Chủ Nhật, 2024-11-24, 10:18 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Năm » 27 » Kế họach đào tạo lao động đi nước ngoài (phần 1)
3:15 PM
Kế họach đào tạo lao động đi nước ngoài (phần 1)
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-05-26

Theo một quyết định mới đây của chính phủ Việt Nam, từ nay đến năm 2020 nhà nước sẽ đầu tư gần 5000 tỷ đồng để huấn luyện người lao động tại những huyện nghèo nhất nước đi làm việc ở nước ngoài.

AFP photo

Một lớp dạy nghề thêu may ở nông thôn

Mặc Lâm có bài tường trình vấn đề này qua loạt bài có nội dung liên quan. Bài thứ nhất nói về phương pháp huấn luyện liệu có tránh được vết xe cũ hay không, mời quý vị theo dõi.

Sử dụng gói kích cầu 

Trước tình hình lao động làm việc nước ngoài thiếu khả năng chuyên môn lẫn khả năng hội nhập với nơi làm việc, hơn nữa trong lúc kinh tế suy thoái hiện nay, lao động thiếu việc làm ngày càng nhiều, nhất là khu vực nông thôn, đã khiến chính phủ chú ý tới việc sử dụng gói kích cầu để cải thiện tình trạng này.

Tình hình lao động làm việc nước ngoài thiếu khả năng chuyên môn lẫn khả năng hội nhập với nơi làm việc, hơn nữa trong lúc kinh tế suy thoái hiện nay, lao động thiếu việc làm ngày càng nhiều, nhất là khu vực nông thôn, đã khiến chính phủ chú ý tới việc sử dụng gói kích cầu để cải thiện tình trạng này.

Trong một quyết định mới đây chính phủ đã đưa ra dự án khuyến khích người lao động nông thôn tham gia công tác huấn luyện kỹ năng cũng như các yêu cầu căn bản mà người đi lao động nước ngoài cần có.

Đặc biệt chương trình này nhắm đối tượng là người lao động nghèo tại nông thôn và vùng sâu vùng xa, trong đó có cả người dân tộc ít người. Chương trình huấn luyện này miễn phí và trước mắt sẽ giúp hàng trăm ngàn người bước chân vào thị trường lao động nước ngoài với số vốn kiến thức tối thiểu trong những vấn đề thiết yếu mà người lao động cần biết.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục Trưởng Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài, cho biết :

- "Vâng. Cái nội dung cơ bản nhất là hỗ trợ cho họ về đào tạo, tức là cho những người nào muốn đi làm việc ở nước ngoài nhưng mà chưa đủ điều kiện về văn hoá, thì có thể sẽ được đào tạo về văn hoá để đủ trình độ văn hoá, sau đó là được  đào tạo nghề để cho họ đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu lao động ngoài nước để họ có thể đi lao động ở nước ngoài."

Chương trình huấn luyện này miễn phí và trước mắt sẽ giúp hàng trăm ngàn người bước chân vào thị trường lao động nước ngoài với số vốn kiến thức tối thiểu

Với người lao động việc cần thiết nhất là hiểu biết ngôn ngữ giao tiếp cũng như nền văn hóa địa phưong nơi họ làm việc. Đối với yêu cầu này chính phủ sẽ huấn luyện họ như thế nào để vừa rút ngắn thời gian vừa đưa đủ thông tin cần thiết cho họ?

Chính sách và phương pháp huấn luyện

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện Trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Thôn, lại lo ngại ở một lĩnh vực khác đó là yếu tố ỷ lại của người nông dân. Ông nói :

- "Người mà đến học thì cũng là vì tiền này là tiền nhà nước trợ cấp cho nên họ không có nhiệt tình, chất lượng học tập không gắn vào với tiền bỏ ra. Cách thứ hai tức là cho tiền như là tín dụng để người dân có thể vay tiền đi học được. Cái này có tốt hơn, rất là phù hợp đối với học sinh đi học đại học hoặc là cao đẳng hay học nghề hơn là người nông dân đi học lớp ngăn hạn."

Người mà đến học thì cũng là vì tiền này là tiền nhà nước trợ cấp cho nên họ không có nhiệt tình, chất lượng học tập không gắn vào với tiền bỏ ra. Cách thứ hai tức là cho tiền như là tín dụng để người dân có thể vay tiền đi học được. Cái này có tốt hơn
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn

Người nông dân vốn quen với công việc đồng áng ngoài trời hơn là những kỷ luật bó buộc mà bất cứ xí nghiệp nào cũng đòi hỏi, do đó chuẩn bị tâm lý cho họ là một yếu tố cần thiết trước khi gửi những người chất phác này ra một thế giới bên ngoài Việt Nam. Giáo sư Tương Lai cho biết ý kiến của ông :

- "Cái vấn đề luyện cho người nông dân cái nghề mới như thế nào, tập cho họ một thói quen mới trong đời sống đô thị như thế nào, đấy là hàng loạt những vấn đề xã hội mà ta cần nghiên cứu."

Chính sách dạy nghề cho người nông dân là cần thiết, tuy nhiên để tránh việc phí phạm, chính phủ cần có những kế hoạch đồng bộ áp dụng hiệu quả. Những người được huấn luyện cần có những công việc thích hợp nếu họ không được cơ hội đi lao động nước ngoài.

Các doanh nghiệp nội địa sẽ sử dụng những người này trong xí nghiệp của họ, là phương án tốt nhất mà chương trình có thể nhắm tới.

Chính phủ cần có những kế hoạch đồng bộ áp dụng hiệu quả. Những người được huấn luyện cần có những công việc thích hợp nếu họ không được cơ hội đi lao động nước ngoài.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên cố vấn chiến lược cho Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, cho biết ý kiến của ông :

- "Thì cái chủ trương là đầu tư để nâng cấp nguồn nhân lực ở nông thôn. Đào tạo nghề là một chủ trương cơ bản và đứng đắn. Vấn đề ở đây là thầy nào, chương trình nào, và cách tổ chức như thế nào, thì tôi nhất trí là tránh cái cách làm theo kiểu phong trào và nóng vội, và kém hiệu quả.

Gần đây dư luận trong nước cũng đã lưu ý là phải chuẩn bị thật là tốt và làm việc một cách có tính chuyên nghiệp chứ không nên làm việc theo cách phong trào."

Dư luận cho rằng trong lúc phác thảo kế hoạch dạy nghề cho người lao động làm việc tại nước ngoài, Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội cần tham khảo cặn kẽ kinh nghiệm của những người đã từng tham gia trực tiếp, hơn là trên các báo cáo của tham tán thương mại hay tòa đại sứ.

Kinh nghiệm cho thấy các cơ quan này không theo dõi chặt chẽ tình hình thực tế của người lao động do đó tính chủ quan là điều khó tránh khỏi.

Trong kỳ phát thanh tới Mặc Lâm sẽ tiếp tục tường trình vấn đề này qua nội dung chương trình áp dụng đối với người dân tộc thiểu số cũng như việc huấn luyện có thể thất bại từ những lý do nào, mời quý vị đón theo dõi.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 931 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0