Đảng Cộng sản Việt Nam đang thể hiện những
dấu hiệu rõ ràng về sự phân hóa trong nội bộ thành hai phe, ít nhất là ở vấn đề
Bauxite. Lần đầu tiên trong lịch sử của ĐCS VN có một cấp thứ trưởng (không phải
ủy viên trung ương) dám đăng đàn bày tỏ những ý kiến xúc phạm lại một kết luận
của Bộ chính trị (1) và lần đầu tiên một số đại biểu Quốc hội (cũng không phải
ủy viên trung ương) dám lên tiếng phản lại ý kiến của một ủy viên trung ương giữ
vị trí chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội(2). Trong một cơ cấu chính trị chặt chẽ theo
nguyên tắc cá nhân đảng viên không được phản đối lại cấp trên hoặc không được
bàn luận ngược lại ý kiến của tập thể (nguyên tắc này được ẩn dưới tên gọi mỹ
miều là tập trung dân chủ), sẽ không thể có cá nhân nào dám mạo hiểm vi phạm
(trừ khi chấp nhận mất hết quyền lợi) nếu phía sau không có một lực lượng đủ uy
lực đảm bảo.
Về lý thuyết, bất cứ một tổ chức chặt chẽ,
độc đoán đến đâu cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ phân hóa, chia rẽ, thậm chí tan rã.
Bởi bản chất của cá nhân là luôn khác biệt với các cá nhân khác. Và đặc biệt khi
một tổ chức lấy triết lý áp đặt hoặc lấy những quyền lợi bất chính để gắn kết
các cá nhân với nhau thì tổ chức đó càng có nguy cơ tan rã và tan rã một cách bi
kịch. Nhìn lại lịch sử hiện đại, chúng ta cũng có thể thấy các chế độ độc tài
như Napoleon, Hitler, Liên Bang Xô Viết đều chỉ tồn tại rất ngắn và khi tan rã
luôn là bi kịch lớn. Trong khi các chế độ theo xu hướng dân chủ luôn vận động để
điều chỉnh, phát triển. Các chế độ toàn trị độc đảng như Trung Quốc hay Việt
Nam bản thân nó cũng đã phải tự điều chỉnh, giảm tính áp đặt với đảng viên và
không còn giữ mức độ trấn áp dân chúng như trước kia nhằm kéo dài sự tồn tại.
Nhưng bản chất độc đoán của các chế độ này vẫn chưa thay đổi, do đó nguy cơ phân
hóa, tan rã của nó vẫn luôn thường trực để chờ cơ hội bùng nổ. Vấn đề sai lầm
chính là người dân ở các chế độ độc đảng, độc tài luôn bị một cảm giác vô vọng
bao phủ nên sinh ra cảm giác sai lầm rằng các chế độ phi dân chủ đó hết sức vững
chãi.
Do đó, dưới mọi góc độ, ĐCS VN sẽ phân hóa và
thậm chí tan rã là tất yếu, đặc biệt vào giai đoạn hiện nay khi nhân sự của ĐCS
VN không có một cá nhân nào đủ khả năng để duy trì sự thống nhất và lại đang đối
diện với một sai lầm nghiêm trọng của một vài cá nhân khi chấp nhận để Trung
Quốc kiểm soát vùng Tây Nguyên (bằng hình thức khai thác Bauxite).
Nhưng người dân chúng ta không nên vui mừng.
Bởi nếu người dân hay xã hội không chuẩn bị đủ tri thức và cả sự sẵn sàng phải
trả một phí tổn nào đó để có một mô hình chính trị tiến bộ hơn thì ngay cả khi
hôm nay ĐCS VN giải tán, nhưng ngày mai người dân vẫn có thể tiếp tục phải phục
vụ cho một hệ thống « đày tớ » độc đoán khác.
Do đó ý thức cần thiết nhất của người dân là
cần phải chủ động thúc đẩy, chuẩn bị cho xã hội có bước chuyển sang một mô hình
chính trị tiến bộ (dân chủ tự do). Còn thái độ trông chờ vào sự phân hóa, tan rã
của ĐCS VN hay thái độ vô vọng đều là sai lầm.
(1)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090502_bocongthuong_bauxite.shtml
http://bauxitevietnam.info/ykien/090428_khongthuocbai.htm
(2)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848292/
http://doi-thoai.com/baimoi0509_279.html
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848979/
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848857/
|