Ủy
ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đồng ý bổ sung Dự luật Quan hệ Quốc tế với
điều khoản kêu gọi Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách
các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), theo đề
nghị của dân biểu Liên bang Ed Royce.
Photo courtesy of Vietcatholic
Công an canh gác bên ngoài trong khi phái đoàn USCIRF gặp gỡ với các tu sĩ và giáo dân Thái Hà.
Nội dung, nguyên nhân, và
mục đích của đề nghị được bổ sung này như thế nào? Trà Mi hỏi thăm chính tác giả.
(Phần chuyển ngữ do Nguyễn An trình bày).
Dân biểu Ed Royce cho biết:
VN vẫn còn vi phạm tự do
tôn giáo
Dân biểu Ed Royce: Khoản bổ sung này trích từ dự luật mà tôi và dân biểu liên bang Joseph
Ánh Cao giới thiệu, đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách
các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC. Nguyên nhân của đề
nghị này xuất phát từ các vi phạm của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tự do
tôn giáo.
Nguyên nhân của đề nghị
này xuất phát từ các vi phạm của chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực tự do tôn
giáo.
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ
Ed Royce
Trà Mi: Việc Việt Nam bị liệt kê vào danh sách CPC
tác động gì đối với chính quyền cũng như với nhân dân Việt Nam, thưa ông?
Dân biểu Ed Royce: Nhiều năm qua kể từ 1999, Mỹ bắt đầu tiến hành liệt kê những quốc gia
có vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng vào danh sách CPC. Khi Việt Nam có tên
trong danh sách này hồi năm 2004, chính phủ HN đã bị một áp lực rất lớn mà thực
tế là chúng ta đã thấy vài thay đổi. Vài nhân vật tôn giáo và bất đồng chính kiến
được phóng thích. Họ có phần nhẹ tay với những chính sách giới hạn hà khắc đối
với tôn giáo. Thế nhưng kể từ khi được bỏ tên ra khỏi danh sách CPC năm 2006,
nhà nước Việt Nam lại bắt đầu những chiến dịch đàn áp nhân quyền tệ hại nhất
trong vòng hai thập niên qua, theo đánh giá của Tổ chức Giám sát nhân quyền quốc
tế. Cụ thể, nhìn vào thực tế Việt Nam hiện nay, các tổ chức tôn giáo ngoài nhà
nước đều bị chính quyền sách nhiễu. Hàng chục trường hợp bị cầm tù vì niềm tin
tôn giáo, vô số bị gây khó khăn hoặc bị đánh đập. Vì vậy, Ủy ban Quan hệ đối
ngoại Hạ viện chúng tôi thông qua khoản bổ sung này, đồng ý đưa Việt Nam trở lại
danh sách CPC.
Khi Việt Nam có tên trong
danh sách này hồi năm 2004, chính phủ HN đã bị một áp lực rất lớn mà thực tế là
chúng ta đã thấy vài thay đổi… Thế nhưng kể từ khi được bỏ tên ra khỏi danh
sách CPC năm 2006, nhà nước Việt Nam lại bắt đầu những chiến dịch đàn áp nhân
quyền tệ hại nhất trong vòng hai thập niên qua…
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ
Ed Royce
Trà Mi: Có nhiều tranh cãi xung quanh việc đưa Việt
Nam trở lại danh sách CPC, ông thuyết phục mọi người nhất trí với luận điểm của
ông bằng cách nào?
Dân biểu Ed Royce: Chính Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế quan sát tình hình tại
Việt Nam và đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ, cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt
Nam trở lại danh sách CPC. Hiện nay tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị quấy
nhiễu rất nhiều. Nhiều người bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo, bị đánh đập và bị
sách nhiễu. Nếu Việt Nam bị liệt trở lại vào danh sách CPC mà đem lại những kết
quả khả quan như đã từng thấy trong quá khứ thì chúng ta nên làm như thế. Chúng
tôi làm điều này đơn giản chỉ vì tính chất vi phạm của chính phủ Việt Nam. Có
trên 600 cơ sở tôn giáo không được nhà nước công nhận hợp pháp, mà ngược lại
còn bị sách nhiễu đủ cách từ bắt bớ đến đập phá. Có 355 tín đồ Tin Lành hiện vẫn
còn bị giam cầm. Ngoài ra, Hà Nội vẫn tiếp tục sách nhiễu các tín đồ Công giáo
đòi hỏi đất đai nhà nước tịch thu của Giáo Hội. Kế đó là tình trạng của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trong năm qua, nhà sư Thích Trí Khải bị bắt cho
tới giờ chưa ai biết tông tích ông ta ở đâu. Những tín hữu Tin lành vẫn liên tục
bị giam giữ. Thậm chí có trường hợp còn bị đánh chết trong lúc bị tù đày. Hai
năm đổ lại đây, những người thẳng thắn chỉ trích nhà nước về vi phạm nhân quyền
và tự do tôn giáo liên tục bị bắt giam. Đó là những điều khiến chúng tôi quan
tâm. Đã đến lúc cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là Hoa Kỳ cần phải đưa Việt Nam
trở lại danh sách CPC.
Trà Mi: Trước khi dự luật này trở nên có hiệu lực,
quy trình sắp tới sẽ gồm các bước như thế nào?
Dân biểu Ed Royce: Sau khi được sự đồng thuận của Ủy ban Quan hệ đối ngoại Hạ viện, dự luật
này sẽ được Hạ Viện thông qua rồi đưa lên Thựơng Viện. Sau đó, chúng tôi sẽ họp
bàn thống nhất giữa phiên bản của Hạ viện và phiên bản của Thượng viện. Khi đôi
bên nhất trí các điểm, chúng tôi sẽ đệ trình dự luật này lên Tổng thống.
Chúng tôi không đề cập đến
những chuyện cũ, mặc chúng tôi biết có những trường hợp bị cầm tù đến mấy chục
năm. Chúng tôi đề cập đến những trường hợp đang xảy ra hiện nay, trong năm nay,
mà con số không phải là ít.
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ
Ed Royce
Trà Mi: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với đài RFA
chúng tôi, Phó trưởng Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ
không nên nhìn những cá biệt mà nhìn vào sự vận động toàn cục của tôn giáo Việt
Nam cũng như không nêu lên những chuyện đã cũ như vấn đề của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất hay vấn đề Hòa Hảo..v..v. Ý kiến ông như thế nào, thưa ông?
Dân biểu Ed Royce: Việc này liên quan đến cả trăm trường hợp mà chúng tôi ghi nhận. Những
bức ảnh mà tôi trưng ra tại buổi điều trần ở Quốc hội cho thấy mục sư bị đánh đập,
chỗ thờ tự bị đập phá. Việc chúng tôi quan tâm không chỉ liên quan đến các trường
hợp bức hại, ngược đãi đối với tín đồ đạo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thống nhất, mà đó là hiện trạng mà tất cả các niềm tin tôn
giáo đều bị chính quyền Việt Nam can thiệp cản trở. Điều này cho thấy tại Việt
Nam không có quyền tự do tôn giáo căn bản. Chúng tôi không đề cập đến những chuyện
cũ, mặc chúng tôi biết có những trường hợp bị cầm tù đến mấy chục năm. Chúng
tôi đề cập đến những trường hợp đang xảy ra hiện nay, trong năm nay, mà con số
không phải là ít. Đó là lý do vì sao chúng tôi quan tâm đến tự do tôn giáo tại
Việt Nam.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Ed Royce đã
dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce là một trong những
nhân vật cổ súy mạnh mẽ cho nhân quyền Việt Nam.