Thứ Tư, 2024-12-04, 3:10 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 26 » Vị bộ trưởng hại nước, hại dân
2:24 PM
Vị bộ trưởng hại nước, hại dân
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ Lao động không cấp phép cho lao động nước ngoài...
VNN- Bên hành lang QH sáng 25/5, Bộ trưởng LĐ - TB - XH Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận lao động nước ngoài ở Việt Nam là thực tế có thực nhưng Bộ vẫn còn chờ báo cáo để nắm được con số. Không thể cấm họ vào, VN cần tính biện pháp để quản lý, bằng luật và trách nhiệm của cơ quan nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: XL

Nắm tình hình chậm
Thủ tướng đã giao Bộ LĐ-TB-XH rà soát tình hình lao động nước ngoài ở một số địa phương và báo cáo Thủ tướng trước ngày 31/5. Thời hạn đang đến gần, quá trình rà soát đã thực hiện đến đâu, thưa Bộ trưởng?
Việc lao động nước ngoài có mặt ở VN là điều có thực. Nhưng để nói chính xác mấy ngàn lao động nước ngoài thì phải đợi để kiểm tra thống kê lao động giữa các địa phương. Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.
Nhưng rõ ràng, những người này qua VN lao động trước hết bằng con đường du lịch, chưa được ai cấp phép sang VN lao động. Họ sang làm việc ở những dự án mà nhà thầu nước ngoài trúng thầu ở VN. Đó là thực tế có thực. Vấn đề là quản nhóm này như thế nào.
Hiện nay, địa phương, các bộ, ngành, kể cả ngành công an: quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; lao động: quản lý nhà nước về lao động; chính quyền địa phương, chủ đầu tư công trình có nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải làm việc để nắm con số lao động nước ngoài, số người cần làm thủ tục xin phép để quản lí theo luật VN.
Trong thời buổi hội nhập, chúng ta không thể khóa cửa, cấm cho bất cứ người nào vào làm việc tại VN. Tuy nhiên, người nào vào VN làm việc phải đúng pháp luật của VN.
Ví dụ, ở trình độ nào. Công trình này cần kĩ sư hay công nhân tay nghề bậc cao, nếu đạt trình độ đó thì anh được làm việc tại VN. Khi làm việc ở VN trên 3 tháng thì phải xin phép và xin phép ở đâu thì chỉ làm ở đó.
Quy định của pháp luật VN cũng khá chặt chẽ. Nhưng khi đi vào thực hiện, khi những người công nhân nước ngoài vào làm việc ở từng công trình, từng địa phương thì việc nắm tình hình để quản lý của ta không kịp thời, khá chậm.
Nghĩa là một giai đoạn, chúng ta đã buông lỏng quản lý lao động nước ngoài?
Nói về quản lý nhà nước, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan phụ trách. Nhưng Bộ LĐ-TB-XH không cấp phép cho ai vào VN, mà phải là cơ quan xuất nhập cảnh. Người ta vào với mục đích gì đều ghi trong giấy tờ xuất nhập cảnh: du lịch, thăm thân...
Nhưng vào tới VN rồi, người ta lại đi làm những công việc cụ thể ở các công trình. Tới chừng đó, địa phương, nơi có công trình, dự án đầu tư, và chủ đầu tư phải lập tức thống kê, báo cáo cho chính quyền địa phương biết là chúng tôi có bao nhiêu người, những đối tượng nào cần đăng kí để quản lý lao động. Đó là quy trình đúng luật của ta.
Về mặt luật pháp đầy đủ. Nhưng trong tổ chức thực hiện, có nơi này nơi khác, công trình này, công trình kia, người sử dụng lao động chưa tuân thủ đúng các quy định.
Công nhân Trung Quốc trên công trường khai thác bô-xít Tân Rai, Lâm Đồng. Ảnh: Sài Gòn Tiếp Thị

Nhận trách nhiệm chung chung thì không sửa được
Như vậy trách nhiệm thuộc về chủ sử dụng lao động, không phải cơ quan quản lý nhà nước về lao động?
Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về lao động từ trung ương tới địa phương. Người ta nói trách nhiệm thuộc Bộ LĐ-TB-XH là không sai, nhưng rõ ràng khi phân tích rõ ra như thế, trách nhiệm của từng cơ quan ở mức độ nào thì phải được đặt ra một cách khách quan, từ đó mới tìm ra đang cần sửa chỗ nào.
Nếu nói chung chung, nhận trách nhiệm chung chung thì không bao giờ sửa được.
Nếu tôi nhận trách nhiệm chung chung rằng đó là trách nhiệm của tôi, thì làm sao tôi sửa được, vì tôi không cấp giấy phép cho họ vào VN. Người ta vào đây không đăng kí với tôi, thành ra, đã nhận trách nhiệm thì phải nhận hết sức.
Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý lao động, thì chỉ rõ Nhà nước là ai, ở trung ương là bộ nào, cơ quan nào, ở địa phương là cấp chính quyền nào. Nếu giá trị đầu tư ở mức độ nào thì phải báo cáo chính quyền địa phương cấp tỉnh, hay chỉ cấp huyện thôi. Rồi trách nhiệm của chủ đầu tư. Làm như thế thì mới ra được.
Chỉ mời công nhân kỹ thuật, chuyên gia
Quan điểm của bà với vấn đề sử dụng lao động nước ngoài tại VN như thế nào?
Chúng ta cho họ vào làm việc, nhưng những công trình chỉ dùng lao động thủ công thì không cần. Ta chỉ mời công nhân kĩ thuật, chuyên gia vào và vào rồi thì anh phải đăng kí theo đúng quy định của pháp luật và được cấp phép lao động ở VN.
Vấn đề là phải giải quyết việc họ vào không đúng luật ở VN.
Theo bà, cần sửa gì để quản lý lao động nước ngoài làm việc ở VN?
Trước hết, phải rà soát pháp luật xem chỗ nào sơ hở gì. Có luật rồi nhưng đã chặt chẽ chưa.
Thứ hai là trách nhiệm. Ở đây có vấn đề trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
Hoàng Phương ghi
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 745 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 14
Khách: 14
Thành Viên: 0