauxite đã chẳng còn thuộc về VN ta?”
Còn gì phũ phàng hơn
đối với người dân một quốc gia độc lập như VN mà lại phải nghe một câu
hỏi hoài nghi về năng lực của chính phủ mình nặng nề đến như vậy?
Nhưng
nếu nhớ lại thì mới cách nay chưa đầy 40 năm khi Nga tàu Mỹ chưa đồng
thuận với nhau, họ đã biến VN ta thành bãi chiến trường, dùng máu thịt
người Việt mình làm lá chắn bảo vệ dân chúng đất nước và cả cái ý thức
hệ mà họ đang đeo đuổi.
Đến lúc ‘mặc cả’ với nhau được rồi,
trong khi dân chúng miền Nam khốn đốn vì bị Mỹ bỏ rơi, thì miền Bắc lại
tiếp tục rơi vào giữa hai lằn đạn Nga Tàu. Rốt cục VN mình chẳng có
miền nào chiến thắng miền nào hết, mà chỉ có cuộc chiến Cambodge, biên
giới với TQ, sự sợ hãi, đói nghèo, hận thù v.v…. tất cả đã khiến cho
toàn thể dân tộc tiếp tục phải làm “kẻ bại trận” ít nhất là cho mãi đến
cuối thập niên 80.
Về chính trị, từ ngày đất nước được tiếng
là “thống nhất” đến nay là 34 năm, đã có không biết ty tỷ chữ “Độc Lập”
được treo khắp các cơ quan, trên đủ loại giấy tờ. Ấy vậy mà mới chỉ năm
2008 vừa qua khi em sinh viên Lê Minh Phiếu viết thư gởi chủ tịch UB
Olympic Quốc tế phản đối nhà cầm TQ lợi dụng việc quảng bá rước đuốc
thế vận hội đã cho tô đỏ cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trên
website của họ, em này liền bị TQ trừng phạt thẳng tay, bị từ chối
không cho chạm tay vào ngọn đuốc Olympic.
Càng đau đớn hơn khi
biết rằng sự việc trên lại diễn ra ngay giữa lòng Sàigòn, thành phố lớn
nhất nước rành rành là của VN chứ chẳng phải nơi nào mơ hồ, ấy vậy mà
nhà cầm quyền từng “đánh tan hai đế quốc sừng sỏ” mặc dù biết rõ đầu
đuôi câu chuyện, nhưng tất cả đều câm lặng trước cảnh một em công dân
sáng giá của mình bị phía TQ trù dập, bị bỏ rơi. Cuối cùng vì quá bất
mãn, tự ái dân tộc nổi lên Lê Minh Phiếu đã đề nghị được xuống xe dọc
đường lặng lẽ tự đi về nhà trên đường rước đuốc tối ngày 29/4/2008.
Nay
trước vấn nạn Bauxite cũng lại có dính dáng đến “đàn anh” TQ. Những ai
còn nhớ chuyện rước đuốc mà Lê Minh Phiếu từng gặp phải hơn một năm về
trước, tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa một nỗi nhục quốc thể lớn lao, hẳn
chẳng thể nào dám còn tin rằng nhà cầm quyền VN chúng ta có toàn quyền
quyết định việc khai thác bauxite, vì lợi lộc của nó đem lại cho TQ
chắc chắn không thể nhỏ hơn vụ Lê Minh Phiếu !
Cách nay 100
năm, khi bước sang thế kỷ 20 VN ta mặc dù cũng đã phải bắt đầu một thế
kỷ mới với nhiều loại “kẻ thù” Pháp, Nhật, Mỹ, Nga đang chờ đợi phí
atrước, nhưng xem chừng tình thế VN khi ấy cũng chưa đến nỗi hiểm nghèo
như bây giờ.
Bởi những “kẻ thù” trên chẳng ai ở cạnh chúng ta,
chủ nghĩa thực dân hay đế quốc cũng chỉ có thời, nên VN chưa đến nỗi
phải lâm vào cảnh “họa vô đơn chí” như với kẻ thù Bắc Kinh hiện nay, mà
ngoài lý do ở sát nách TQ, nguy hiểm hơn cả, chính là việc đảng Csvn đã
tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào cái quĩ đạo bay của Bắc Kinh tại
cuộc gặp cao cấp Việt Trung Thành Đô (Tứ Xuyên) tháng 9/1990, mà ông
chủ lớn đường bay nhất còn sót lại của chủ nghĩa cộng sản này từ lâu đã
có tiếng là ‘bá quyền’. [1]
Hậu quả nhãn tiền của việc hàng phục
này đã cho phép TQ thoải mái hợp thức pháp chuyện gậm nhấm dần đất nước
chúng ta mà chẳng phải cần mang tiếng là “đế quốc xâm lược sừng sỏ” như
Pháp, Nhật, Mỹ ở thế kỷ trước nữa.
Tham vọng bàng trướng của TQ
nay đang được Bắc Kinh cho lột xác để lộ rõ nguyên hình quỉ dữ ngoài
biển Đông bất chấp tất cả mọi luật lệ quốc tế, chính là căn cứ xác thực
nhất để chúng ta tin rằng thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cũng đã lọt vào
tay TQ. Một sự suy diễn hoàn toàn không phải là nói càn bừa, bởi có kẻ
gian tham nào nay còn đang rất muốn chiếm nốt túi bạc của nhà anh hàng
xóm mà hắn ta lại chịu bỏ qua việc cuỗm túi vàng, với kim cương của họ
khi đã có cơ hội trước đó?
Tiếng là “đồng minh” nhưng cái thế
của đảng Csvn hiện nay thực chất chỉ là kẻ sắp chết đuối vớ được cái
phao do chủ tàu Bắc Kinh quẳng xuống cho mượn sau khi cơn thủy chấn
Đông Âu nhấn chìm hết hơn 2/3 khối cộng sản đúng 20 năm về trước từng
khiến Hà Nội sợ sốt vó. Có sự lệ thuộc nào mà lại không phải trả bằng
cái giá của sự độc lập?
Bình thường bản năng sinh tồn đúng là
không cho phép bất cứ ai khi lâm vào cảnh chơi với giữa biển khơi dám
buông tay khỏi cái phao cứu sinh, trừ phi họ biết rằng chỉ có chết mới
cứu sống được thân nhân họ, như vô khối chuyện thương tâm về người Việt
vượt biên sau biến cố 30/4/1975.
2. Từ thực tế bế tắc của đảng Csvn hiện nay, câu hỏi thứ hai là “liệu đảng csvn có dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh không?”
Thật đáng buồn là cho đến nay vẫn chẳng ai thấy được chút ánh sáng nào ở cuối con đường hầm quan hệ VN-TQ dù chỉ là leo lét.
Trong
số các lý do khiến Csvn vẫn phải tiếp tục ‘bám váy’ TQ để nhận được sự
‘bảo kê’ về chính trị, không loại trừ có cả những mắc mứu thuộc vào
loại ‘thâm cung bí sử’ giữa từng cá nhân trong giới lãnh đạo ‘chóp bu’
Csvn với phía TQ và được giữ bí mật để dùng điều khiển họ.
Người
Tàu có tới những tam thập lục kế. Thời Hồ Chí Minh có lẽ do tinh thần
trọng vô sản còn mạnh nên ông Hồ mới chỉ bị vướng “mỹ nhân kế” có con
cùng một phụ nữa TQ suốt mấy chục năm dân VN hoàn toàn không hay biết
gì cho mãi đến gần đây. Còn nay giữa thời buổi thêm kim tiền ngự trị,
các ông như Mạnh, Dũng, Trọng liệu có còn được an toàn hay cũng đã bán
rẻ linh hồn cho Bắc Kinh?
+ Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây
tỏ ra rất “hờ hững” với vị bauxite nhưng sau chuyến công du Bắc Kinh
hồi cuối năm ngoái bỗng dưng nhanh chóng trở cờ mạnh miệng tuyên bố đó
là “chủ trương lớn” cho đến nay vẫn còn điều khó hiểu với nhiều người,
cho ta thấy mọi sự phức tạp và rối rắm đều có thể xảy ra trong mối quan
hệ giữa các lãnh đạo VN với TQ.
+ Áp lực của nó chắc hẳn không
hề nhỏ nên sau ngày ngộ ra chân lý “chủ trương lớn” ông thủ tướng đã tỏ
rõ sự ‘chai lỳ’ của mình trước công luận. Thậm chí bất chấp cả đạo lý
khi mới hôm trước 7/5 ông ta đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng” nhưng ngay hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã phủi ngay lời hứa ấy bằng một tuyên bố dõng dạc “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”.
+ Với ông Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ ra rất mâu thuẫn với chính mình bằng những lời lẽ hết sức ‘ba phải’:
“Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà
còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô
mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla” , thế nhưng lúc khác lại bảo “Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
+
Cuối cùng là sự im lặng của ông tổng bí thư họ Nông mới còn đáng ngại
hơn. Lẽ ra là người đầu tiên đặt bút ký ngay từ chuyến đi Băc Kinh năm
2001, nay chính ông này phải lên tiếng giải thích (hoặc ít ra cũng bằng
thông báo của bộ chính trị) với sự im lặng ấy không biết ông ta mới chỉ
mắc tội hèn hay đã thực sự trở thành thuộc hạ của Bắc Kinh, đang đại
diện họ để cai trị 87 triệu VN ta?
3. Vận nước mới đang đến rất gần !
Mặc
dù đảng csvn đang ra sức đè nén mọi nỗi bức xúc của dân chúng, nhưng
thực tế cho thấy cỗ xe bauxite chắc chắn khó mà có thể thể dừng lại.
Không thể dừng nhưng lại không thể nghiền nát dân tộc, thì kẻ nằm dưới
bánh xe lịch sử Bauxite chắc chắn không còn ai khác ngoài đảng Csvn.
Vì
suốt mấy chục năm qua nay chúng ta lại đang được chứng kiến một sự đồng
thuận lớn lao chưa từng có trong xã hội. Nhiều ngàn người đặc biệt là
giới trí thức, một số đảng viên, tướng lĩnh cùng hàng ngàn người dân
đang sẵn sàng chờ hiệu lệnh từ ai hoặc nhóm nhân sĩ nào đó đáng tin
cậy.
Gần đây trên trang Vietnambauxite.info chúng tôi có đọc
được Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời
hiệp thông [3] qua đó các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế
Hùng đã từ chối khéo lời mời hiệp thông của LM Lê Quang Uy DCCT. Mặc dù
chưa thể nhận lời đề nghị vì vài lý do nhưng qua lời lẽ nêu trong thư
“Thiết tưởng hai dòng người đang leo núi, tuy không cùng leo một lúc;
hai đoàn người đi làm từ thiện, tuy không cùng làm công tác tại một địa
chỉ; nhưng lúc nào những người leo núi và những người làm từ thiện cũng
nhớ tới nhau, như thế đối với họ và đối với chúng ta hẳn là đã đủ ấm
lòng.” Tuy nhiên ai đọc cũng dễ dàng nhận ra rằng điều kiện để
hình thành nên những khối liên minh đấu tranh như vậy luôn sẵn sàng
trong tầm tay của cả hai phía.
Hiện nay giáo hội công giáo và
nhóm trí thức bauxitevietnam.info đúng là không leo chung một con dốc
nhưng rất có thể một lúc nào đó không còn xa trong tương lai, chẳng hẹn
hò ‘rủ rê’ như vừa rồi mà lại cùng gặp nhau trên đỉnh núi cũng nên?
Dẫu
sao, vụ bauxite đang là cơ hội hiếm hoi để dân VN mình thử lại cái lòng
can đảm mà bà Dương Thu Hương từng bảo đã bị cạn kiệt sau ngày 30/4/75
khiến cho sợi thần kinh phản kháng của của dân tộc cũng đã bị bại liệt
hoàn toàn, nên chẳng còn ai dám đứng ra chống lại những điều chướng tai
gai mắt do đảng csvn lộng hành khắp nơi bấy lâu nay.
Cuối
cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng như nhận định của một blogger
viết “đảng Csvn đang tự đào hố chôn mình” [4] vì khởi sự một dự án hệ
trọng tầm cỡ quốc gia như vậy, nay lại lòi ra những sự bế tắc cho thấy
họ đã ‘bán đứng’ nó cho TQ từ lâu để rồi nay phải ‘trắng tay’ đứng nhìn
tình thế bị đẩy đưa mà chẳng có cách nào kiểm soát được tình hình như ý
muốn an dân được nữa.
Ghi chú:
[1] Hồi ký Trần Quang Cơ
(http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=236879&mpage=1&key=
|