Thứ Hai, 2024-11-25, 2:04 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 25 » Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận trong khi nông dân hưởng lợi không đáng kể
7:17 AM
Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận trong khi nông dân hưởng lợi không đáng kể
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2009-05-24

Hiệp Hội Lương Thực đạt siêu lợi nhuận sau khi giới hạn các hợp đồng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long mới vui vụ đông xuân trúng mùa được giá, lại bắt đầu lo lắng lúa hè thu và thu đông sẽ rất khó tiêu thụ, theo dự báo của nhiều doanh nghiệp.

AFP photo

Nông dân là người luôn chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Nam Nguyên trình bày vấn đề này:

Báo chí gần đây phanh phui nhiều góc tối trong hoạt động điều hành xuất gạo, đem lại siêu lợi nhuận cho một số thành viên của Hiệp Hội Lương Thực VN. Nông dân hưởng lợi không đáng kể, khi chia đều lợi tức các vụ mùa cho 12 tháng quanh năm.

“Giá lúa bây giờ bấp bênh lắm, nông dân có ruộng thì làm chứ không thấy phấn khởi.”

Ngừng xuất khẩu để mua gạo với giá mong muốn

Mỗi lần Hiệp Hội Lương Thực VN kiến nghị chính phủ tạm ngừng xuất khẩu gạo, hoặc dùng thủ tục hành chánh về qui định đăng ký hợp đồng để thực tế áp đặt doanh nghiệp ngừng xuất khẩu, đều làm cho giá lúa gạo giảm và doanh nghiệp xuất khẩu có thể mua gạo với giá mong muốn và đạt siêu lợi nhuận.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận định về những bất cập trong hoạt động xuất khẩu gạo:

Nhưng ở đây Hiệp Hội lại đứng ra ký hợp đồng, đứng ra buôn bán, chuyện này là sai về tổ chức chức năng nhiệm vụ. Nếu đã sai như vậy, có lúc có quyền trong tay người ta sẽ tìm cách tận dụng quyền đó thành ra ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng viện lúa vùng ĐBSCL

Hiệp Hội Lương Thực cũng có chức năng nhiệm vụ của nó, hiện nay ông này nắm nhiều quyền lực quá, báo chí ở VN nói ông này lạm quyền. Nghĩa là có những chức năng không ai phân công cho ông này, Hiệp Hội là chỉ để giúp đỡ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, rồi hỗ trợ vấn đề dự đoán dự báo giá cả, lúc nào buôn bán được hỗ trợ người ta. Nhưng ở đây Hiệp Hội lại đứng ra ký hợp đồng, đứng ra buôn bán, chuyện này là sai về tổ chức chức năng nhiệm vụ. Nếu đã sai như vậy, có lúc có quyền trong tay người ta sẽ tìm cách tận dụng quyền đó thành ra ảnh hưởng tới nhiều vấn đề khác.”

Theo các thông tin chính thức, sau khi đóng khung lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm là 3 triệu 600 ngàn tấn ngay từ tháng 2 đầu năm, ngày 21/2/2009 Hiệp Hội quyết định ngừng nhận đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, làm kẹt 340 ngàn tấn gạo các doanh nghiệp đã ký bán nhưng chưa kịp đăng ký. Mãi đến đầu tháng 5 chủ tịch Hiệp Hội Lương Thực VN Trương Thanh Phong mới giải tỏa biện pháp ngăn chặn, sau khi các doanh nghiệp kiện lên Thủ tướng. Từ đó mới có số liệu 4 tháng đầu năm đã ký hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn. Khi được hỏi sự kiện các doanh nghiệp mất cơ hội bán hàng có thể trở ngại kế hoạch xuất khẩu trọn năm 2009 hay không. Ông Trương Thanh Phong đáp:

“Không có gì trở ngại vì hợp đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã có 4 triệu tấn rồi, còn có hơn 1 triệu tấn nữa thì cũng không có vấn đề gì.”

Siêu lợi nhuận so với mức lời 30% của nông dân

Trên thực tế khi có lệnh ngừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu, thị trường lúa gạo giảm nhiệt, các doanh nghiệp mua được gạo xuất khẩu với giá có lợi nhuận rất cao. Khi tổng kết lượng gạo thực tế xuất khẩu từ đầu năm tới ngày 12/5 đạt 2 triệu 500 ngàn tấn, Hiệp Hội Lương Thực VN công bố trị giá của lượng gạo vừa nói đạt gần 1 tỷ USD, giá gạo xuất khẩu đạt trung bình 407 USD/tấn. Với mức giá này Tổng công ty lương thực miền Nam đạt lợi nhuận rất cao, theo tính toán của doanh nhân lúa gạo Trần Bảo Toàn, giám đốc công ty Thanh Lịch tỉnh Đồng Tháp, được báo Kinh Tế Nông Thôn đưa lên mạng ngày 20/5. Vụ đông xuân vừa qua nông dân bán được lúa hạt tròn với giá trung bình 4.000đ/kg trong khi doanh nghiệp xuất khẩu bán với giá 7.200 đ/kg gạo, nếu giá gạo hạt tròn nguyên liệu khoảng từ 5.000đ tới 5.300đ thì thấy rõ ngay cả trong giai đoạn giá cả ổn định nhà xuất khẩu cũng đạt mức lãi khá lớn.

Doanh nhân Trần BảoToàn còn tính toán là năm 2008, khi cơn sốt gạo xảy ra, Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam đã đạt lợi nhuận trung bình từ 6.000đ tới 10.000đ/kg gạo. Có thể gọi đó là siêu lợi nhuận so với mức lời 30% giá thành của nông dân.

Doanh nhân Trần BảoToàn còn tính toán là năm 2008, khi cơn sốt gạo xảy ra, Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam đã đạt lợi nhuận trung bình từ 6.000đ tới 10.000đ/kg gạo. Có thể gọi đó là siêu lợi nhuận so với mức lời 30% giá thành của nông dân.

Nguy cơ vụ hè thu 2008

Nếu phân tích số liệu được công bố, trong tổng lượng gạo thực xuất 2 triệu 500 ngàn tấn từ đầu năm đến nay, lượng gạo tồn kho năm 2008 chuyển qua khoảng 800 ngàn tấn. Như vậy có thể thấy rõ gạo của vụ đông xuân chưa xuất khẩu hết, lượng tồn kho ở các doanh nghiệp và trong nhà dân có thể lên tới 1 triệu 600 ngàn tấn, theo ước tính của một số doanh nghiệp cung ứng gạo được báo chí trích thuật. Bộ NN-PTNT dự báo lượng gạo hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của vụ hè thu 2009 sẽ đạt trên 2 triệu tấn. Dự báo lượng lúa hè thu và thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể đạt 10 triệu tấn lúa xay được 7 triệu tấn gạo lức.

Mới đây, Hiệp Hội Lương Thực VN đề xuất chính phủ tăng hạn mức xuất khẩu gạo lên 5 triệu 200 ngàn tấn trọn năm 2009. Dù tăng vậy nhưng từ đây đến cuối năm lượng lúa gạo thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long rất cao, sau khi trừ phần tiêu dùng nội địa, làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có thể còn tới 4 triệu tấn. Với khuynh hướng giá gạo thế giới đang giảm, do có nhiều nước mở cửa kho tham gia thị trường như Thái Lan, Ấn Độ. Không thể nói nguy cơ vụ hè thu 2008 tái diễn là không có cơ sở.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 863 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0