Giáo
sư kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman, người đang tới thăm Việt Nam,
nhận định Việt Nam nên rất cẩn trọng khi mở cửa thu hút nguồn vốn nước
ngoài và cho rằng nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở các
thị trường mới nổi chính là sự sao lãng của chính phủ trong việc kiểm
soát dòng chảy của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
|
Giáo sư đoạt giải Nobel Paul Krugman |
Hãng
thông tấn Pháp trích lời giáo sư Paul Krugman nói rằng cuộc khủng hoảng
tài chính năm 1997 ở Châu Á cũng như cuộc khủng hoảng gần đây ở Đông âu
đều có nguyên nhân tương tự.
Trả lời phỏng vấn của các phóng
viên tại Hà Nội hôm thứ Sáu, giáo sư nói thêm rằng trong cả hai trường
hợp đều có hiện tượng một lượng lớn nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị
trường, một khối lượng tiền vay ngoại tệ với qui mô lớn, và chính phủ
đã đứng bên lề trong khi điều đó xảy ra. Họ đã chấp nhận điều đó.
Ông
nói thêm rằng điều cần cảnh báo đối với Việt Nam là nếu Việt Nam chạy
theo mốt đầu tư nước ngoài, thì đã đến lúc cần thực sự lo ngại.
Các
nền kinh tế ở trung và đông Âu đã bị thiệt hại nặng hồi cuối năm 2007,
phần lớn là do nhiều nước đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước
ngoài hoặc giá cả hàng hóa tăng quá cao.
Trong cuộc khủng
hoảng tài chính Châu Á vào những năm 1997 và 1998, Indonesia, Thailand
và Nam Triều Tiên đã vay rất nhiều tiền của Quĩ Tiền tệ Quốc tế để thúc
đẩy hoạt động tài chính khi các nhà đầu tư bán tháo tiền tệ.
Sau
cuộc gặp với các giới chức Việt Nam, giáo sư Krugman nói thêm rằng hầu
hết những nước đang phát triển, những nước đã gặp phải những khó khăn
nghiêm trọng thì đều do sự thiếu quan tâm của chính phủ và lẽ ra họ đã
phải có một chính sách tích cực hơn.
Ông Krugman nói rằng
Mexico và Argentina trước đây cũng đã từng hứng chịu những cuộc khủng
hoảng tài chính như vậy và điều này củng cố thêm cho nhận định của ông.
Giáo sư Krugman nói thêm rằng ông không thể đưa ra một trường
hợp đơn lẻ nào mà khi có một lượng nguồn vốn ồ ạt đổ vào thị trường lại
không kết thúc với một cuộc khủng hoảng ở một hình thức nào đó.